Làm thế nào nhận thức và vận dụng trí tuệ Á Đông (Phần 5)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lấy hai công trình thủy lợi nổi tiếng cổ kim làm ví dụ: Công trình thủy lợi trứ danh lưu lại từ thời cổ đến nay là công trình đập Đô Giang, công trình thủy lợi hiện đại lớn nhất hiện nay là công trình Tam Hiệp, nay đem so sánh, phân cao thấp giữa trí lực của ĐCSTQ và trí tuệ văn hóa truyền thống của người xưa…

Xem lại Phần 4

Đập Đô Giang

Đập Đô Giang nằm ở thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, tọa lạc trên sông Dân Giang phía Tây bình nguyên Thành Đô, do cha con Lý Băng triều Tần kiến tạo, đến nay đã hơn hai ngàn năm, là công trình thủy lợi lâu đời nhất trên thế giới, là duy nhất lưu tồn, đặc trưng dẫn nước không dùng đê bao.

Bình nguyên Thành Đô được gọi là “Thiên phủ chi quốc”, nhưng trước khi kiến tạo đập Đô Giang lại là nơi hạn hán khô cằn nghiêm trọng.

Dân Giang là nhánh sông có lưu lượng dòng chảy lớn nhất của sông Trường Giang, nước Dân Giang lên xuống rất mau, thế nước chảy xiết. Dân Giang xuất tự mạch núi, từ bên bình nguyên phía Tây Thành Đô chảy hướng phía Nam, là dòng sông treo trên đất, mà treo theo cách rất đặc biệt. Toàn bộ địa thế của bình nguyên Thành Đô từ sơn khẩu Ngọc Lũy Sơn Dân Giang, nghiêng dốc xuống Đông Nam, độ dốc rất lớn, đập Đô Giang có độ cao chênh lệch với Thành Đô là 273 mét. Thời cổ đại, mỗi khi Dân Giang hồng thủy ngập tràn, thì bình nguyên Thành Đô cũng nước lớn mênh mông, khi gặp hạn hán thì ngàn dặm trần trụi, không chút thu hoạch.

Công trình đập Đô Giang lấy dẫn thủy tưới tiêu làm chủ, đồng thời phòng hồng thủy, rửa trôi, còn là đường giao thông, kết hợp cung cấp nước cho thành thị. Sau khi đập Đô Giang được kiến tạo xong, bình nguyên Thành Đô mới dần dần trở thành “Thiên phủ chi quốc” (Tạm dịch: Phủ nhà Trời).

Công trình đập Đô Giang phân làm hai hệ thống lớn, đầu đập và mạng tưới tiêu. Phần đầu đập lại do ba bộ phận lớn tổ thành: Bảo Bình Khẩu, Ngư Chủy, đập Phi Sa, hãy phân tích trí tuệ của cổ nhân từ 3 bộ phận này.

Trải qua 2200 năm, công trình trị thủy Đô Giang Yến vẫn đang hoạt động và đem lại lợi ích cho người dân Trung Quốc.
Trải qua 2200 năm, công trình trị thủy Đô Giang Yến vẫn đang hoạt động và đem lại lợi ích cho người dân Trung Quốc. (Wikipedia)

1. Bảo Bình Khẩu (công trình dẫn nước)

Sông Dân Giang bắt nguồn từ mạch Dân Sơn, đập Đô Giang phân Dân Giang làm hai, phân thành hai phần trong, ngoài. Phía Tây là bên ngoài sông (Ngoại giang), cũng là sông chính, phía Đông là bên trong (Nội giang), dùng cho phân lũ, tưới tiêu cho dân.

Lý Băng chỉ huy dân chúng đục thông một chỗ ở phần kéo dài trên vách đá của Ngọc Lũy Sơn, hình giống cái bình, nên gọi là Bảo Bình Khẩu (Tạm dịch: miệng bình quý).

Bảo Bình Khẩu cách đập Phi Sa phía dưới 120 mét, có công dụng tiết chế dòng chảy lớn nhỏ, là yết hầu khống chế lượng nước chảy vào Nội giang.

