Lâu đài Himeji: Lâu đài đẹp nhất từ đầu thế kỷ 17 còn sót lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hơn cả cuộc sống: Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại

Từ năm 1333, có một pháo đài đã đứng sừng sững trên đỉnh đồi ở Himeji, phía tây Nhật Bản, là nơi mà bây giờ là lâu đài Himeji. Lâu đài hiện tại được xây dựng khoảng giữa những năm 1601 – 1609, và tất cả các kiến trúc trước đó đã bị phá huỷ.

Lâu đài Himeji chính là ví dụ điển hình nhất còn tồn tại cho kiểu lâu đài cổ từ đầu thế kỷ 17. Được xây dựng chủ yếu từ gỗ, lâu đài cũng được biết đến với cái tên Shirasagi-jo (Lâu đài Hạc Trắng) bởi vì lớp thạch cao trắng bao phủ lên khắp các tường thành bằng đất của lâu đài. Phía bên trong là một loạt các tấm cửa kéo (fusuma) và các bức bình phong gấp (byobu) phân chia không gian nội bộ thành các căn phòng.

Bức tranh lâu đài Himeji của Nhật Bản ở Himeji, tỉnh Hyogo trong triển lãm nghệ thuật quốc gia, được chụp vào ngày 17 tháng 4 năm 2008. (Ảnh của KAZUHIRO NOGI / AFP qua Getty Images)
Bức tranh lâu đài Himeji của Nhật Bản ở Himeji, tỉnh Hyogo trong triển lãm nghệ thuật quốc gia, được chụp vào ngày 17 tháng 4 năm 2008. (Ảnh của KAZUHIRO NOGI / AFP qua Getty Images)

Toàn bộ khuôn viên lâu đài trải rộng trên 41 dặm vuông và có 82 toà nhà kiên cố bao quanh Tenshu-gun (toà tháp chính), là nơi ẩn nấu cuối cùng đặt tại trung tâm lâu đài. Tenshu-gun được củng cố thêm bởi một loạt các cổng, hào, thành luỹ và những bức tường đá cao chót vót.

Một mê cung của những con đường đi bộ và lối mòn quanh co dẫn đến lâu đài qua những công viên và những khu vườn được chăm sóc cắt tỉa vô cùng tỉ mỉ, dành cho các mục đích công cộng và riêng tư. Mỗi con đường dẫn đến lâu đài đều được tính toán cẩn thận để tối đa hoá phòng vệ quân sự. Đôi khi một con đường hẹp, thậm chí là không dẫn đến đâu, làm cho những kẻ xâm nhập bối rối và lính canh lâu đài sẽ dễ dàng phát hiện ra sự nguy hiểm. Cũng như vậy, những con đường quanh co sẽ giúp cho các cung thủ của lâu đài có thể dễ dàng bắn trúng kẻ thù từ những cửa sổ nhỏ.

Một bức tranh khổng lồ của lâu đài Himeji của Nhật Bản được trưng bày cho Triển lãm nghệ thuật Quốc gia lần thứ 25 ở Himeji, tỉnh Hyogo vào ngày 17 tháng 4 năm 2008. (Ảnh của KAZUHIRO NOGI / AFP qua Getty Images)
Một bức tranh khổng lồ của lâu đài Himeji của Nhật Bản được trưng bày cho Triển lãm nghệ thuật Quốc gia lần thứ 25 ở Himeji, tỉnh Hyogo vào ngày 17 tháng 4 năm 2008. (Ảnh của KAZUHIRO NOGI / AFP qua Getty Images)

Người Nhật tin rằng việc sống hoà thuận cùng thế giới tự nhiên và những sự tiếp xúc của thiên nhiên đã được thể hiện rõ thông qua kiến trúc của lâu đài. Ví dụ, một số mái ngói có hình dáng những con bướm trên các gia huy (của các gia tộc). Và một loại sinh vật gọi là cá hổ đầu vàng (shachihoko), với phần đầu giống như hổ và phần thân giống cá chép, xuất hiện ở phần góc rìa của mái đầu hồi, mang đến cho những mái lâu đài có dáng hình rất riêng biệt, rất Nhật Bản.

Nhưng sinh vật này không chỉ là để trưng bày. Theo truyền thống dân gian Nhật Bản, một shachihoko sẽ gọi mưa về và thường được tìm thấy trong các toà nhà nhằm bảo vệ các toà nhà này khỏi những ngọn lửa.

Du Du
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lâu đài Himeji: Lâu đài đẹp nhất từ đầu thế kỷ 17 còn sót lại