Lão Tử nói "Đạo khả đạo, phi thường Đạo; danh khả danh, phi thường danh" nghĩa là gì

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người ta nói Lão Tử là nhà tư tưởng vĩ đại, và là nhà văn hóa kỳ vĩ siêu phàm. Đi sâu vào bản chất để xem xét thì Lão Tử là bậc thầy của tu luyện nhân sinh. Ánh sáng thấu triệt của tư tưởng Lão Tử soi sáng vẻ đẹp mỹ lệ của văn chương của ông. Thoạt xem văn chương Lão Tử, thường khiến người đọc mông lung không hiểu. Nếu đi sâu vào những đạo lý trong đó thì ắt phải càng thâm nhập sâu hơn nữa thì mới có thể phá trừ những cái trái ngược, quy về cái chính, mới thấy được văn chương chân chính.

Tư tưởng trí huệ của Lão Tử là đạo lý siêu phàm, cao hơn tầng thứ của người trần mắt thịt, tiết lộ Đại Đạo phản bổn quy chân của trời đất và đạo lý đề cao tầng thứ sinh mệnh. Điều này khiến cho trước tác Đạo Đức Kinh của Lão Tử sáng lấp lánh hào quang trí huệ rực rỡ lại huyền diệu.

Trí huệ Lão Tử là giảng về trí huệ tu hành, Đạo tu hành, hiện thị phản lý của nhân gian: Đạo phản bổn quy chân. Trong các câu văn kinh điển trong Đạo Đức Kinh, thường thấy trí huệ của sự so sánh, trái ngược, hào quang trí huệ lấp lánh, ý nghĩa sâu xa khiến người đọc thích thú ngẫm nghĩ lâu dài.

Đạo khả đạo, phi thường Đạo

(Tạm dịch: Đạo mà có thể thuyết nói rõ ràng minh bạch ra hết thì không phải là Đạo thường hằng bất biến )

Đạo mà Đạo Đức Kinh giảng, là Đạo của tự nhiên của Thiên, Địa, Nhân. Trong con mắt của Lão Tử, Đạo của tự nhiên mới là "Thường Đạo" - Đạo thường hằng bất biến. Khi con người đi sai đường lạc lối, bước vào con đường sai lầm của dục vọng và danh lợi tình, thì ắt phải phản bổn quy chân mới có thể quay trở lại với Đạo gốc của sinh mệnh, tức là Đạo của tự nhiên. Thế nên Lão Tử nói: "Đạo khả đạo, phi thường Đạo" .

Tạo dựng chỗ đứng xã hội là cái lý của nhân gian, là không thấy được "Thường Đạo". Những cái gọi là "đạo" về kinh điển, thuật loại, chính trị, giáo dục, những "Đạo" truy cầu danh lợi tình mà mọi người vẫn luôn tụng niệm sang sảng đó, đối với Lão Tử mà nói thì đều không phải là Thường Đạo.

Đạo thường hằng mà Đạo Đức Kinh giảng thuật khác với những Đạo của nhân gian. Đạo mà Lão Tử giảng là cái lý của hệ Ngân Hà trong vũ trụ. Từ thời Thái cổ khi trời đất mới được tạo ra từ trạng thái hỗn độn, Đạo tự nhiên cấu thành nên vũ trụ vạn sự vạn vật, định luật nội tại của nó làm chủ sự vận hành của trời đất. Đại Đạo này tự nhiên mà vô hình, tràn đầy khắp không gian vũ trụ. Đối với nhân loại mà nói thì không gian vũ trụ này vượt ngoài không gian mà nhân loại tưởng tượng rất nhiều, thế nên không phải là điều mà từ độ cao nhân loại thông thường mà có thể lý giải, có thể thuật rõ, miêu tả rõ ra được. Lão Tử là đạo sư từ Thiên Thượng xuống nhân gian, để lại cho nhân loại Ngũ thiên ngôn Đạo Đức Kinh để con người có thể phản bổn quy chân.

Lão Tử là nhà tư tưởng vĩ đại
Đạo mà Đạo Đức Kinh giảng, là Đạo của tự nhiên của Thiên, Địa, Nhân. (Ảnh: Wikipedia)

Danh khả danh, phi thường danh

(Tạm dịch: Cái danh, cái tên mà có thể đặt tên gọi tên ra thì không phải là cái tên thường hằng bất biến)

Lão Tử nhìn nhận thế nào về sự tồn tại của con người và sự việc ở thế gian? Ông nói: "Danh khả danh, phi thường danh" .