Nước Nội giang chảy qua Bảo Bình Khẩu, tưới mát cho nông nghiệp khắp bình nguyên Thành Đô; Khi mùa lũ, nước Nội giang dâng cao vượt qua đập Phi Sa chảy vào Ngoại giang mà thoát đi, thêm nữa lưu lượng được Bảo Bình Khẩu ước thúc nên có tác dụng chống lũ. Nước Nội Giang chảy qua Bảo Bình Khẩu, thuận ứng địa thế Tây Bắc cao, Đông Nam thấp theo các kênh rạch lớn nhỏ mà chảy, tự nhiên hình thành nên hệ thống tưới nước cho toàn bình nguyên hàng vạn mẫu nông điền.

Bên trái Bảo Bình Khẩu trên vách đá có khắc mấy chục vạch, mỗi vạch cách nhau 33.33 cm, gọi là “Thủy tắc”, dùng quan trắc mực nước lên xuống, là thước đo mức nước sớm nhất ở Trung Quốc. Tùy theo diện tích tưới nước tăng lên, mà mức nước Nội giang cũng cần tăng lên. Như thời Tống, mức nước chỉ có 10 vạch, nước duy trì 6 vạch là đủ dùng, cao hơn sẽ gây ngập úng. Sử Tống ghi: “Tắc doanh nhất xích, chí thập nhi chỉ; thủy cập lục tắc, lưu thủy túc dụng.” Tạm dịch: “Mỗi vạch đầy thêm, đến 10 vạch là phải dừng; nước đến 6 vạch, là đủ dùng rồi”.

2. Ngư Chủy (miệng cá) - Công trình phân dòng

Tác dụng của Ngư Chủy là để phân dòng, chia Dân Giang làm hai: Một nhánh thuận dòng chảy xuống, là sông ngoài, nhánh kia bị nắn chảy vào Bảo Bình Khẩu, là sông trong.

Ngư Chủy dùng nguyên tắc “Tứ lục phân thủy” (Tạm dịch: Chia nước 4/6), dựa vào mùa lũ, mùa khô trong năm, rồi thế nước to nhỏ, dùng phép so sánh khác nhau mà phân lưu. Cửa lấy nước sông trong rộng 150 mét, cửa lấy nước sông ngoài rộng 130 mét, lợi dụng địa hình, địa thế, rồi tác dụng của hình cong miệng cá, làm nước sông đến đây được phân chia: Vào mùa khô nước ít, 4 phần chảy ra sông ngoài, 6 phần chảy vào sông trong, đảm bảo đủ nước tưới tiêu; khi mùa lũ, mực nước dâng cao tràn qua Ngư Chủy, lưu lượng xoay lại, 6 phần chảy thẳng ra sông ngoài thoát đi, 4 phần chảy vào sông trong, tránh ngập úng cho vùng được tưới. Đây gọi là “Phân tứ lục, bình liêu hạn” (Tạm dịch: Chia 4/6, cân bằng lũ, hạn).

Ngoài ra, thời cổ đại còn dùng Mã Cha (đóng cây gỗ kè bờ) để phối hợp với Ngư Chủy, nhằm thay đổi tỷ lệ chia nước trong, ngoài. Tùy ý khống chế lượng nước hai sông.

3. Đập Phi Sa (Công trình tránh lụt, rửa cặn)

Đập Phi Sa nằm giữa Ngư Chủy và Bảo Bình Khẩu, nó đưa lượng nước thừa tự chảy ra sông ngoài, tránh ngập lụt cho bình nguyên Thành Đô; lại còn lợi dụng lực ly tâm của nước đưa lượng lớn đất đá ra sông ngoài, tránh ứ tắc cho sông trong, Bảo Bình khẩu và vùng tưới nước.

Đập Phi Sa đưa lượng nước vượt quá Bảo Bình Khẩu tràn qua đỉnh đập mà ra sông ngoài, nếu gặp đại hồng thủy, thân đập sẽ tự vỡ, để nước lớn quay về dòng chính Dân Giang. Nếu mực nước sông trong đạt tới 14 vạch, tức đã đủ nước dùng cho canh tác vụ xuân, thì mực nước này ngang bằng với đỉnh đập Phi Sa, khi quá 14 vạch, thì lượng nước thừa sẽ tràn qua đỉnh đập chảy ra sông ngoài. Thêm nữa, cách phía dưới của đập Phi Sa không xa là Bảo Bình Khẩu, có tác dụng rất lớn điều tiết lưu lượng nước, chúng phối hợp nhịp nhàng, khống chế hoàn hảo dòng chảy Dân Giang.

