Lịch sử dâm loạn của Mao Trạch Đông [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số lượng nữ quân nhân, thành viên đoàn nghệ thuật, minh tinh màn bạc, diễn viên kịch nói, nhân viên phục vụ... bị Mao Trạch Đông chà đạp lên tới hàng nghìn người.

Sa đọa, dâm loạn và tàn ác

Sự sa đọa và dâm loạn của Mao Trạch Đông từ lâu đã được nhiều người biết đến. Vào đầu những năm 1990, khi tác giả đang làm việc ở Trung Quốc, một người bạn nói với tôi rằng, trong một đơn vị của quân đội ĐCSTQ đóng ở Bảo Định trong thời gian Cách mạng Văn hóa, từng có người của quân đội bí mật chọn một phụ nữ xinh đẹp trong đơn vị là cô G và đưa đến Trung Nam Hải làm thư ký cho Mao Trạch Đông. Sau khi gặp mặt, Mao Trạch Đông nói mối quan hệ giữa ông ta và Giang Thanh không tốt, nên muốn cùng G chung chăn gối, và yêu cầu G đồng ý. G kiên quyết không đồng ý và bị lãnh đạo đưa về Bảo Định. Sau khi trở về, các bộ phận liên quan rất tức giận, cho rằng G đã phá hỏng con đường thăng tiến của họ. Vì vậy G bị bức hại dã man, không biết cô kết thúc thế nào. Ngoài ra, nhiều người cũng biết các lãnh đạo Trung ương khác như Diệp Kiếm Anh bao nuôi một cô gái trẻ ở độ tuổi 20 trên bán đảo Liêu Đông, Vương Chấn gian dâm với nữ thư ký.

Thời gian trôi qua, cùng với sự thức tỉnh của người Trung Quốc, những vụ bê bối của các lãnh đạo ĐCSTQ được phơi bày với số lượng lớn. ĐCSTQ lấy của cải mà người dân sản xuất ra đem cung phụng cho các lãnh đạo Đảng, những người không bao giờ tham gia sản xuất, tất cả đều là những kẻ ăn bám, và đều là những kẻ sa đọa dâm loạn.

Ngoài Trung Nam Hải nổi tiếng, có 15 cung điện ở nhiều nơi khác nhau dành cho Mao Trạch Đông hành lạc. Dưới đây là một số câu chuyện về sự sa đọa và dâm loạn của Mao Trạch Đông, chỉ là một phần nghìn trong số những việc xấu xa tàn ác của ông ta. Những phụ nữ bị Mao Trạch Đông chà đạp nhiều vô kể. Sau khi xảy ra chuyện, đại đa số phụ nữ có danh tiếng có thể may mắn không gặp nạn, vì Mao không dám làm gì họ quá, còn những phụ nữ vô danh thì không may mắn như thế. Sau khi bị Mao hủy hoại, những người phụ nữ vô danh bị đưa đến Ngũ Chỉ Sơn ở đảo Hải Nam, Đại Hưng Lĩnh và các khu vực biệt lập khác. Sau này có một số người trong số họ đứng ra tố cáo. Ngoài ra, vì nhiều lý do, một số phụ nữ (đặc biệt là sau năm 1950) không sử dụng tên thật mà chỉ kể lại câu chuyện của mình.

Người vợ đầu tiên và người vợ thứ 2 của Mao

Người phụ nữ đầu tiên kết hôn với Mao Trạch Đông họ Lý, hơn Mao Trạch Đông sáu tuổi. Người phụ nữ họ Lý đến từ đường nhà họ Mao trên chiếc kiệu hoa, cùng Mao Trạch Đông bái Trời Đất. Nhưng Mao Trạch Đông không bao giờ thích người vợ họ Lý này. Khi đó, Snow, một nhà báo có tiếng xấu ở Mỹ, đến Diên An và hỏi Mao Trạch Đông về người vợ đó, giọng điệu của Mao Trạch Đông thờ ơ lạnh lùng. Mao Trạch Đông từ nhỏ đã thiếu sự cảm thông, khoan thứ và dung nhẫn tối thiểu với người khác, cuối cùng đã vứt bỏ người vợ đầu tiên này.

