Lịch sử Nga: 500 năm gió mây biến ảo, vinh quang cuối cùng của Đế quốc Nga đang tiêu tan (P-1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau 500 năm gió mây biến ảo, điều duy nhất mà Nga có thể phô trương là lực lượng quân sự được tích lũy trong thời đại đế chế. Cuộc chiến Nga-Ukraine có thể làm mất đi dấu tích vinh quang cuối cùng của đế quốc Nga. 

Nước Nga nay và xưa

Một cuộc chiến đã trở thành một thời khắc quan trọng làm thay đổi tiến trình lịch sử, và có rất nhiều trường hợp như vậy trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh là cuộc tranh giành sức mạnh quốc gia, đồng thời nó cũng là sự phân bổ lại sức mạnh quốc gia trong tình hình quốc tế hoặc mô hình địa chính trị thay đổi. Sự biến động của sức mạnh quốc gia trong chiến tranh có nghĩa là trật tự quốc tế ban đầu sắp bị cải tổ.

Chiến tranh Nga và Ukraina nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 là cuộc chiến lớn nhất ở Châu Âu 30 năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và là cuộc chiến quan trọng nhất trong 20 năm hội nhập kinh tế toàn cầu vừa qua. Nó diễn ra tại một khu vực nhạy cảm, và vào một thời điểm lịch sử nhạy cảm. Cuộc chiến này chắc chắn sẽ trở thành một sự kiện lịch sử làm thay đổi mô hình thế giới. Người ta cho rằng sau cuộc chiến này, nước Nga, một nước hoàn toàn lạc hậu về công nghệ, kinh tế, và hệ thống chính trị, sẽ bất lực trong việc tiêu tán dấu vết cuối cùng của vinh quang đế quốc trong lịch sử của mình, và trở thành một nước hạng ba do hậu quả của chiến tranh và các biện pháp trừng phạt chung của các nước phương Tây.

Kể từ khi giành được độc lập dưới sự thống trị của người Mông Cổ vào cuối thế kỷ 15, Nga đã thừa hưởng gene hiếu chiến của người Mông Cổ, và dần vươn lên thành quốc gia lớn nhất thế giới trong 500 năm phát triển sau đó, nhưng nền văn minh của Nga luôn bị tụt hậu. Đồng thời, đối với nền văn minh Châu Âu, ngoài thực tế là sức mạnh quân sự rất mạnh trong một thời gian ngắn trong lịch sử, Nga chưa bao giờ trở thành một nền văn minh tiên tiến hơn các nước cùng thời về hệ thống chính trị, mô hình kinh tế và các khía cạnh tư tưởng và văn hóa.

Trong lịch sử nhân loại, văn minh Trung Hoa và văn minh La Mã là những nền văn minh rực rỡ nhất trong 3.000 năm qua, đồng thời chúng cũng trở thành biểu tượng của nền văn hóa phương Đông và phương Tây trên thế giới ngày nay. Nền văn minh La Mã được chia thành hai nhánh: Tây La Mã và Đông La Mã, rõ ràng nền văn minh Tây La Mã phát triển đã trở thành chính thống của văn minh phương Tây, trong khi Nga, vốn kế thừa văn hóa Đông La Mã, và có hệ thống kinh tế chính trị ra đời từ đế quốc Mông Cổ và đế chế Xô Viết lạc hậu. Sau chiến tranh Nga và Ukraina, cuối cùng nước Nga ngày càng rời xa nền văn minh phương Tây.

Sa Hoàng Ivan Bạo Chúa. (Phạm vi công cộng)

Bốn phương thức truyền bá văn minh trong lịch sử loài người

Lịch sử loài người là lịch sử tiến bộ không ngừng của các nền văn minh, trong quá trình lịch sử, nói chung có bốn phương thức kết hợp lẫn nhau giữa các nền văn minh nhân loại khác nhau.