Dòng chảy xiết dọc sông chịu trở lực của Bảo Bình Khẩu, hình thành nên vụng xoáy bên ngoài, thêm nữa còn có một tảng đá hình đầu Hổ đối diện đập Phi Sa, khi có hồng thủy sẽ đưa lượng lớn bùn đá vượt qua mặt đập ra ngoài, xả ra sông ngoài. Theo đo đạc hiện nay, khi lưu lượng nước sông trong vượt quá 1000 m3/s, sẽ làm 40% nước lũ và 98% bùn cát qua đập Phi Sa mà ra sông ngoài. Đập Phi Sa điều tiết đỉnh cao, lại có Bảo Bình Khẩu hạn chế lưu lượng, đá Đầu Hổ dẫn dòng, đảm bảo đủ nước trong tưới mát, lại không bị úng ngập, thật là một kiệt tác hoàn mỹ. Đây là trí tuệ của cổ nhân, có được từ việc thuận ứng, tuân thủ tự nhiên mà sinh ra.

Công trình Tam Hiệp

Công trình Tam Hiệp là một công trình thủy lợi lớn của Trung Quốc, nằm ở thượng nguồn sông Trường Giang, là dòng chảy chính phân bố từ thành phố Trùng Khánh tới thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc, là đập thủy điện có quy mô lớn nhất thế giới, cũng là hạng mục công trình đập thủy điện lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng như lịch sử thế giới. Chính thức khởi công ngày 14 tháng 12 năm 1994, khánh thành năm 2008.

Trong luận chứng Tam Hiệp của Trung Cộng biểu thị: Tam Hiệp có tính ưu việt “Không thể thay thế”, cụ thể là trên bốn phương diện: hiệu quả phát điện, hiệu quả phòng lũ, hiệu quả giao thông, tạo phúc cư dân.

Ngoại giới cho rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng quá mức các trạm thủy điện ở trung và thượng lưu sông Trường Giang và phá hủy môi trường sinh thái đã gây ra lũ lụt ở trung và hạ lưu sông vào mùa hè, còn vào mùa đông thì mùa nước cạn kéo dài đến vài tháng và tình hình ngày càng trầm trọng hơn. Hình ảnh đập Tam Hiệp chụp hôm 23/8/2020. (STR/AFP / Getty Images)

Dưới đây chúng ta kết hợp sự thực, phân tích xem nó có bốn tính ưu việt đó không:

1. Hiệu quả phát điện

Từ khi Tam Hiệp hoàn thành, trong bốn mục tiêu đó, duy nhất chỉ có mục tiêu phát điện là thực hiện được. Ngày 10/6/2003 Nhân dân nhật báo bản Hải ngoại đưa tin: Sáu năm nữa điện Tam Hiệp sẽ chiếu sáng nửa Trung Quốc.

Đến nay đã 13 năm trôi qua, chưa một ai thấy điện Tam Hiệp chiếu sáng nửa Trung Quốc, trên thực tế, sản lượng điện Tam Hiệp chiếm không đến 3% sản lượng điện toàn quốc, còn thiếu 47% nữa mới chiếu sáng nửa Trung Quốc. Đây quả thực là sự thổi phồng quá đáng…

Tuy nhiên, mục tiêu sản lượng điện của Tam Hiệp cuối cùng cũng đạt được, nhưng giá thành cực đắt, cho nên công trình Tam Hiệp không có lợi cho bách tính, bị cư dân gọi ngược là điện “Giá rẻ”.

Trước tiên không nói nó đã tiêu phí bao nhiêu mỡ máu của dân, mà nói nó sau khi tích nước đã dẫn phát nhiều họa hại về địa chất, ô nhiễm, mất cân bằng nguồn nước v.v. hàng loạt vấn đề, cũng như công trình câu dầm, câu dề, càng làm càng nhiều, càng to, được ngoại giới gọi là “Công trình trì trệ lớn nhất thế giới”. Chỉ riêng vấn đề xử lý rác thôi, chi phí tiền tài phải dùng đến con số thiên văn mà tính, theo tính toán của chuyên gia, chi phí cho xử lý rác đủ để xây một đập Tam Hiệp nữa.