Người tình đầu tiên của Mao Trạch Đông sau khi Mao rời Thiều Sơn là cô Đào Tư Vịnh. Đào Tư Vịnh quê ở Tương Đàm, Hồ Nam, là một tiểu thư nổi tiếng hiền lành, tốt bụng, là đồng hương và bạn học với Mao Trạch Đông ở trường Sư phạm số 1 Trường Sa, Hồ Nam. Từ năm 1919 đến năm 1920, Mao Trạch Đông và Đào Tư Vịnh cùng nhau mở một "hiệu sách văn hóa" ở Trường Sa, và hai người yêu nhau trong khoảng thời gian này. Nhưng vào mùa hè năm 1920, Đào Tư Vịnh không chịu nổi sự nổi loạn quyết liệt và chủ trương bạo lực của Mao Trạch Đông, đồng thời phát hiện ra tính cách ngang ngược tàn bạo của Mao Trạch Đông, và phát hiện ra Mao và Dương Khai Huệ yêu nhau, Đào Tư Vịnh đã tức giận rời Trường Sa và mở "Thư viện Lập Đạt" tại Thượng Hải, và năm 1932, cô qua đời ở tuổi 30.

Khi còn học Đại học Sư phạm số 1 Trường Sa ở tỉnh Hồ Nam, thầy của Mao Trạch Đông là ông Dương Xương Tế, một học giả Hồ Nam nổi tiếng vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. Ông Dương du học ở Nhật Bản và Vương Quốc Anh, sau khi trở về Trung Quốc vào năm 1913, ông làm việc tại Đại học Sư phạm Số 1 Trường Sa, Hồ Nam, trong 5 năm, Mao Trạch Đông và con gái của Dương Xương Tế là Dương Khai Huệ (tên Hà, tự Vân Cẩm) gặp nhau, nhưng khi đó hai người không yêu nhau. Lúc đó người ta nói rằng Dương Khai Huệ không thích Mao Trạch Đông.

Ngày 17 tháng 1 năm 1920, ông Dương Xương Tế qua đời vì bạo bệnh tại Bắc Kinh. Dương Khai Huệ và mẹ trở về Trường Sa và học tại một trường truyền giáo của Mỹ "Trường trung học nữ sinh Tương Phúc" Trong thời kỳ này, Mao Trạch Đông thường xuyên đến nhà họ Dương chơi, yêu Dương Khai Huệ và phản bội Đào Tư Vịnh. Hai người kết hôn vào năm 1920. Từ năm 1922 đến năm 1926, Dương Khai Huệ sinh ra Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh và Mao Ngạn Long. Ngay sau khi Mao Ngạn Long ra đời, Mao Trạch Đông thích mới nới cũ, đã cưỡng hiếp vợ của Lý Lập Tam, người cùng sống trong Thanh Thủy Đường ở Trường Sa. Sau khi Dương Khai Huệ biết được sự việc, cả hai đã xảy ra một cuộc cãi vã lớn.

Dương Khai Huệ và 2 con Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh
Dương Khai Huệ và 2 con Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh. (Ảnh:qua aboluowang)

Vào mùa thu năm 1927, Mao Trạch Đông phát động một cuộc bạo động mùa thu. Sau khi bị Quân đội Cách mạng Quốc gia đánh bại, Mao đã chạy trốn lên núi Tỉnh Cương, Giang Tây. Hai ngày sau, Mao Trạch Đông sống với Hạ Tử Trân, một nữ tặc xinh đẹp và dũng mãnh với hai khẩu súng, và sinh con gái đầu lòng vào năm 1928. Trong thời kỳ này, Dương Khai Huệ sống ẩn dật ở quê nhà Bản Thương, Trường Sa, vất vả mưu sinh, nhiều lần đề nghị Mao Trạch Đông cho cô đến núi Tỉnh Cương nhưng Mao Trạch Đông thẳng thừng từ chối, không có tí chút tình cảm và trách nhiệm đạo đức vợ chồng nào, có thể nói là đã đoạn tuyệt hết ân nghĩa. Trong thời gian Mao Trạch Đông ở trong dãy núi Tỉnh Cương, ông ta hết lần này đến lần khác cướp phá các khu vực lân cận, cướp tài sản của nông dân và công nhân, giết người phóng hỏa, gây ra tình trạng không yên ở những khu vực này. Các nhân sĩ các giới đã mạnh mẽ yêu cầu chính phủ đem quân đi tiễu trừ.