Mô hình La Mã: nền văn minh tiên tiến truyền bá nền văn minh của mình đến các khu vực bị chinh phục thông qua việc chinh phục bằng vũ lực;

Mô hình của người Mông Cổ: nền văn minh lạc hậu đã chinh phục các khu vực văn minh tiên tiến bằng vũ lực, nhưng bản thân họ đã bị các nền văn minh tiên tiến này đồng hóa và trở thành một phần của nền văn minh đó;

Mô hình Anh-Pháp: truyền bá nền văn minh tiên tiến từ mẫu quốc đến các vùng thuộc địa lạc hậu bằng cách thành lập thuộc địa, phát triển thương mại và buôn bán trong thời đại tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng;

Mô hình Trung Quốc cổ đại: trong quá trình phát triển, văn hóa Trung Quốc cổ đại không bị chinh phục bằng vũ lực hay thông qua buôn bán thuộc địa, mà thông qua ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ của chính mình, cho phép các dân tộc xung quanh xác định và tích cực đồng hóa. Khổng Tử nói: “Nếu người phương xa không chịu tiếp nhận, thì từ đó phải tu dưỡng đạo đức”. Đây là ánh sáng khai hóa của nền văn minh Trung Hoa.

Sự lan rộng của nền văn minh Châu Âu: Từ Mô hình La Mã đến Mô hình Anh-Pháp

Sau khi Cộng hòa La Mã được thành lập vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nó tiếp tục truyền bá nền văn minh thương mại và chính trị có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại này đến các khu vực lân cận của Địa Trung Hải thông qua việc mở rộng quân sự. Vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, Cộng hòa La Mã phát triển thành Đế chế La Mã, sức mạnh quốc gia của nó hùng mạnh chưa từng có, lãnh thổ của nó trải dài từ Châu Âu, Châu Phi đến Châu Á. Biển Địa Trung Hải đã trở thành biển nội địa của Đế chế La Mã. Chỉ có Vương triều Hán ở Trung Quốc có thể so sánh với La Mã. Hai đế quốc là La Mã và Vương triều Hán cũng lần lượt thiết lập các hình thái cơ bản của văn minh phương Tây và văn minh Trung Hoa sau này.

Vào cuối thế kỷ thứ 4, hoàng đế La Mã đã chỉ định Cơ đốc giáo (Kitô giáo) là quốc giáo, và Đế chế La Mã hùng mạnh đã trở thành nhà nước giám hộ và trung tâm thúc đẩy tín ngưỡng Cơ đốc giáo. Các tín ngưỡng, cùng với đức tin Cơ đốc, đã xây dựng nên nền văn minh Châu Âu sau này. Mô hình La Mã có thể nói là kỷ nguyên 1.0 của sự phát triển và truyền bá văn minh phương Tây.

Về sự diệt vong của đế quốc Đông La Mã Byzantium năm 1453, có thể coi văn minh phương Tây đã kết thúc thời đại La Mã và bước vào thời kỳ sơ khai giai đoạn 2.0. Vào thời điểm này, hầu như toàn bộ Châu Âu đều tin vào Cơ đốc giáo. Ba chủng người sinh sống xung quanh Rome, đó là người Celt ở phía Tây, người Slav ở phía Đông và người Đức ở phía Bắc, tất cả đều trở thành một phần của hệ thống văn minh Cơ đốc giáo dưới sự bức xạ của Văn hóa La Mã.

Vào thời kỳ La Mã, do sự phân chia của Đông và Tây La Mã, Cơ đốc giáo được chia thành hai giáo phái vào thế kỷ 11, đó là Giáo hội Công giáo với Giám mục Tây La Mã làm nòng cốt, và Giáo hội Chính thống Đông Phương với Giám mục Byzantine là cốt lõi.

Vào thế kỷ 16, có một phong trào cải cách tôn giáo trong Nhà thờ Công giáo, và một giáo phái thứ ba, Đạo Tin lành, đã được tách ra. Tây, Trung và Bắc Âu thừa hưởng đức tin Công giáo và Tin lành, trong khi Đông và Nam Âu và vùng Balkan kế thừa đức tin Chính thống giáo.