Giáo sư Trương Quang Đấu khoa thủy lợi Đại Học Thanh Hoa đã từng tính, để xử lý ô nhiễm nước trong hồ chứa cần chi phí 300 tỷ tệ. Những vấn đề đó đã được các chuyên gia và nhà khoa học bất đồng ý kiến chỉ ra từ sớm, Tam Hiệp là một “Công trình câu dầm”, đầu tiên có báo giá lên trên rất thấp, sau đó không ngừng đổ thêm tiền, cứ tăng thêm mãi.

Cho đến nay, Tam Hiệp mang đến rất nhiều vấn đề làm các quan chức liên tục kêu chính phủ trung ương cấp tiền xử lý, như giải quyết vấn đề di dân của “Hậu Tam Hiệp”, rồi họa hại địa chất, năm 2009 số tiền cấp là 170 tỷ tệ, thời hậu Tam Hiệp đã chi vượt quá 300 tỷ tệ.

2. Tạo phúc cư dân

Để làm đập Tam Hiệp, Trung Cộng bức bách bách tính rời bỏ nhà cửa ruộng vườn, làm 1.2 triệu cư dân di dời, làm biến đổi hình thái sinh hoạt của dân cư vùng Tam Hiệp, dẫn đến những vấn đề xã hội rất lớn.

Theo bà Pattha Adams chủ tịch hiệp hội “Điều tra quốc tế” đã chỉ ra, căn cứ vào tình huống mà họ nắm rõ, thì đại bộ phận dân cư ở vùng hồ chứa Tam Hiệp cuộc sống sinh hoạt đã khác với quá khứ. Bà nói, di dân thông thường không đạt được bồi thường thỏa đáng, diện tích cư trú, canh trồng của họ bị giảm thiểu, lại còn mất đi nhiều việc làm và kế sinh nhai lâu đời. Bà nói, ít nhất có 40% số người sau di dân cuộc sống không bằng khi trước. Bà chỉ ra, trong quá trình di dân an định, nhiều quan chức tham ô hủ bại đã tùy ý ăn chặn phí di dân, làm hoàn cảnh càng thêm bi thảm.

Cái gọi là phương thức di dân “Khai phát”, không những không làm cho di dân khấm khá, mà còn làm tuyệt đại đa số lâm cảnh bần cùng. Quan chức phụ trách di dân dùng “3 thấp”, “3 không” để miêu tả cuộc sống của di dân: Thu nhập thấp hơn so với trước khi di dời; thấp hơn so với nông dân ở đó; mức sinh hoạt gia đình thấp hơn diện bần khốn ở đó, và không có đất trồng, không việc làm, không có đường ra. Tạo phúc cư dân mà như vậy, duy chỉ Trung Cộng mới có thể làm được.

3. Giao thông hiệu quả

Chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Hoàng Vạn Lý tiên sinh - người kiên quyết phản đối xây dựng đập Tam Hiệp từng dự ngôn: Sau khi đập chứa nước hoàn thành, các thành phần phù sa trong nước sông sẽ trầm lắng xuống, làm tắc cảng Trùng Khánh, đoạn tuyệt đường thủy.

Đến nay, lượng đất bùn ứ đọng tích trong hồ chứa ước chừng 1.9 tỷ tấn, theo thời gian lâu dần, lượng bùn đất ứ đọng sẽ tăng cao. Chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc của Đức nói: Sau khi Tam Hiệp vận hành 30 năm, không ai dám đảm bảo cảng Trùng Khánh không bị đất bùn ứ tắc. Khi ấy lượng đất bùn ứ đọng lên tới trên 4 tỷ tấn, sông Trường Giang không thể đưa lượng bùn lớn như vậy ra biển, mà sẽ làm tắc vùng trung du và hạ du, bức bách sông phải đổi dòng, lúc đó muốn phá đi cũng muộn rồi.

Sau một thời gian nữa, tàu lớn có thể không vào được cảng Trùng Khánh, do đáy sông bùn đất bồi cao, nước nông, tàu không đi được. Đồng thời nước bị tích trữ nên hạ du ít nước, ảnh hưởng giao thông đường thủy.

