Lời cảnh tỉnh của Thần Phật: Ai Cập cổ xưa và Vũ Hán hiện đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phương pháp thoát khỏi đại nạn vô cùng giản đơn, chân thành sám hối bản thân, nối liền sợi dây với Thần Phật. Vì chính họ đang đợi bạn quay về. Sinh tử hoạ phúc, cát hung thất đắc, đều ở trước mặt mọi người. 

Đôi mắt ngấn lệ của những em nhỏ mất cha, gương mặt đau thương của những người con mất mẹ, nỗi buồn phiền và áp lực đè nặng của những người công nhân thất nghiệp phải lo toan từng miếng cơm manh áo, niềm vui dần biến mất của những cô cậu học trò, thay vào đó lo âu, sợ hãi và buồn tẻ như chiếc mặt nạ bám chắc nịch trên khuôn mặt của mỗi người trên trái đất nhỏ bé này, quả là xót xa… Vậy đâu là lối thoát?

Dịch bệnh bùng phát chưa hoàn toàn đáng sợ, bởi thứ thực sự mất đi chỉ là thân xác thịt bề mặt. Đánh mất niềm tin, đánh mất tâm hồn và đạo đức cao cả, chối bỏ thiện lương và tín ngưỡng vào các vị Thần Phật đó mới là sự nguy hiểm tột cùng của sinh mệnh… Và cuối cùng, là phúc hay là hoạ đều chính dựa vào sự tuyển trạch của mỗi người!

Ai Cập cổ xưa, uyên nguyên lịch sử

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã hoạ nên một bức tranh tổng thể xã hội vô cùng minh xác: cho dù bạn là thương nhân hay tỷ phú, minh tinh hay trí giả, chuyên gia hay dân thường… cũng đều không thể có cửa ngách thoát khỏi đại nạn, vì virus hoành hành không phải là vô duyên vô cớ, đối tượng tìm nhắm của chúng cũng không là tuỳ tiện. Trong Thánh Kinh cũng đã từng ghi chép câu chuyện 10 đại thảm họa xảy ra ở xứ Ai Cập xưa, và lịch sử đã chứng minh rằng: cho dù một đất nước có giàu có cỡ nào, quân đội có hùng mạnh ra sao, nếu đánh mất đi sự bảo hộ của Thần Phật thì nguy cơ sụp đổ chỉ như tích tắc. Những người Do Thái (*) được Thiên Chúa che chở, tuy rằng chỉ dựa vào ấn ký máu cừu và cây quyền trượng trong tay Moses (*) lại có thể vượt qua kiếp nạn.

Lịch sử đã chứng minh rằng: cho dù một đất nước có giàu có cỡ nào, quân đội có hùng mạnh ra sao, nếu đánh mất đi sự bảo hộ của Thần Phật thì nguy cơ sụp đổ chỉ như tích tắc.
Lịch sử đã chứng minh rằng: cho dù một đất nước có giàu có cỡ nào, quân đội có hùng mạnh ra sao, nếu đánh mất đi sự bảo hộ của Thần Phật thì nguy cơ sụp đổ chỉ như tích tắc. (Ảnh: Wikimedia Commons)

10 Thảm họa của Ai Cập cổ đại

Thế kỷ 13 TCN, vua Pharaoh xứ Ai Cập cổ không tin Thiên Chúa, càng cố chấp không phóng thích nô lệ người Do Thái. Vậy nên vì muốn cứu rỗi họ thoát khỏi đế chế hung hăng này, Thượng Đế đã liên tục giáng xuống tai hoạ ngày càng nặng nề lên đất nước Ai Cập.

Dòng sông nhuốm máu

Nước sông Nile đột ngột đỏ rực như nhuốm máu, cá tôm chết la liệt khiến dòng sông trở nên hôi thối, nhân dân Ai Cập cho rằng dường như đã mất đi sự che chở của Thần sông Ai Cập vậy nên vô cùng hoảng loạn. Sau bảy ngày nước sông sạch trong trở lại. Tuy nhiên vua Pharaoh lại cho rằng việc nước sông biến thành đỏ chỉ là ngẫu nhiên, cũng không hề nghiêm túc suy xét.