Vào thời kỳ hậu La Mã vào giữa thế kỷ 15, nền văn minh phương Tây tách thành hai nhánh và mở rộng ra bên ngoài. Trong số đó, người Đức và người Latinh ở Tây Âu đã truyền bá các nền văn minh Công giáo và Tin lành đến Châu Mỹ, Châu Phi, Đông Á và Nam Á thông qua hoạt động buôn bán với thuộc địa ở nước ngoài, sau khi bắt đầu Thời đại hàng hải.

Mặt khác, người Slav phương Đông (chủ yếu là người Nga ở Đông Âu) sau khi thoát khỏi ách thống trị của người Mông Cổ, cũng bắt đầu truyền bá nền văn minh Chính thống giáo đến các vùng đồng bằng phía đông của Đông Âu và Siberia bằng phương thức chinh phục quân sự.

Nền văn minh phương Tây kể từ đó đã mở ra một khoảng cách ở đây, và nền văn minh Tây Âu, tiến ra đại dương và Tân thế giới để thực dân và buôn bán, không chỉ kế thừa hệ thống văn minh của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, mà còn phát triển nền chính trị dân chủ hiện đại, hệ thống pháp quyền và nền văn minh công nghiệp trên cơ sở này. Và nền văn minh thương mại tư bản, nâng cấp nền văn minh Châu Âu lên phiên bản 2.0 cũng đã trở thành người phát ngôn đích thực của nền văn minh phương Tây ngày nay.

Trong khi đó, Nga, quốc gia đã vượt qua đồng bằng Đông Âu và dãy núi Ural để đến vùng Siberia, vẫn tồn tại trong kỷ nguyên 1.0 của nền văn minh Châu Âu. Ngoại trừ việc mở rộng lãnh thổ bằng cách chinh phục vũ lực ra, về dân chủ hóa, công nghiệp hóa và phát triển chủ nghĩa tư bản, nước Nga dần dần biến thành một đế quốc lạc hậu toàn diện, không thể bắt kịp sự phát triển của nền văn minh Tây Âu cùng thời.

Phương thức buôn bán với thuộc địa của phương Tây là phương thức truyền bá văn minh ở mức độ cao hơn so với mô hình La Mã. Hai quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới là Anh và Pháp, tác giả gọi mô hình này là “mô hình Anh - Pháp”. Biểu hiện chủ yếu của nó là: Các nước Tây Âu trong thời đại đó dần nới lỏng quyền sở hữu đất đai, chú trọng mưu cầu quyền lực và không gian để phát triển thương mại, đồng thời chú trọng hơn đến tinh thần hợp đồng và thực hành hệ thống tư pháp trong quan hệ đối ngoại. Đây cũng là sự thay đổi cơ bản trong chiến lược quốc gia, do sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh thương mại và công nghiệp ở Tây Âu trở nên rõ ràng hơn.

Năm 1842, sau Chiến tranh Nha Phiến lần thứ nhất, chính phủ Anh và nhà Thanh ký Hiệp ước Nam Kinh Trung-Anh, đây là liên minh đầu tiên trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Các quyền mà người Anh yêu cầu trong hiệp ước này là mở cửa giao thương cho 5 thành phố ven biển của Trung Quốc, và cắt Đảo Hong Kong, có diện tích khoảng 80 km vuông, làm cơ sở cung cấp thương mại của Anh ở Viễn Đông. Từ năm 1858 đến năm 1860, Trung Quốc và Anh có tranh chấp về quyền tài phán của tàu chở hàng Yarrow, cuối cùng dẫn đến Chiến tranh Nha Phiến lần thứ 2. Một giáo sĩ truyền giáo người Pháp ở Trung Quốc bị giết do làm trái pháp luật nhà Thanh, thế là nước Pháp cũng cuốn vào cuộc chiến này. Chiến tranh kết thúc với việc quân đồng minh Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh, và chính phủ nhà Thanh ký kết hòa ước kết thúc chiến tranh.