4. Phòng lũ hiệu quả

Trường Giang nguyên bản có hồ Động Đình, hồ Bà Dương và nhiều hồ vụng dọc theo sông, mà khởi tác dụng điều tiết, phân lũ một cách tự nhiên, tránh lũ xiết ập về từ dòng chính; khi nước thấp, nước từ hồ vụng lại chảy ra dòng chính, duy trì mực nước Trường Giang ổn định.

Cổ nhân giảng Thiên Nhân hợp nhất, nhân thể là một tiểu Vũ Trụ, một vi Tự Nhiên, đồng thời Vũ Trụ và Đại Tự Nhiên cũng là một Đại Sinh Mệnh Thể vô cùng hoàn mỹ, là có sinh mệnh, đối với người chúng ta thì là Thần Linh, có đối ứng với nhân thể, có tất cả cơ chế của sinh mệnh.

Tỳ tạng (lá lách) có tác dụng trữ huyết, được gọi là “Kho huyết” của nhân thể, khi nhân thể an tĩnh, nghỉ ngơi, thì nó trữ tồn huyết dịch; khi người vận động, mất máu, thiếu ô-xy, thì nó đưa huyết dịch vào hệ thống tuần hoàn, cấp máu khẩn cấp cho các khí quan, tăng lưu lượng máu. Chức năng của Tỳ Tạng, Đại Tự Nhiên đều có, các hồ, vụng lớn dọc sông, sông nhánh đều có đủ công năng điều tiết này.

Dưới trạng thái tự nhiên như vậy, sinh thái là cân bằng, vô luận là tàu thuyền đi lại hay dẫn nước tưới tiêu, đều được bảo đảm. Nhưng sau khi chặn dòng xây lên con đập cự đại Tam Hiệp, thì phá vỡ hệ cân bằng, quy luật nuốt nhả của các ao hồ, sông suối bị phế bỏ, toàn bộ hệ sinh thái lưu vực Trường Giang bị phá hoại, hậu quả không thể tính đếm!

Sau khi có đập Tam Hiệp, thì mực nước hồ Động Đình, hồ Bà Dương liên tục xuống thấp. Năm 2008, tại trạm thủy văn Đô Xương, hồ Bà Dương mực nước xuống 8.5 mét là mức thấp kỷ lục trong lịch sử, diện tích mặt nước chỉ bằng 1/73 so với năm 1998, trữ lượng nước bằng 1/125 so với năm 1998; năm 2009, tại hồ Động Đình, mực nước ở Thành Lăng Ký trượt xuống 21.72 mét, ngư dân thất nghiệp, thuyền bè trở ngại, hạn hán nghiêm trọng…

Chúng ta cùng quay lại xem những báo cáo của Trung Cộng về năng lực phòng lũ của đập Tam Hiệp:

Ngày 1 tháng 6 năm 2003, tờ Tân Hoa Xã đưa tin: Đầu đề “Đập lớn Tam Hiệp chắc như vàng đúc, có thể chống đỡ hồng thủy vạn năm có một”; 8/5/2007 đưa tin, đầu đề “Đập Tam Hiệp từ năm nay có thể phòng chống hồng thủy ngàn năm có một”; 21/10/2008 đưa tin, đầu đề “Đập Tam Hiệp có thể chống đỡ đại hồng thủy trăm năm có một”; 20/07/2010 đưa tin, đầu đề “Năng lực tích nước lũ của Tam Hiệp là hữu hạn”, trong đó viết “Đừng mang hy vọng ký thác hết cho đập Tam Hiệp”. Xem báo của Trung Cộng, cứ như là trò hề vậy.

Khi đại hồng thủy Trường Giang năm 1998, nguyên tổng công trình sư đập Tam Hiệp Lục Hữu Mi nói: “Đã có công trình Tam Hiệp, ngại gì lũ lớn Trường Giang”. Ông ta biểu thị mong có một trận đại hồng thủy để kiểm nghiệm năng lực chống lũ của đập Tam Hiệp.

Nhưng mà, Tam Hiệp vừa làm xong được 8 năm, hồng thủy đã đến rồi. Trung tuần tháng 7 năm nay, lưu vực Trường Giang xuất hiện đại hồng thủy lớn nhất từ 1998 đến nay. Mọi người đều biết thông tin, hạ du Trường Giang bị lũ lụt nghiêm trọng, chết biết bao nhiêu người, bao nhiêu bách tính mất nhà, không còn chỗ quay về? Không tính đếm được, chẳng biết tác dụng phòng lũ của Tam Hiệp ở đâu?