Vua Pharaoh lại cho rằng việc nước sông biến thành đỏ chỉ là ngẫu nhiên, cũng không hề nghiêm túc suy xét.
Vua Pharaoh lại cho rằng việc nước sông biến thành đỏ chỉ là ngẫu nhiên, cũng không hề nghiêm túc suy xét. (Ảnh: Wikipedia)

Ếch nhái tràn bờ

Một lượng lớn ếch nhái nhảy lên bờ, tấn công vào cung điện, nhà dân, nhảy trên bàn ăn, giường ngủ, đâu đâu cũng có, nhiều không kể xiết. Đêm đến, những con ếch da sần sùi lành lạnh dinh dính nhảy vào giường khiến cho người dân khiếp đảm giật mình tỉnh giấc.

Pharaoh ngạo nghễ khi này mới cảm thấy bất lực, chỉ có cách cầu xin Moses, xin Chúa hãy thu hồi lũ ếch lại, và ông ta hứa rằng sẽ để người Do Thái được tự do. Tuy nhiên, ngay sau khi tai hoạ được giải trừ, Pharaoh lại cảm thấy hối tiếc vì những gì mình đã tuyên bố, cuối cùng ông ta đã nuốt lời, kiên quyết giữ lại người Do Thái làm nô lệ.

Ếch nhái tràn bờ - Thảm họa Ai Cập cổ đại
Pharaoh cảm thấy bất lực, đành cầu xin Moses, xin Chúa hãy thu hồi lũ ếch lại, và hứa rằng sẽ để người Do Thái được tự do. Nhưng sau đó ông ta lại nuốt lời. (Ảnh: Wikipedia)

Chấy rận đầy người

Vì Pharaoh vẫn chưa hối cải, trên thân người Ai Cập cùng gia súc của họ đột nhiên xuất hiện việc bị chấy rận bò khắp, phủ kín, ai nấy đều vô cùng sợ hãi khó chịu.

Vì Pharaoh vẫn chưa hối cải, trên thân người Ai Cập cùng gia súc của họ đột nhiên xuất hiện việc bị chấy rận bò khắp, phủ kín
Vì Pharaoh vẫn chưa hối cải, trên thân người Ai Cập cùng gia súc của họ đột nhiên xuất hiện việc bị chấy rận bò khắp, phủ kín. (Ảnh: Wikipedia)

Ruồi bâu đầy nhà

Một đàn ruồi lớn tiến vào cung điện và nhà dân ở Ai Cập, chúng vô cùng bẩn thỉu, đậu khắp mọi nơi, nhưng những nơi có người Do Thái sinh sống thì một con cũng không bâu đến.

Một đàn ruồi lớn tiến vào cung điện và nhà dân ở Ai Cập, chúng vô cùng bẩn thỉu, đậu khắp mọi nơi.
Một đàn ruồi lớn tiến vào cung điện và nhà dân ở Ai Cập, chúng vô cùng bẩn thỉu, đậu khắp mọi nơi. (Ảnh: Wikipedia)

Bệnh dịch gia súc

Gia súc trên các cánh đồng ở Ai Cập bao gồm ngựa, lừa, lạc đà, bò, cừu đều mắc ôn dịch trầm trọng, hầu như tất cả chúng đều ngã đổ rạp xuống đất, vua Pharaoh phái người đi điều tra liền phát hiện một điều kinh ngạc rằng gia súc của người Do Thái không hề nhiễm dịch bệnh, tuy nhiên trong tâm ông ta vẫn cố thủ, quyết không để bách tính người Do Thái được tự do.

Gia súc trên các cánh đồng ở Ai Cập bao gồm ngựa, lừa, lạc đà, bò, cừu đều mắc ôn dịch trầm trọng, hầu như tất cả chúng đều ngã đổ rạp xuống đất.
Gia súc trên các cánh đồng ở Ai Cập bao gồm ngựa, lừa, lạc đà, bò, cừu đều mắc ôn dịch trầm trọng, hầu như tất cả chúng đều ngã đổ rạp xuống đất. (Ảnh: Wikipedia)

Dịch bệnh phát ban

Tai hoạ liên miên vẫn chưa chấm dứt, trên thân người và súc vật người Ai Cập đều xuất hiện phát ban và nổi mụn nhọt, đến cả những pháp sư niệm chú quyết hay sử dụng pháp thuật đều gặp phải khó khăn do lở loét.