Vào mùa đông năm 1929, Dương Khai Huệ bị Tỉnh trưởng Hồ Nam là Hà Kiến bắt giữ. Với sự giúp đỡ của người thân và học trò của Dương Xương Tế, Tỉnh trưởng Hà Kiến đồng ý rằng, chỉ cần Dương Khai Huệ đăng báo tuyên bố chấm dứt quan hệ vợ chồng với Mao Trạch Đông, thì sẽ được phóng thích, nhưng Dương Khai Huệ từ chối. Ngày 14 tháng 11 năm 1930, Dương Khai Huệ bị Hà Kiến xử tử. Yếu tố cốt yếu đã giết chết Dương Khai Huệ chính là Mao Trạch Đông, người đã từ chối yêu cầu của Dương Khai Huệ để cô đến núi Tỉnh Cương. Trong thời kỳ này, Mao Trạch Đông cũng đã giết hàng chục ngàn người nhóm AB một cách dã man vì lợi ích cá nhân.

Người vợ thứ 3 của Mao

Tháng 10 năm 1934, quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị Quốc Dân Đảng đánh đuổi khỏi Giang Tây, tháo chạy tán loạn. Trong quá trình chạy trốn, Mao Trạch Đông chỉ chú ý đến nhu cầu giải quyết sinh lý của bản thân mà không để ý đến những khó khăn và đau đớn của Hạ Tử Trân. Trong suốt một năm, Hạ Tử Trân ba lần mang thai, khiến cô ốm yếu, nhiều bệnh, già cả vàng vọt.

Mao Trạch Đông không chút cảm động trước ân tình của Hạ Tử Trân đối với mình. Sau khi đến Thiểm Tây, hoàn cảnh hơi ổn định chút liền vứt bỏ Hạ Tử Trân, theo đuổi cô sinh viên từ Bắc Kinh đến, và là phiên dịch tiếng Anh Ngô Hoàng Huệ. Mao còn gian dâm với nữ nhà báo người Mỹ có đường cong gợi cảm Smedley. Một lần gian dâm bị Hạ Tử Trân bắt gặp, Hạ Tử Trân đã run lên vì tức giận, đe dọa sẽ cử người bảo vệ của mình đi giết 'hai con đĩ'. Mao Trạch Đông không bao giờ nhận lỗi lầm của mình, Mao đã không nhận lỗi với Hạ Tử Trân, trái lại còn đuổi cô ra khỏi Diên An. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ có câu cửa miệng ở Diên An thời bấy giờ: “Ta vào sinh ra tử giành thiên hạ, chơi gái là cái quái gì đâu?”

Sau khi bị trục xuất khỏi Diên An, Hạ Tử Trân mang thai đến Mátxcơva. Vào mùa xuân năm 1938, đứa con thứ sáu của Hạ Tử Trân được sinh ra. Vào mùa đông năm 1938, trong cái lạnh âm 38 độ ở Mátxcơva, con trai của Hạ Tử Trân mắc bệnh viêm phổi và qua đời vì không được cấp cứu kịp thời. Năm 1939, Hạ Tử Trân yêu cầu trở lại Diên An, nhưng Mao Trạch Đông từ chối, mà gửi cô con gái ba tuổi Kiều Kiều đến Mátxcơva như một lời đáp lại yêu cầu của Hạ Tử Trân.

Những chiến hữu gọi là "vì nhân dân phục vụ" của Mao Trạch Đông, không những không cảm thông với Hạ Tử Trân, mà sau đó còn không chịu thừa nhận Hạ Tử Trân là vợ của Mao Trạch Đông, kết quả là sự đãi ngộ đối với Hạ Tử Trân ở Mátxcơva giảm xuống con số không. Kiều Kiều bị ốm nặng trong nhà trẻ, bị bác sĩ bị tống vào nhà xác. Hạ Tử Trân đã làm ầm ĩ với hiệu trưởng của trường mẫu giáo về chuyện này. Hiệu trưởng của trường mẫu giáo thực sự coi Hạ Tử Trân như một kẻ mất trí, cô bị giam trong một bệnh viện tâm thần trong sáu năm.