Một nhân viên bảo vệ nhìn vào điện thoại thông minh của mình trong khi nước được xả từ đập Tam Hiệp - một đập thủy điện khổng lồ trên sông Trường Giang - để giảm bớt áp lực lũ lụt ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc thuộc miền trung Trung Quốc, vào ngày 19/7/2020 (STR / AFP qua Getty Images)
Một nhân viên bảo vệ nhìn vào điện thoại thông minh của mình trong khi nước được xả từ đập Tam Hiệp - một đập thủy điện khổng lồ trên sông Trường Giang - để giảm bớt áp lực lũ lụt ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc thuộc miền trung Trung Quốc, vào ngày 19/7/2020 (STR / AFP qua Getty Images)

Tam Hiệp phòng lũ, chủ yếu dựa vào năng lực tích nước của hồ chứa, lũ về thì tích lại. Hồ chứa Tam Hiệp là 22.1 tỷ mét khối, nhưng con số này lại là kết quả của tính toán sai lầm, mực nước bình thường là 175 mét, hồ chứa lũ không thể chứa nổi 20 tỷ mét khối. Ông Trương Quang Đấu trong thư gửi quốc vụ viện, cũng nói tới việc tính toán sai dung tích hồ chứa phòng lũ, nhưng người đương quyền không dám công bố sai lầm, nhắm mắt làm ngơ vậy.

Tứ Xuyên năm 1981, khi Trùng Khánh có hồng thủy, đỉnh lũ cao hơn nhiều so với đỉnh lũ năm nay, nhưng lại không gây tai họa lũ lụt cho các thành phố vùng trung, hạ lưu Trường Giang hoặc Vũ Hán, sau khi có Tam Hiệp, trái lại tai họa lũ lụt càng nhiều. Phần trên đã đề cập tới, là thể hệ sinh thái của Trường Giang có chức năng như Tỳ Tạng (lá lách) của nhân thể, bản thân tự có năng lực điều tiết lũ, đủ để tiếp nhận lũ thượng nguồn. Căn cứ tư liệu, do xây đập Tam Hiệp chặn nước, làm sông ngòi tự nhiên mất đi ít nhất 10.2 tỷ mét khối năng lực tích lũ. Con số này rất có thể đã bị chiết khấu, không ai biết thực chất là bao nhiêu. Là cũng nói, Tam Hiệp tích nước phòng lũ, thực chất là lấy đất chỗ này đắp tường chỗ kia, kết quả không vá được, lại làm sụp cả nhà. Cũng như cắt thịt trên tay đem vá vào chân, kết quả chân tay đều tàn phế.

Giáo sư Gia Vệ Phương đại học Bắc Kinh nói: “Năm ấy, luận chứng Tam Hiệp nói chỗ tốt là khống chế lũ hạ lưu. Tình huống hiện nay lại là ngược lại: Khi hạ lưu hạn hán, đập lại tích nước; khi hạ lưu ngập lụt, Tam Hiệp lại xả lũ.”

Ngoài ra, tích nước dẫn đến bùn đất từ thượng du bị trầm tích, cải biến tỷ lệ phù sa đã ổn định hàng ngàn năm của dòng sông. Lượng lớn nước trong đổ xuống, làm tăng năng lực rửa trôi của nước sông, phá vỡ lớp đệm lòng sông, bờ dốc hình thành làm nước sông phá lở bờ. Hiện nay, đoạn đê ngăn lũ Khâu Dương bị lở vỡ nghiêm trọng, trong đó huyện Hoa Dung, Quân Sơn khu, Trương Gia Đôn những nơi đó bị sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp an toàn của đê ngăn lũ Trường Giang, làm dân chúng ở trung, hạ du Trường Giang sống dưới một mối nguy cực lớn.

Vấn đề sinh thái

Xây dựng đập Tam Hiệp, có thể nói là phá hoại có tính hủy diệt đối với môi trường lưu vực Trường Giang.