Trên thân người và súc vật người Ai Cập đều xuất hiện phát ban và nổi mụn nhọt, đến cả những pháp sư niệm chú quyết hay sử dụng pháp thuật đều gặp phải khó khăn do lở loét.
Trên thân người và súc vật người Ai Cập đều xuất hiện phát ban và nổi mụn nhọt, đến cả những pháp sư niệm chú quyết hay sử dụng pháp thuật đều gặp phải khó khăn do lở loét. (Ảnh: Wikipedia)

Nạn mưa đá

Kinh qua biết bao nhiêu đại nạn vua Pharaoh vẫn chưa biết hối cải, vậy nên Thượng Đế đã định ra ngày giờ, giáng mưa đá xuống Ai Cập. Ngày đó cuối cùng đã đến, và trận mưa đá lớn nhất từ khi nước Ai Cập được dựng lên đã đổ ụp xuống đất nước này, phá tan tất cả mọi thứ trên ruộng vườn, bao gồm cả người, súc vật, thực vật… chỉ riêng nơi người Do Thái sinh sống thì một viên đá cũng tìm không ra.

Vua Pharaoh quá đỗi kinh hoàng không thể không triệu hồi Moses và Aaron tới, trên miệng ông ta thừa nhận tội lỗi của mình, thừa nhận công đức của Thiên Chúa Jehovah, cầu xin Ngài dừng trận mưa đá này lại. Moses chắp tay khấn bái, một lúc sau mưa đá đã dừng. Thảm hoạ một khi được dừng lại, Pharaoh vẫn chứng nào tật ấy, bội tín bội nghĩa, không phê chuẩn cho người Do Thái được tự do.

Kinh qua biết bao nhiêu đại nạn vua Pharaoh vẫn chưa biết hối cải, vậy nên Thượng Đế đã định ra ngày giờ, giáng mưa đá xuống Ai Cập.
Kinh qua biết bao nhiêu đại nạn vua Pharaoh vẫn chưa biết hối cải, vậy nên Thượng Đế đã định ra ngày giờ, giáng mưa đá xuống Ai Cập. (Ảnh: Wikipedia)

Đại nạn châu chấu

Nạn châu chấu tiếp tục kéo đến! Một đàn châu chấu khổng lồ kéo vào Ai Cập như rợp trời dậy đất, bất cứ cây cỏ nơi nào chúng đi qua đều bị ăn sạch. Vì cầu cứu Thiên Chúa lần nữa giải trừ thiên tai, Pharaoh lại cho gọi Moses đến và xin nhận tội, Moses chấp nhận thêm lời thỉnh cầu lần này của Pharaoh, đàn châu chấu đã bị gió tây thổi ngược quay về phía biển.

Một đàn châu chấu khổng lồ kéo vào Ai Cập như rợp trời dậy đất, bất cứ cây cỏ nơi nào chúng đi qua đều bị ăn sạch.
Một đàn châu chấu khổng lồ kéo vào Ai Cập như rợp trời dậy đất, bất cứ cây cỏ nơi nào chúng đi qua đều bị ăn sạch. (Ảnh: Wikipedia)

Thảm họa bóng đêm

Nạn châu chấu đã qua nhưng thái độ của Pharaoh vẫn rất cứng rắn, kết quả thảm họa bóng đêm đã tới. Liên tục ba ngày ba đêm không hề có ánh mặt trời, cả Ai Cập chìm trong bóng tối, ngay cả khi giơ bàn tay ra cũng không nhìn thấy năm ngón, mọi người không thể nhìn thấy nhau và đều sợ hãi núp ở trong nhà. Nhưng những hộ dân người Do Thái vẫn có được ánh sáng mặt trời như thường lệ.

Người Ai Cập kính bái tín ngưỡng vào Thần Mặt Trời, khi họ phát hiện Thần Mặt Trời không còn che chở cho họ nữa, ai nấy đều rất sợ hãi không thể soi xét lại bản thân. Lần này Pharaoh truyền gọi Moses đến, chấp thuận thả người Do Thái, Moses yêu cầu lấy gia súc làm vật chứng nhưng Pharaoh kiên quyết không đồng ý, hơn nữa còn dùng cái chết để uy hiếp Moses.