Trong những năm cuối đời, Hạ Tử Trân cùng con gái Lý Mẫn và cháu gái Khổng Đông Mai.
Trong những năm cuối đời, Hạ Tử Trân cùng con gái Lý Mẫn và cháu gái Khổng Đông Mai. (Ảnh qua aboluowang)

Giang Thanh: người vợ thứ 4 của Mao

Mùa hè năm 1938, Mao Trạch Đông gặp ngôi sao điện ảnh 25 tuổi Lan Bình (tức Giang Thanh, Lý Vân Hạc) dưới sự "tiến cử" của quân sư quạt mo Khang Sinh. Trước Mao Trạch Đông, Lan Bình đã có 4 đời chồng hoặc chung sống như vợ chồng, đó là: Ngụy Hạc Linh (bạn cùng lớp của Giang Thanh tại nhà hát kịch thực nghiệm Sơn Đông), Hoàng Kính (sau năm 1949 từng làm Thị trưởng Thiên Tân), Đường Nạp (nhà phê bình phim) và Chương Mẫn (Đạo diễn phim). Sau khi Mao Trạch Đông và Giang Thanh làm quen, Mao mời Giang Thanh đến tư dinh nói chuyện rất lâu, giữ lại ăn cơm và qua đêm, đêm đó Mao Trạch Đông và Giang Thanh đã sống chung với nhau.

Vào thời điểm đó, Viện Bình kịch Diên An có bốn đại mỹ nữ là Phùng Phong Minh, Tôn Duy Thế, Trương Tinh Phương và Quách Lan Anh. Trong lúc Mao Trạch Đông và Giang Thanh đang tằng tịu với nhau thì Mao còn nhắm vào Phùng Phong Minh. Phùng Phong Minh là một Hoa kiều trở về từ Đông Nam Á. Vì cô trẻ và đẹp, lại giỏi kịch nên sau khi đến Diên An, trước tiên cô đến đoàn Nghệ thuật Sơn Đông, sau làm diễn viên ở Viện Bình kịch.

Một hôm, sau khi xem "Bài ca nông thôn", Phùng Phong Minh và Giang Thanh cùng Thái Sướng đến vườn táo để chờ ăn tối với Mao Trạch Đông. Sau đó, mọi người rời đi. Mao Trạch Đông mời Phùng Phong Minh đến "nói chuyện chuyên sâu về công tác văn nghệ". Nhân cơ hội đó, Mao Trạch Đông đã cưỡng hiếp Phùng Phong Minh. Sau khi vụ việc xảy ra, Phùng Phong Minh đã rất tức giận, cô đã nhìn thấu bộ mặt xấu xí của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ và cảm thấy rằng mình đã bị lừa dối rất nhiều. Sau đó, người ta nói rằng cuốn nhật ký của Phùng Phong Minh ở Diên An đã gây chấn động Hồng Kông và những nơi khác.

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông dẫn đầu một phái đoàn ĐCSTQ bao gồm Chu Ân Lai đến Mátxcơva thăm Stalin. Người đứng đầu nhóm phiên dịch tiếng Nga là Tôn Duy Thế, con gái nuôi của Chu Ân Lai. Trên đường đi, cô đảm nhiệm chức giáo viên dạy tiếng Nga cho Mao Trạch Đông. Một đêm, Mao Trạch Đông khóa cửa toa tàu, sau khi học được vài từ tiếng Nga, ông ta đã nói chuyện rất lâu với Tôn Duy Thế về mối bất hòa với Giang Thanh, và sau đó ông ta cưỡng hiếp Tôn Duy Thế, người lúc đó bị đánh thuốc mê mơ mơ màng màng. Ngày hôm sau, Tôn Duy Thế kinh sợ khi thấy cô đang ngủ trên giường của Mao Trạch Đông. Cô đã nói với Chu Ân Lai chuyện đó. Chu Ân Lai là 'nô bộc' của Mao Trạch Đông, nên không trách Mao.