Trong Chiến tranh Nha Phiến lần thứ 2, các quyền mà Anh yêu cầu với tư cách là một quốc gia chiến thắng, ngoài các khoản bồi thường chiến tranh, là mở rộng các kênh thương mại và mở thêm các cảng cho thương mại, đồng thời cắt Bán đảo Cửu Long rộng 47 km vuông cho Anh.

Mặt khác, Nga sử dụng cuộc chiến tranh giữa Anh, Pháp và Trung Quốc để buộc chính quyền nhà Thanh ký "Hiệp ước Thiên Tân", và "Hiệp ước Bắc Kinh" để chiếm 1 triệu km vuông đất ở Đông Bắc Trung Quốc. Nhiều năm sau, năm 1864, Nga lại buộc chính phủ nhà Thanh phải ký hiệp ước "Trung-Nga phân định ranh giới Tây Bắc", cắt 440.000 km vuông đất ở Tây Bắc Trung Quốc. Trong Chiến tranh Nha Phiến Trung-Anh lần thứ 2, Nga đã cướp của Trung Quốc khoảng 1,44 triệu km vuông đất, tương đương với 6 lần lãnh thổ của Anh, hay 18.000 lần đảo Hong Kong.

Các cường quốc Anh, Đức, Nga, Pháp, Nhật phân chia chiếc bánh Trung Quốc. (Phạm vi công cộng)

So với sự cướp bóc dã man của Nga, thì nước Anh hùng mạnh hơn chỉ chiếm được đảo nhỏ Hong Kong và bán đảo Cửu Long trong hai cuộc Chiến tranh Nha Phiến (tất nhiên tác giả không nói hành vi chiếm đóng là chính nghĩa). Còn Hoa Kỳ hậu sinh khả úy với sức mạnh quốc gia đứng đầu, thậm chí còn không chiếm một tấc lãnh thổ của Trung Quốc, điều này rõ ràng không phải vì Anh và Hoa Kỳ không có khả năng chiếm thêm đất ở Trung Quốc, mà là nền văn minh thương mại tư bản do Anh và Hoa Kỳ phát triển lúc này không theo đuổi quyền kiểm soát lâu dài đối với đất của các quốc gia khác, nhưng lại chú ý nhiều hơn đến việc thiết lập một hệ thống thương mại quốc tế công bằng và lâu dài trên đất của các quốc gia khác.

Việc buôn bán với thuộc địa do các nước Tây Âu thực hiện, đã thúc đẩy sự truyền bá văn minh phương Tây ra thế giới, và có ảnh hưởng sâu rộng. Sau khi thời đại hàng hải bắt đầu, các nước Tây Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp đã thành lập các thuộc địa trên khắp thế giới, đồng thời họ cũng mang theo đức tin Cơ đốc, tinh thần hợp đồng kinh doanh, công nghệ sản xuất công nghiệp, và những ý tưởng của tự do và dân chủ của nền văn minh phương Tây đến các thuộc địa, tạo thành vòng văn minh phương Tây rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Nhiều quốc gia lớn đang hoạt động trên trường thế giới ngày nay, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Úc, Brazil, Argentina, v.v., đã từng là thuộc địa của các nước Tây Âu.

Trong quá trình lan rộng của làn sóng văn minh phương Tây này, toàn bộ Châu Mỹ và miền nam Châu Phi đều trở thành các quốc gia theo đạo Cơ đốc, tiến thẳng vào thời đại kinh tế thị trường và văn minh công nghiệp. Phương thức buôn bán với thuộc địa và chế độ thuộc địa được khởi xướng bởi thời đại hàng hải, trong quá trình phát triển hơn 400 năm, đã thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền văn minh toàn cầu. Cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai, một mô hình toàn cầu mới đã xuất hiện cho nhân loại - Chiến tranh Lạnh.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Huệ Hổ Vũ)

(Xem Phần 2)

Nguyệt Hà
Theo Huệ Hổ Vũ - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Lịch sử Nga: 500 năm gió mây biến ảo, vinh quang cuối cùng của Đế quốc Nga đang tiêu tan (P-1)