Liên tục ba ngày ba đêm không hề có ánh mặt trời, cả Ai Cập chìm trong bóng tối, ngay cả khi giơ bàn tay ra cũng không nhìn thấy năm ngón.
Liên tục ba ngày ba đêm không hề có ánh mặt trời, cả Ai Cập chìm trong bóng tối, ngay cả khi giơ bàn tay ra cũng không nhìn thấy năm ngón. (Ảnh: Wikipedia)

Hết thảy trưởng nam trong xứ Ai Cập đều chết hết

Cầu cứu và cảnh cáo đều không làm lay động được Pharaoh, vì vậy Thần đã dùng đến cách trừng phạt cuối cùng.

Đại kiếp bắt đầu vào lúc nửa đêm, từ vua Pharaoh đến người hầu và thậm chí cả những người bị nhốt trong ngục tù, trưởng nam của họ cùng những gia súc đầu lòng mới sinh đều bị Thần phái Sứ giả tới tiêu diệt toàn bộ. Người Do Thái thuận theo chỉ điểm của Thần, bôi máu cừu lên các khung cửa ở nhà, vậy nên khi Sứ giả được phái tới nhận thấy dấu hiệu này đã không động đến người và gia súc của người Do Thái, tất cả họ đều bình an vô sự.

Tại Ai Cập cổ đại, trưởng nam là chủ gia đình, và khi đại nạn xảy ra, con trưởng của mỗi hộ gia đình xứ Ai Cập đều chết hết! Mọi người bàng hoàng run rẩy, tiếng kêu khóc khắp mọi nơi, Pharaoh lúc này không thể không đồng ý để người Do Thái cùng gia súc của họ rời đi.

Tại Ai Cập cổ đại, trưởng nam là chủ gia đình, và khi đại nạn xảy ra, con trưởng của mỗi hộ gia đình xứ Ai Cập đều chết hết!
Tại Ai Cập cổ đại, trưởng nam là chủ gia đình, và khi đại nạn xảy ra, con trưởng của mỗi hộ gia đình xứ Ai Cập đều chết hết! (Ảnh: Wikipedia)

Không lâu sau Pharaoh lại cảm thấy hối tiếc, hạ lệnh quân đội lần theo dấu vết truy tìm người Do Thái, khi này đứng trướng Biển Đỏ mênh mông, Moses giơ cao chiếc quyền trượng của mình và cầu xin Chúa Trời hiển linh, Moses làm nước biển rẽ sang hai bên, mở lối cho người Do Thái đi qua. Khi người Ai Cập đuổi tới cận kề, nước Biển Đỏ đột nhiên phủ đầy trở lại, chôn vùi đạo quân hùng hậu…

Moses đưa người dân dẫn qua Biển Đỏ
Moses đưa người dân dẫn qua Biển Đỏ. (Ảnh của hoạ sĩ người Nga Ivan Constantinovich Ivazovsky - trong phạm vi được sử dụng).

Khải thị: 10 thảm họa liên tiếp giáng xuống không phải là Thần thoại

Trong Thánh Kinh có ghi lại 10 thảm họa của Ai Cập cổ đại này, mỗi lần tai họa giáng xuống đều do Thiên Chúa Jehovah cấp cho Moses và Aaron pháp lực, tại nhân gian mà hiển hiện những thảm hoạ dị thường: Quyền trượng chĩa hướng xuống sông Nile tạo thành biển máu; ếch kéo nhau lên bờ; Moses lại chĩa cây trượng xuống đất, chấy rận bò khắp người và gia súc; ông lại giương chiếc trượng hướng lên trời, mưa đá dội xuống thối đất thối cát; tiếp sau là thảm họa bóng đêm đen tối. 10 dị tượng ở Ai Cập cổ cũng luôn là đề tài bàn tán từ lịch sử tới nay, có một giả thuyết cho rằng nước sông Nile nhuốm đỏ là do nham thạch chảy vào sau trận lũ lụt phun trào. Nhưng chăng tất cả các thảm hoạ về sau đều xuất hiện một cách liên tục, hơn nữa lại chính khớp với việc Pharaoh kiên quyết không thả người Do Thái? Thần hành sự tại nhân gian, nhất định là mượn dùng phương thức mà con người có thể lý giải được, cái gọi là “hiện tượng tự nhiên" chẳng qua chỉ là cái cớ, những ai thực sự tín Thần mới có thể thông tỏ, liễu giải được sự phẫn nộ của Thần Phật mà kịp thời cảnh tỉnh bản thân.