Sau khi trở về từ Liên Xô, Mao Trạch Đông đã tính đến chuyện rời bỏ Giang Thanh và kết hôn với Tôn Duy Thế, nhưng lần này Chu Ân Lai không đồng ý. Sau đó, Chu Ân Lai và vợ đã gả Tôn Duy Thế cho nghệ sĩ kịch hào hoa Kim Sơn, người đã lên giường với Lan Bình (tức Giang Thanh) ở Thượng Hải. Nghe nói Mao Trạch Đông nói rằng, ông ta và Kim Sơn không ai nợ ai. Loại tư duy bẩn thỉu này chỉ có Mao Trạch Đông mới có thể nói ra. Sau khi Giang Thanh biết tin về Mao Trạch Đông và Tôn Duy Thế, Giang Thanh đã nghiến răng và muốn trả thù. Sau khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa năm 1966, Giang Thanh đã giam Tôn Duy Thế trong một nhà tù ở Bắc Kinh, Tôn Duy Thế bị lột trần và bị đánh bầm tím khắp người. Sau đó, Chu Ân Lai ký lệnh xử tử Tôn Duy Thế,. Tôn Duy Thế bị đóng đinh vào đầu, cô chết khi mới 38 tuổi.

Giang Thanh và Mao tại Diên An
Giang Thanh và Mao tại Diên An. (Phạm vi công cộng)

Số phận các cô gái sau khi bị Mao ức hiếp chà đạp

Năm 1951, Bành Đức Hoài dẫn quân tiến vào Hàn Quốc, 3 đạo quân của Quân đội ĐCSTQ bị chặn ở Nam Hàn. Đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt của toàn bộ quân đội, Bành Đức Hoài trở về khẩn cấp để gặp Mao Trạch Đông và yêu cầu rút quân, nhưng bị chặn ngoài cửa. Bành Đức Hoài tức giận xông vào phòng ngủ của Mao Trạch Đông, thấy Mao đang ngủ với một nữ y tá trẻ đẹp, Bành Đức Hoài tóc dựng ngược vì tức giận.

Năm 1953, sau khi trở về Bắc Kinh, "Đoàn ca múa quân tình nguyện" được đổi thành "Đoàn ca múa Trung Nam Hải". Những cô gái này đã cùng Mao Trạch Đông và những người khác khiêu vũ hàng đêm. Mao Trạch Đông đôi khi đổi ba bạn nhảy trong một điệu nhạc. Do hành động của Mao quá thô lỗ, các cô gái bị làm nhục đã tố cáo với Bành Đức Hoài. Bành Đức Hoài tức giận đã giải tán "Đoàn ca múa Trung Nam Hải".

Mùa hè năm 1956, Mao Trạch Đông đến Thanh Đảo. Đoàn ca múa Thanh Đảo thập niên 1950 có hai nữ diễn viên xuất sắc nhất là Tiểu A và Tiểu B, đặc biệt Tiểu A là xuất sắc nhất. Một ngày nọ, Ban Tuyên giáo Thành ủy yêu cầu Tiểu A đến Nhà khách Thành ủy để tham gia một cuộc đối thoại cá nhân. Đối với nhiệm vụ chính trị 'vẻ vang' này, Tiểu A không dám lơ ​​là một chút nào, cô lên đường ngay lập tức. Tới nơi, sau khi được một “thủ trưởng” đánh giá, Tiểu A được chọn vào làm việc bên cạnh “Thủ trưởng Trung ương”. Tối hôm đó Tiểu A lên xe, kính xe quấn chặt vải đen. Vẫn chưa yên tâm, tài xế cố ý đi một vòng, cuối cùng cũng đến một biệt thự sâu mà Tiểu A chưa từng đến, thảm đỏ trải ở khắp mọi nơi. Có hai nữ bác sĩ tiếp đãi Tiểu A. Nữ bác sĩ yêu cầu Tiểu A khám sức khỏe sau khi tắm xong, Tiểu A lúc đó là một thiếu nữ chưa lập gia đình, mặt đỏ bừng xấu hổ, cô không biết tại sao cô phải khám sức khỏe kiểu này. Sau đó là làm thẩm mỹ.