Trường Giang, Hoàng Hà được gọi là cái nôi văn minh của dân tộc Trung Hoa, cũng là hai động mạch lớn của Thần Châu đại địa, nuôi dưỡng đại địa Trung Hoa. Từ ngàn năm, Trường Giang đã tạo tựu và duy trì hệ thống sinh thái toàn bộ lưu vực Trường Giang. Chặt dòng Trường Giang xây đập lớn có khác gì cắt đứt động mạch của nhân thể, đặt vào đó cái cửa, đây chính là tai biến do cục máu đông. Thử nghĩ xem, động mạch nuôi dưỡng cơ thể đó sẽ dần dần hoại tử, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.

Hiện nay cá Tầm, cá Lợn Trung Hoa đã nhanh chóng tuyệt chủng, đây là chuyện mọi người đều biết, vẫn còn rất nhiều thứ mọi người chưa nhìn thấy hoặc chưa bị bộc lộ ra. Đập Tam Hiệp không những phá hoại sinh thái Trường Giang, mà rất có thể ảnh hưởng đến sinh vật biển. Ví dụ, hiện nay Đài Loan kháng nghị, do Trung Cộng xây đập Tam Hiệp, chặn dòng chảy, làm giảm rõ ràng các loại hải sản ở khu vực biển Đài Loan.

Thiên cổ đến nay, Trường Giang tạo tựu và duy hộ một hệ sinh thái vô cùng rộng lớn, đập Tam Hiệp mới xây dựng xong vài năm, hậu quả mang tính hủy diệt đáng sợ đang ẩn tàng trong thời gian tương lai, giống như tương lai của Trung Quốc bị đặt bom nguyên tử, hậu quả đáng sợ là không thể lường được.

Vấn đề bệnh tật

Hồ chứa Tam Hiệp hình thành, tạo thành nhiều bệnh tật, như bệnh sán lá, sốt rét, bệnh trùng xoắn móc câu, viêm não, lây lan rộng khắp.

Có báo nói, trong lịch sử, bệnh sán lá ở Trung Quốc chủ yếu phân bố ở hạ du Tam Hiệp - Trường Giang, nhưng nhiều là ở tỉnh Hồ Bắc, địa khu Tam Hiệp, chứ không có bệnh sán lá lan tràn, thành phố Trùng Khánh, rồi tỉnh Tứ Xuyên đều không có bệnh này phân bố. Từ điều kiện thời tiết mà nói, Trùng Khánh, Tứ Xuyên đều phù hợp cho ốc đinh phát triển (Ốc đinh là một loại ốc cho sán lá sống ký sinh), nhưng tại sao sán lá lại không lan truyền? là do trước khi Tam Hiệp xây dựng, thì nước chảy rất xiết, ốc đinh không thể sinh tồn.

Nhưng sau khi Tam Hiệp xây xong, hồ lớn bắt đầu tích nước, dòng chảy của sông chậm lại, ốc đinh sinh trưởng mạnh trong hồ, khuếch tán mạnh xuống Hồ Bắc, Trùng Khánh, Tứ Xuyên. Theo nghiên cứu của đại học Berkeley - California năm 1997 chỉ ra, hồ chứa sẽ là nơi sinh trưởng của ốc đinh, và hồ chứa Tam Hiệp sẽ thành địa khu của bệnh sán lá, sán lá sẽ thông qua hồ chứa này mà khuếch tán xuống phía Tây, hiện nay quả nhiên như vậy.

Ngoài ra, sau khi tích nước, các thiết bị đo địa chấn ở địa khu Tam Hiệp đo được tần suất địa chấn tăng lên rõ rệt, điều này có thể ẩn tàng những tai họa chưa biết…

Do công trình Tam Hiệp tạo ra quá nhiều vấn đề, ở đây tạm chưa liệt kê ra. Tóm lại, công trình Tam Hiệp từ đầu đến cuối, chỉ là một trò hề, đều do sự vô tri ngu xuẩn của Trung Cộng tạo ra. Tác giả tại đây kiến nghị Trung Cộng hãy phá bỏ đập Tam Hiệp, sớm kết thúc trò cười cho Quốc tế, thì vẫn còn kịp, nếu không, một tai họa mang tính hủy diệt đang chờ đó.

Thái Bình
Theo Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào nhận thức và vận dụng trí tuệ Á Đông (Phần 5)