Một số phát hiện chứng thực khác cũng đều cho rằng 10 thảm họa Ai Cập cổ đại không phải là câu chuyện Thần thoại hay hư cấu huyễn hoặc, mà chính là sự thật của lịch sử; Pharaoh kế nhiệm trước sau năm 1200 TCN đã được xác thực không phải là thái tử (con trưởng của Pharaoh thời bắt người Do Thái làm nô lệ), điều này xác thực là chuẩn khớp với thảm họa thứ 10 ở Ai Cập; các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu xứ Ai Cập cổ thực sự đã phát sinh 10 lần thảm hoạ liên tiếp như vậy, và từng thảm họa đều được mô tả y hệt như trong Thánh Kinh.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu xứ Ai Cập cổ thực sự đã phát sinh 10 lần thảm hoạ liên tiếp như vậy, và từng thảm họa đều được mô tả y hệt như trong Thánh Kinh. 
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu xứ Ai Cập cổ thực sự đã phát sinh 10 lần thảm hoạ liên tiếp như vậy, và từng thảm họa đều được mô tả y hệt như trong Thánh Kinh. (Ảnh: Pxfuel)

Có phải tất cả người Ai Cập đều có tội?

Sự ngoan cố của Pharaoh cuối cùng đã hủy hoại đất nước và dân tộc của ông, nhưng liệu tất cả người dân Ai Cập đều phải chịu nạn mất con như nhau? Có phải tất cả người Ai Cập đều có tội?

Mọi chỉ thị tàn bạo của những người cai trị đều được toàn dân Ai Cập làm theo mà không hề mảy may suy nghĩ từ đó gây ra tội ác. Từ các linh mục, quan viên đến thường dân Ai Cập, từ người giàu đến người nghèo, từ trên xuống dưới, người Ai Cập đều làm ngơ trước những nỗi đau mà người Do Thái phải chịu mà tận lực phục tùng các chính sách của Pharaoh, ngay cả khi họ không trực tiếp tham gia thì cũng là có tội. Hơn vậy, họ còn chế giễu Moses, xúc phạm Thiên Chúa. Điều rõ ràng nhất bộc lộ ở thảm họa thứ 10, Thiên Chúa vẫn là cấp cho người dân Ai Cập cơ hội và Ngài để Moses cho các tín đồ lan rộng cảnh báo cho mọi người, bao gồm cả người Do Thái và người Ai Cập rằng “thảm họa sắp xảy đến, bằng cách tin vào Chúa, nếu bạn bôi máu cừu vào khung cửa, bạn có thể được bảo hộ trong hiểm nguy”. Nhưng hầu hết người Ai Cập đã cười nhạo điều này và chế giễu là mê tín.

Kỳ thực, người Ai Cập ngay cả khi họ không tin vào Chính Thần, thì dựa trên việc đo lường thiện ác thị phi, cũng nên nhìn thấu được sự cai trị của Pharaoh: Các vị vua của họ có cư xử đạo đức không? Mù quáng tự mình hành động theo lệnh của Pharaoh có phải là trợ Trụ vi ngược - đồng lõa cái ác? Liệu họ có làm đúng như lương tâm của chính họ? Đáng tiếc thay toàn bộ người dân Ai Cập đã tham gia vào cuộc đàn áp người Do Thái và còn thấy vô cùng thoải mái. Điều này đã định ra tương lai của chính họ.