Tiểu A hỏi Thủ trưởng Trung ương là ai. Nữ bác sĩ nói: “Em biết đó, thường thấy ảnh đó”.

Tối hôm đó, chị bác sĩ yêu cầu Tiểu A đến phòng trực và yêu cầu Tiểu A phục vụ Thủ trưởng Trung ương trong phòng tắm. Tiểu A không nghĩ rằng đó là công việc tắm cho người khác, nên không dám vào. Sau đó, Thủ trưởng Trung ương từ bên trong tự mình bước ra, Tiểu A sửng sốt đến mức không nói nên lời, Thủ trưởng Trung ương đích thực là Mao Trạch Đông. Cô không thấy xúc động hay cảm động, thay vào đó, cô thấy sợ hãi và bật khóc lớn.

Mao Trạch Đông thấy vậy liền nói: “Ai bảo cô tới?”

Đây thực sự là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Sau đó Mao Trạch Đông tìm lý do và yêu cầu cô quay trở lại. Ở trên xe, người lái xe nói: “Cô gái, hãy nhớ, hôm nay không có chuyện gì xảy ra.”

Ngày hôm sau, Tiểu B được đưa đến biệt thự. Cũng ngày hôm đó, Tiểu A được điều động đi nơi khác, bị điều đến vùng núi Tiểu Hưng Lĩnh phía Đông Bắc xa xôi, làm một công nhân chặt cây ở lâm trường, trong suốt thời gian đó, cô bị chà đạp hành hạ nhiều lần.

Năm 1978, hai năm sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Tiểu A đã là một người phụ nữ 42 tuổi xấu xí, mặt đầy nếp nhăn. Đến khi các cơ quan ban ngành liên quan của thành phố Thanh Đảo thực hiện chính sách đối với cô, cô mới được phép trở về Thanh Đảo với điều kiện “quên hết mọi thứ”. Còn Tiểu B từng phục vụ 'lãnh tụ vĩ đại', người dân Thanh Đảo sau này cho rằng cô được bố trí ở cung điện Bắc Đới Hà của Mao Trạch Đông, có người nói rằng sau đó cô bị đưa đến Ngũ Chỉ Sơn ở đảo Hải Nam, sống cuộc sống biệt lập.

Năm 1961, sau khi Mao Trạch Đông làm cho 30 triệu người chết đói, một cuộc họp 7.000 người đã được tổ chức, sau đó Mao Trạch Đông đến Thượng Hải và sống ở khách sạn Tây Giao. Kể từ đó, Mao Trạch Đông đã quên đi hàng chục triệu người dân chết vì đói, Mao vẫn dâm ô, sa đọa, và nhắm vào minh tinh màn bạc C, người được mệnh danh là mỹ nhân số 1 Thượng Hải.

Một đêm sau khi khiêu vũ, Trương Xuân Kiều, Trưởng ban Tuyên truyền của Thành ủy Thượng Hải, đã chặn C lại và nói rằng, Chủ tịch đã yêu cầu cô ở lại ăn tối, để tìm hiểu về tình hình trong ngành công nghiệp điện ảnh. Trương Xuân Kiều còn nói rằng, mối quan hệ giữa Chủ tịch và Giang Thanh không tốt, các đồng chí lãnh đạo Trung ương đều mong muốn Chủ tịch có thể tìm được người thích hợp về mọi mặt. Đây là phúc âm của cách mạng Trung Quốc cũng như cách mạng thế giới. Trương Xuân Kiều dám nói đường hoàng như thế này, nếu không phải Mao Trạch Đông đồng ý, sao Trương có thể nói những lời dâm loạn thế này. Đêm đó, Mao Trạch Đông và C đã quan hệ tình dục. Sau đó Mao đã để C ở khách sạn Tây Giao cả tuần, rồi để cô ấy sống ở Trung Nam Hải một thời gian. C nghĩ rằng thực sự có hy vọng trở thành thê thiếp cao quý, nên cô đã từ chối tất cả những người có thiện ý giới thiệu mai mối. Sau đó không lâu, C bị Giang Thanh giết chết, cô chịu chung số phận với Tôn Duy Thế.