Những cái danh mà thế gian xưng tụng ca ngợi và thường nói đến như phú quý, tôn vinh... đều không phải là "Thường danh", chỉ là những thứ chỉ trong chớp mắt là mất đi, không phải là ánh sáng vĩnh hằng. Những người quá quen với nhân tình thế cố chốn hồng trần, có lẽ không ai không công nhận sự sáng suốt thấu triệt của Lão Tử đối với sự vô thường của phú quý nhân sinh, nhìn khắp cõi hồng trần, khắp nơi đều là lo tính mưu toan được mất, đắm chìm trong sự rầu rĩ sân hận của thành bại, trói buộc trong những mâu thuẫn của danh lợi. Những cái danh giàu sang phú quý, tôn quý vinh hoa, danh tiếng cao... đều không thể lâu dài, không thể dựa vào nó được.

Vậy cái danh tự nhiên thường hằng ở đâu? Hãy xem sự ngây thơ, thiên chân của em bé sơ sinh, hãy xem viên ngọc thô trong mỏ đá. Đôi mắt trẻ thơ nhìn thế giới không mang theo những quan niệm hậu thiên, màu sắc rực rỡ của viên ngọc thô không hợp với cái đẹp mà thế gian định nghĩa. Tuy nhiên sự tồn tại của chúng ngây ngô nhưng lại hàm chứa ánh sáng rực rỡ, sự tồn tại của chúng là tự nhiên sinh ra, tự nhiên tồn tại, không chịu sự khống chế của bất kỳ quan niệm bên ngoài nào hay bị hạn chế bởi bất kỳ cái khung hậu thiên nào.

Vô danh thiên địa chi thủy; hữu danh vạn vật chi mẫu

(Tạm dịch: Không danh xưng (vô danh) là khởi đầu của trời đất, có danh xưng (hữu danh) là mẹ của vạn vật )

Trong thời không ban đầu của trời đất, trời, đất, con người đã được tạo ra như thế nào? Vậy dùng danh từ của nhân loại thì không thể nào miêu tả được "vô hữu". Thiên địa từ Vô (không) mà ra, nhưng lại không phải hoàn toàn là Chân Vô (không thực sự). Từ Vô (không) đến Hữu (có), đó sự cao sâu vượt khỏi tri thức và sự tưởng tượng của con người, không thể nào đặt tên, nói ra được trạng thái đó. Những huyền diệu không thể nào nói ra được giống như câu hỏi mà người hiện đại không thể nào trả lời được: "Con gà có trước hay quả trứng có trước?".

Chúng ta chỉ có thể nói rằng Đạo của trời đất khởi nguồn từ vô hình, vô danh, chỉ có Sáng Thế Chủ mới có thể biết được cội nguồn.

Sau này, trên thế gian có nhân loại, nhân loại dần có năng lực nhận thức đối với hoàn cảnh, bắt đầu dùng những danh từ cụ thể để miêu tả những trạng thái sinh mệnh trong vũ trụ, đồng thời đưa ra định nghĩa, đặt tên cho vạn vật. Như thế liền Có (Hữu) những khái niệm về thế giới nhiều như lá rừng. Dưới những khái niệm của Hữu và Danh, diễn xuất ra từng lượt từng màn những vở kịch lớn nhỏ chốn nhân gian. Nhưng khi chấp trước (bám chặt vào) cái Danh, thì con người sẽ rời xa và trái người với trạng thái tự nhiên ban sơ nhất, rời xa và trái ngược với Thường Đạo của sinh mệnh.

Đạo của Lão Tử không chỉ là tiêu chuẩn đạo đức, hoặc là đạo lý nhân sinh, mà còn là Đại Đạo của sinh mệnh. Nghe ông thuyết Đạo có cảm thấy phi thường siêu phàm không? Ngộ được Chân Muộn (đạo lý chân chính ẩn chứa) trong đó thì nhân sinh cũng nhẹ nhàng và kỳ diệu rồi.

Trung Hòa
Theo Doãn Gia Huy - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lão Tử nói "Đạo khả đạo, phi thường Đạo; danh khả danh, phi thường danh" nghĩa là gì