Sở dĩ người dân Ai Cập cổ phải chịu chung số phận kiếp nạn bởi do sự tin tưởng đến mức mù quáng đối với quốc vương, bức hại Do Thái giáo, từ đó tạo nghiệp sâu nặng.
Sở dĩ người dân Ai Cập cổ phải chịu chung số phận kiếp nạn bởi do sự tin tưởng đến mức mù quáng đối với quốc vương, bức hại Do Thái giáo, từ đó tạo nghiệp sâu nặng. (Ảnh: Wikipedia)

Vậy người Trung Quốc hiện nay thì sao: sâu thẳm trong sinh mệnh họ biết được là con cháu sống trên mảnh đất Thần Châu, là có tín ngưỡng với Thần, trên bề mặt xung quanh họ vẫn đang có vô vàn những người lương thiện đang giúp họ thức tỉnh, gắn liền sợi dây sắp đứt nối với Trời cao, để trong hoạn nạn có thể được cứu rỗi.

Vũ Hán hiện đại: Dịch bệnh đối ứng và lời cảnh tỉnh của chư Thần

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, trong dòng sông dài đằng đẵng của lịch sử ấy, các đại kiếp như Đại hồng thuỷ và con tàu Noah được kể đến trong cuốn sách Sáng thế; Cái chết đen từ năm 1346 đến năm 1353 tàn phá châu Âu, châu Phi và châu Á; 10 đại thảm họa của Ai Cập cổ đại; đại dịch SARS năm 2003… đều khiến thế nhân không khỏi bàng hoàng kinh ngạc, những kiếp nạn này kinh qua một quãng thời gian ập đến rồi lại đi. Tuy nhiên mỗi đợt kiếp nạn đều lưu lại những bài học sâu sắc, đều là khi nhân tâm con người tuột dốc, đạo đức băng hoại mới khiến Trời xanh phẫn nộ, có lẽ mỗi lần tai hoạ như một lần sắp đặt lại của tự nhiên, mỗi lần tai họa cũng như lời cảnh tỉnh của Thần Phật dành cho con người… mãi cho đến đại dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ngày nay, cuối cùng trở thành đại dịch của toàn nhân loại.

Trước khi đại kiếp thứ mười diệt con trưởng nam của người xứ Ai Cập cổ xảy ra, vua Pharaoh đã được Thiên Chúa cảnh tỉnh và ban cho cơ hội chín lần. Năm 2019 Kỷ Hợi ở Trung Quốc và một số quốc gia xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, cuối năm 2019 đầu năm 2020 Canh Tý xuất hiện dịch hạch khiến người dân hoang mang lo sợ về lịch sử gây ra Cái Chết Đen của nó, tiếp nối sau đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán, lan rộng khắp Trung Quốc và thế giới. Điềm hung hiển hiện rõ trên bề mặt, năm heo xuất hiện dịch tả lợn, năm chuột xuất hiện bệnh dịch hạch, khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán tới lại xuất hiện rất nhiều dị tượng như quạ đen bay thành đàn che kín bầu trời, châu chấu tiến biên phá hủy hoa màu, chúng nào có khác gì với 10 đại thảm họa liên tiếp xảy ra thời Ai Cập cổ đại cũng như hàng loạt những đại thảm họa trong lịch sử? Điều ấy có thể là ngẫu nhiên? Và đâu sẽ là hồi kết? Liệu rằng viêm phổi Vũ Hán cũng giống như đại thảm họa thứ 10 của Ai Cập cổ đại hay nó vẫn chưa phải là dấu chấm kết thúc? Làm sao thoát khỏi kiếp nạn? Chúng ta hãy nghiên cứu một số vấn đề dưới đây:

Lời cảnh tỉnh của chư Thần trước khi đại kiếp cuối cùng xảy đến

Ở mảnh đất Ai Cập cổ đại người Do Thái bị áp bức làm nô lệ trong 400 năm và Pharaoh Ai Cập đã ra lệnh giết tất cả các bé trai sơ sinh của họ, dìm tất cả những đứa bé mới sinh xuống dòng sông Nile. Vì vậy, khi Thiên Chúa cứu rỗi Moses ở nơi hoang dã, ông đã dự đoán rằng sự kết thúc của người Ai Cập sẽ là thảm hoạ "con trai cả bị tuyệt diệt". Đây cũng là báo ứng của việc Pharaoh giết chết con đầu lòng của người Israel.