Những dạ hội khiêu vũ là nơi Mao tuyển cung tần mỹ nữ
Những dạ hội khiêu vũ là nơi Mao tuyển cung tần mỹ nữ. (Ảnh mạng qua Secretchina)

Năm 1965, Mao Trạch Đông gặp D, một nữ diễn viên trẻ của Đoàn ca múa Cửu Giang ở Lư Sơn, D hát và múa giỏi, đặc biệt là rất giỏi đàn tỳ bà. Ngày 9 tháng 9 năm 1976, Mao Trạch Đông qua đời. Vào tháng 10 năm đó, một số quan chức đến từ Bắc Kinh và đưa D đi. Các nhân viên trên núi Lư Sơn đoán rằng cô ấy có lẽ đã được gửi đến núi Ngũ Chỉ ở đảo Hải Nam, để sống với một nhóm phụ nữ đáng thương có cùng trải nghiệm với cô ấy, và được sử dụng để "bảo vệ bí mật hàng đầu của đảng và nhà nước""ngăn chặn việc phá hoại hình tượng vinh quang của đảng". Họ bị giam ở đó vì những lý do như vậy, và cuối cùng biến mất không dấu vết.

Tháng 10 năm 1965, Mao Trạch Đông ở Hàng Châu. Quân đội đóng quân ở Hàng Châu đã chọn một nữ y tá xinh đẹp cho Mao Trạch Đông. Cô E 28 tuổi là phụ nữ độc thân đã ly hôn, cô ấy cao lớn và massage cho Mao Trạch Đông mỗi sáng và tối. Chẳng bao lâu, cả hai tằng tịu với nhau khiến E có thai, Mao Trạch Đông lấy hai nghìn nhân dân tệ và đuổi E đi, sau đó không có tin tức gì về cô E nữa. Sau đó, một nữ y tá đấm bóp trẻ tuổi khác là cô F đã đến. Mao Trạch Đông thích F và gọi cô là "Vũ Xương Ngư". F không "ngoan ngoãn" như E. Người trực ban Trương Ngọc Phong đã mấy lần trông thấy cô F lao ra khỏi phòng ngủ của Mao Trạch Đông, quay mặt vào tường mà khóc. Sau đó, quân đội đã bắt cô F đi, và từ đó không có tin tức gì.

Năm 1973, trong thời gian Mao Trạch Đông tiếp kiến người đứng đầu một quốc gia châu Phi, nhân viên quay phim của Hãng phim Thông tấn Trung ương đã không tuân theo quy định và đến phòng làm việc của Mao Trạch Đông để đặt thiết bị chiếu sáng sớm hơn kế hoạch, và thấy Mao Trạch Đông đang vui vẻ với một người đẹp khỏa thân trong vòng tay của Mao. Nhiếp ảnh gia đã bị sốc, và người đẹp cũng kinh sợ rời khỏi Mao Trạch Đông và ẩn sau tấm bình phong. Tối hôm đó, trong khi Mao Trạch Đông đang nói chuyện với nguyên thủ quốc gia đến từ Châu Phi, thì mỹ nhân trần truồng sau bức bình phong không dám nhúc nhích. Nếu hôm đó máy sưởi trong phòng đột ngột hỏng, hoặc người đẹp không đủ định lực, hoặc người đẹp có chút phấn khích, hoặc bình phong bị đổ thì đã có vụ scandal nổi tiếng thế giới.

Người ta nói rằng số lượng nữ quân nhân, thành viên đoàn nghệ thuật, ngôi sao điện ảnh, diễn viên kịch, và những người phục vụ bị Mao Trạch Đông dâm loạn lên đến hàng nghìn người. Mao Trạch Đông sa đọa dâm loạn đã nổi tiếng xa gần rồi.

Đại Minh
Theo Epochtimes
(Nguồn: Diễn đàn Tự do)



BÀI CHỌN LỌC

Lịch sử dâm loạn của Mao Trạch Đông [Radio]