Lời cầu nguyện thành kính tránh khỏi mọi bệnh dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, bệnh dịch đã bất ngờ càn quét một số quốc gia ở châu Âu, khiến cho dân số giảm mạnh, có quốc gia số người chết lên tới 10% đến 30%, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có số người chết thậm chí vượt quá 60%. Đại dịch bệnh năm đó sau này được gọi là “Cái chết đen”.

Gọi là “Cái chết đen" vì không chỉ máu xuất huyết dưới da của người nhiễm bệnh ở giai đoạn cuối biến thành màu đen, mà chính xác hơn đó là sự kiện này đã bao phủ lên tâm trí mỗi người một màu đen kinh hoàng của sự sợ hãi và u tối.

Năm 1632 “Cái chết đen” bắt đầu lan rộng ở Bavaria, miền Nam nước Đức, một người trở về quê hương cũng đã vô tình đưa “Cái chết đen” về quê nhà của mình - thị trấn Oberammergau nằm ở miền nam Bavaria. Cái chết của anh ta diễn ra rất nhanh chóng và những người khác cũng theo đó mà bị nhiễm bệnh. Hầu hết mỗi gia đình đều có một người chết hoặc ít nhất là có một người bị nhiễm bệnh. Trong lúc tuyệt vọng đến cùng cực, các thị trưởng của thị trấn Oberammergau đã cùng nhau ngồi lại bàn bạc. Năm 1633 họ đã thề với Chúa rằng cứ cách 10 năm sẽ tái hiện một lần câu chuyện lịch sử “Chúa Giêsu chịu nạn”, họ cầu nguyện để mong muốn có được sự che chở của Ngài. Kể từ đó những người bị nhiễm bệnh trong thị trấn đã được hồi phục.

Năm 1632 “Cái chết đen” bắt đầu lan rộng ở Bavaria
Năm 1632 “Cái chết đen” bắt đầu lan rộng ở Bavaria. (Ảnh minh hoạ: Wikipedia)

Năm 1634, những nhà lãnh đạo của thị trấn đã thực hiện lời thề của mình, tại nghĩa trang bên cạnh giáo đường, vở kịch “Chúa Giêsu chịu nạn” lần đầu được tổ chức với sự tham gia diễn xuất của 60, 70 cư dân. Về sau đổi thành diễn xuất vào cuối những năm lẻ. Ngoại trừ một lần bị cấm vào năm 1770, thì trong hai cuộc chiến tranh thế giới có một lần bị trì hoãn và một lần bị hủy bỏ. Kể từ đó trở đi, thị trấn nhỏ nằm dưới chân núi Alps này có truyền thống cứ cách 10 năm đều tổ chức từ mấy chục đến mấy trăm cuộc biểu diễn “Chúa Giêsu chịu nạn" trong một năm. Hai năm 1934 và 1984 đánh dấu mốc kỷ niệm tròn 300 năm và 355 diễn xuất, truyền thống tốt đẹp này đã tiếp diễn gần 400 năm, tổ tiên và các thế hệ con cháu trong thị trấn rất coi trọng lời hứa đối với Thiên Chúa. Thật sự hiếm thấy những nhóm người như vậy trong thời đại ngày nay.

Phong tục này cũng dẫn đến sự hiếu kỳ về việc thực hiện lời hứa đối với Thiên Chúa của người dân các nơi, đặc biệt hơn là mỗi khi có diễn xuất, thì những du khách nước ngoài không tiếc tiêu rất nhiều tiền để tới mảnh đất nhỏ nhắn này.

Tháng 5 năm nay ở Oberammergau lại biểu diễn vở “Chúa Giêsu chịu nạn” nhưng cuối cùng phải trì hoãn do đại dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành.

Lời thề của 387 năm trước đã giúp thị trấn nhỏ bé này tránh khỏi bệnh dịch “Cái chết đen”, nhưng vì virus viêm phổi năm nay không chỉ tàn phá toàn cầu mà còn làm cho lời hứa đối với Thiên Chúa lần thứ 400 cũng bị trì hoãn, điều này làm sao để khán giả có thể hiểu được?