Nhưng Thiên Chúa cũng không lập tức trừng phạt Pharaoh cùng vương quốc của ông ta. Chúa không trừng phạt Ai Cập bằng một kiếp nạn, mà đã dùng 10 thảm họa liên tục với mục đích là vừa cảnh tỉnh vừa trừng phạt. Chúa đã ban 9 cơ hội, hy vọng rằng Pharaoh có thể thực sự ăn năn, nhưng Pharaoh không tỉnh ngộ, và cuối cùng đã từ chối gặp lại Moses, từ chối hy vọng cứu rỗi duy nhất của ông ta. 10 đại nạn này có thể là không cần thiết phát sinh. Chúa chỉ là muốn để người Do Thái thoát khỏi Ai Cập, từ đó mà Ai Cập cũng sẽ không tội chồng thêm tội. Nhưng Pharaoh tự cao tự đại đã không vâng lời Thiên Chúa, và báo ứng không lâu đã xuất hiện.

Trung Quốc luận: Trung Quốc dưới sự cai trị của chính quyền đương đại tiến hành các công cuộc Đại Cách mạng văn hoá năm 1966, đập phá đền chùa, văn vật, kiến trúc, tinh hoa của văn hóa Thần truyền, đàn áp sinh viên đẫm máu năm 1989, bức hại những người tu luyện theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp năm 1999, mổ cướp thu hoạch tạng sống của những tù nhân lương tâm (đỉnh cao trong những năm 2004, 2006 và hiện tại chưa thống kê được con số cụ thể)...

Người Trung Quốc tự xưng mảnh đất nơi họ sinh sống là Thần Châu, là quốc gia của Thần. Họ gọi Hoàng Đế là Thiên Tử, tức là con của Trời, nơi Hoàng Đế thờ cúng Trời Đất gọi là Thiên Đàn, có diện tích lớn gấp bốn lần so với Tử Cấm Thành. “Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi hành, tận hĩ” (Xem xét Đạo trời, làm theo sự vận hành của Trời, như vậy là biết hết rồi), đây là lời mở đầu trong cuốn Hoàng Đế Âm Phù Kinh. Nội hàm chân chính của người Trung hoa nhắc đến là sự khiêm nhường, kính úy đối với chư Thần Phật. Cho dù quốc gia phát sinh bất kể thiên tai nhân họa gì, thì đều có quan hệ với bản thân [Thiên tử], Hoàng Đế cần phải tự mình phản tỉnh, tiến hành đại xá hoặc là tắm gội trai giới mà Lễ kính Thiên Thần. Vậy tại sao ngày nay đại dịch hoành hành, thảm họa liên miên ở Trung Quốc? Xét theo văn hoá truyền thống Trung hoa đó phải chăng là một gậy cảnh tỉnh của Thượng Thiên đối với những người cầm quyền đương nhiệm? Và sự điểm hoá cho người dân nơi đó quay trở về với những giá trị huy hoàng của dân tộc để được cứu rỗi?

Kết luận: Vậy nên cho dù những người cai trị có quyền lực lớn đến đâu, xưa nay đều phải tuân theo pháp thiên luật địa. Phản nghịch lại Đạo trời thì không lâu sau có thể tai họa sẽ giáng xuống. Nếu những hành động tàn bạo không bị trừng phạt thì đó là sự thiên vị của Thần. Nếu đạo lý giết người trả mệnh không trở thành công lý, thì đó là sự bất công của Thần. Giáng xuống tai hoạ cũng chính là Trời xanh đang thể hiện sự công nghĩa và cân bằng quy luật của vũ trụ, tuyệt sẽ không thực thi sai lầm.

Cho dù những người cai trị có quyền lực đến mức nào, họ phải tuân theo luật Trời và Đất. Khi đến lúc vi phạm ý muốn của Thiên Chúa, Thiên Chúa phải can thiệp.
Cho dù những người cai trị có quyền lực đến mức nào, họ phải tuân theo luật Trời và Đất. Khi đến lúc vi phạm ý muốn của Thiên Chúa, Thiên Chúa phải can thiệp. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Phương pháp thoát khỏi đại kiếp vô cùng giản đơn

Những giáo huấn trong lịch sử cũng đã thuyết minh rõ ràng rằng: Một đất nước giàu có đến đâu, quân đội hùng mạnh thế nào, nếu mất đi sự che chở bảo hộ của Thần Phật, kết cục chờ đợi họ sẽ là sự sụp đổ trong nháy mắt. Ví như bệnh dịch hiện nay xuất phát từ Vũ Hán và lan rộng ra toàn thế giới, không nước nào ngăn chặn được sự hung hăng của nó, những người nổi tiếng trong xã hội, các học giả chuyên gia đều không có lý do mua được vé miễn nhiễm, bởi lẽ virus có mục tiêu của riêng nó.

Trong văn hoá Á Đông luôn giảng về “trên đầu ba thước có Thần linh", nghĩa họ có rất nhiều, thảy đều đang soi xét, ghi chép tường tận cho mỗi từng người. Ôn dịch đến là kiểm nghiệm một cách công bình. Có phải sự "đúng đắn tuyệt đối của chính trị" và thuyết “tương đối đạo đức” đã bào mòn các phẩm hạnh đạo nghĩa của chúng ta? Trong văn hoá nghệ thuật hiện tại chẳng phải càng không phân rõ giữa thiện và ác, đẹp và xấu, hơn nữa lại tụt dốc thảm hại? Có bao nhiêu bí mật vô đạo đức và không thể được tiết lộ trong kinh doanh thương mại? Có bao nhiêu người tin theo Thần Phật mà có thể tự nghiêm chỉnh tu dưỡng chính mình? Khi những luân thường đạo lý không phù hợp với các khái niệm của khoa học, liệu rằng chúng ta có bài xích chúng, bài xích Thần Phật mà không tự thúc đẩy mở mang khoa học, đó đều là những điều đáng sợ hơn ôn dịch gấp nhiều lần…

Thành tâm sám hối, Thần Phật sẽ nhìn thấy rõ ràng, bởi chính người cũng đang đợi con người quay trở về.
Thành tâm sám hối, Thần Phật sẽ nhìn thấy rõ ràng, bởi chính người cũng đang đợi con người quay trở về. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Nhìn thấy xu hướng của bệnh dịch, chúng ta nên thức tỉnh. Chính ông Trời là người đang dọn dẹp trái đất, sử dụng virus để dọn dẹp mọi thứ đang bí mật ẩn giấu xung quanh chúng ta, từ chính trị đến kinh doanh, từ khoa học đến văn hóa, từ thân thể đến tâm hồn của chúng ta. Những người đã mắc virus Corona mà lại khỏi bệnh, họ có thể có sức đề kháng tốt, nhưng sâu xa hơn có lẽ rằng, trong nguy nan họ đã thức tỉnh.

Phương pháp thoát khỏi đại nạn vô cùng giản đơn, chân thành sám hối bản thân, nối liền sợi dây với Thần Phật. Vì chính họ đang đợi bạn quay về. Sinh tử hoạ phúc, cát hung thất đắc, đều ở trước mặt mọi người.

Con đường là tự mình đi, lựa chọn thiện lương hay cái ác, Thần Phật hay yêu ma, chỉ một niệm sẽ định ra tương lai mỗi chúng ta.

“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.
(Hoàng Hạc Lâu) (*)

Tạm dịch:

“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?”
(Bản dịch của Tản Đà)

Anh Kỳ
Theo: Epochtimes

Chú thích:

(*) Moses: Theo ký thuật của Kinh Thánh, Moses là con của một phụ nữ Hebrew (Do Thái). Khi nhận biết đứa bé sơ sinh là con trai, bà tìm cách cứu con mình khỏi bị giết theo một chiếu chỉ của Pharaoh ra lệnh tàn sát tất cả bé trai thuộc dân tộc Do Thái nô lệ ngay khi chúng vừa chào đời. Cuối cùng, cậu bé Moses được nhận nuôi để trở nên một thành viên của Hoàng gia Ai Cập. Về sau ông được Thiên Chúa kêu gọi trở về Ai Cập với sứ mạng giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ.

(*) Người Do Thái: Về sau người Do Thái phạm phải tội tày trời đóng đinh chúa Giêsu lên thập tự giá do vậy đã chịu hình phạt nặng nề là cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã tiến hành.

(*) Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu (崔顥), một nhà thơ thời nhà Đường. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:

Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu…

Dịch nghĩa:
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Lời cảnh tỉnh của Thần Phật: Ai Cập cổ xưa và Vũ Hán hiện đại