Kỳ thực khi hồi tưởng về lịch sử, mọi người đều biết rằng thông qua việc cầu nguyện và sám hối sẽ nhận được sự che chở của Thần linh, an toàn vượt qua kiếp nạn. Những câu chuyện từ ngàn xưa đến nay vẫn luôn lưu truyền.

mọi người đều biết rằng thông qua việc cầu nguyện và sám hối sẽ nhận được sự che chở của Thần linh, an toàn vượt qua kiếp nạn.
mọi người đều biết rằng thông qua việc cầu nguyện và sám hối sẽ nhận được sự che chở của Thần linh, an toàn vượt qua kiếp nạn. (Ảnh: Pixabay)

Thiện tăng, hiếu tử được Trời xanh bảo hộ

Thời nhà Tấn, hai vị song thân của Ngô Hương Cao Quân qua đời khi anh còn nhỏ. Cao Quân do mẹ kế một tay nuôi nấng thành người, dù rằng không phải mẹ đẻ của mình, anh cũng vẫn hết lòng hiếu thảo với bà ấy. Hoàn cảnh gia đình nghèo khổ không có tiền để dành, Cao Quân đã cần cù chăm chỉ cày cấy để phụng dưỡng mẹ kế. Sau khi người mẹ kế qua đời, Cao Quân chịu tang mẹ xong đã lập tức xuất gia làm hòa thượng, bái Trúc Đàm Ấn làm thầy, lấy pháp hiệu là Trúc Pháp Khoáng.

Trúc Pháp Khoáng khổ tâm tu hành, rất có đạo hạnh, hết lòng hết dạ phụng dưỡng sư phụ. Một năm nọ Trúc Pháp Khoáng mắc bệnh nặng, tình trạng vô vùng nguy hiểm.

Khi này anh thành khẩn cầu xin Thần linh, sám hối về tất cả những tội nghiệp đã gây ra trong quá khứ, chân thành cầu nguyện bảy ngày bảy đêm, đến ngày thứ bảy anh ta đột nhiên nhìn thấy một tụ sáng năm màu chiếu thẳng vào phòng, và đồng thời Trúc Pháp Khoáng cũng cảm thấy như có ai đó dùng tay ấn vào người, sau đó cơn đau dần tan biến và anh ta cũng nhanh chóng khỏi bệnh.

Sau đó trong năm Hưng Ninh đã bùng phát nhiều lần dịch bệnh, Trúc Pháp Khoáng tấm lòng thuần khiết, đạo hạnh cao thượng, anh rất giỏi tụng niệm cầu xin Thần linh để cứu vớt bách tính bị nhiễm dịch bệnh vượt qua được đại nạn. Lúc đó có người nhìn thấy một cảnh tượng ở không gian khác liền nói với mọi người rằng: Trúc Pháp Khoáng bất luận đi hay ngồi, trước sau đều có mấy chục vị Thần linh bảo vệ anh ấy.

Trúc Pháp Khoáng ở nhà là một người con có hiếu, sau khi xuất gia là người có đức hạnh: Vân du nơi thế gian, đối với bách tính với một lòng thiện đãi, mỹ đức nồng hậu. Khi Pháp Khoáng thành kính hướng về Thần linh để sám hối và cầu nguyện sẽ nhận được câu trả lời của họ, sau đó giúp đỡ những nhà sư và bách tính khác bị nhiễm dịch bệnh vượt qua cửa ải khó khăn này.

Trúc Pháp Khoáng bất luận đi hay ngồi, trước sau đều có mấy chục vị Thần linh bảo vệ anh ấy.
Trúc Pháp Khoáng bất luận đi hay ngồi, trước sau đều có mấy chục vị Thần linh bảo vệ anh ấy. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Thành tâm cầu nguyện Trời ban thần dược

Trong những năm Vĩnh Gia của triều đại nhà Tấn cũng có một trận dịch bệnh ập đến. Sư tăng An Huệ không khỏi xót thương khi nhìn thấy bách tính đau khổ, ông ngày đêm tận tâm không nghỉ thành tín cầu nguyện Thần linh, hi vọng Thần linh sẽ ban xuống thần dược trị khỏi bệnh cho bách tính.

Một ngày, ông vừa đi ra khỏi cửa đột nhiên nhìn thấy hai hòn đá, hình dạng dị thường trông giống như một cái hũ, trong lòng An Huệ cảm thấy vô cùng kỳ lạ liền nhặt lên xem, phát hiện bên trong có nước thần, ông ấy đã phân phát nước thần đó cho những người bị nhiễm bệnh. Tất cả những ai được dùng nước thần đều nhanh chóng khỏi bệnh.

Thế nhân thường nói: “Người đang làm, Trời đang nhìn”. Có lẽ ông trời đã cảm động trước tấm lòng thiện lương quảng đại của ông mà ban bố nước Thần cứu giúp bách tính.

Anh Kỳ

Theo: Soundofhope



BÀI CHỌN LỌC

Lời cầu nguyện thành kính tránh khỏi mọi bệnh dịch