Lòng hiếu thảo cảm động Trời xanh, Thần Phật triển hiện thần tích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dân gian có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên” (trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu). Trên thực tế, đối với đức hiếu thảo mà nói, cho dù trên thiên thượng hay dưới nhân gian đều rất được xem trọng.

Xưa nay vẫn luôn lưu truyền những câu chuyện về lòng hiếu thảo cảm động trời xanh của người xưa. Ngoài những tấm gương hiếu thảo được viết trong cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu được lưu truyền rộng rãi, trong bài viết này sẽ nói một chút về hai câu chuyện khác được ghi chép trong sử sách.

Thành tâm lễ Phật, tổ phụ bị mù lại có thể nhìn thấy ánh sáng

Thời Nam Bắc triều, ở Nhuế Thành, Bắc Chu (thuộc phía tây huyện Bình Lục, tỉnh Sơn Tây ngày nay) có một người tên gọi Trương Nguyên. Ông nổi tiếng là một người khiêm tốn, cẩn thận, hiếu thuận, hay hành thiện, hơn nữa còn hiểu rất rõ Phật lý, thành kính tu Phật.

Khi Trương Nguyên còn nhỏ, nhà hàng xóm có hai cây hạnh nhân, và có rất nhiều quả chín rụng vào trong vườn nhà ông. Những đứa trẻ khác khi thấy quả hạnh nhân chín ngon như vậy thì tranh nhau giành ăn, chỉ có Trương Nguyên, dù tuổi nhỏ nhưng lại hiểu biết đạo lý, rằng tuyệt đối không nên lấy thứ không phải của mình, nên đã đem số quả hạnh nhân rụng đó trả cho hàng xóm.

Những đứa trẻ khác khi thấy quả hạnh nhân chín ngon như vậy trước mặt thì tranh nhau giành ăn, chỉ có Trương Nguyên, dù tuổi nhỏ nhưng lại hiểu biết đạo lý, rằng tuyệt đối không lấy thứ không phải của mình.
Những đứa trẻ khác thấy quả hạnh nhân chín ngon trước mặt thì tranh nhau giành ăn, còn Trương Nguyên, dù tuổi nhỏ nhưng hiểu rằng tuyệt đối không lấy thứ không phải của mình. (Ảnh: Miền công cộng)

Một hôm, Trương Nguyên thấy một con chó nhỏ bị vứt bỏ ở ngoài ruộng, không có ai cho ăn, cũng không có ai nhận nuôi. Thấy chó nhỏ đáng thương, cậu bé bèn đem về nhà nuôi. Nào ngờ chú của Tương Nguyên vô cùng tức giận, quát mắng: “Con chó này thì có tác dụng gì? Mau mau mang vứt đi.” Trương Nguyên đáp: “Con người thì phải biết quý tiếc sinh mạng, con chó nhỏ này bị người ta vứt đi, nếu thấy nó mà không mang về nuôi dưỡng, thì chính là người bất nhân”. Cuối cùng, người chú cũng bị thuyết phục, đồng ý để Trương Nguyên nuôi nó.

Vài ngày sau, có người thấy một con chó mẹ ngoạm một con thỏ đã chết đến đặt trước cửa nhà Trương Nguyên rồi rời đi, như là một món lễ tạ để biểu đạt sự cảm kích trước lòng tốt của Trương Nguyên.

Khi lên 16 tuổi, tổ phụ (ông nội) của Trương Nguyên bị mù mắt đã được ba năm. Trương Nguyên đọc tụng kinh Phật một ngày một đêm, thành kính lễ bái, cầu xin Thần Phật, Bồ Tát ban ơn, để tổ phụ sớm ngày thấy lại ánh sáng. Trương Nguyên làm theo phương pháp được giảng trong kinh sách, thỉnh bảy vị tăng nhân, thắp sáng bảy ngọn đèn, thay nhau đọc kinh suốt bảy ngày bảy đêm, và bản thân ông cũng làm như vậy. Trương Nguyên thành tâm cầu khẩn: “Đệ tử Trương Nguyên là đứa cháu bất hiếu, nên tổ phụ mới bị mù, hôm nay đã lên đèn hồi thi Pháp giới, mọi tội lỗi của tổ phụ, Nguyên con nguyện được chịu thay, cầu xin đức Phật từ bi gia trì và bảo hộ, để tổ phụ của con có thể vượt qua kiếp nạn, tiêu trừ tội lỗi, lại thấy được ánh sáng”...

Trương Nguyên làm theo phương pháp được giảng trong Kinh Văn, thỉnh bảy vị tăng nhân, thắp sáng bảy ngọn đèn, thay nhau đọc Kinh Văn suốt bảy ngày bảy đêm, bản thân Trương Nguyên cũng làm như vậy.
Trương Nguyên làm theo phương pháp được giảng trong Kinh Văn, thỉnh bảy vị tăng nhân, thắp sáng bảy ngọn đèn, thay nhau đọc Kinh Văn suốt bảy ngày bảy đêm, bản thân Trương Nguyên cũng làm như vậy. (Ảnh: Miền công cộng)

Niệm kinh bảy ngày bảy đêm, đến đêm thứ tám, Trương Nguyên mơ gặp một cụ già, tay cầm con dao trổ bằng vàng, cạo lên mắt của tổ phụ của ông, và bảo rằng: “Đừng quá lo lắng, ba ngày sau bệnh về mắt của tổ phụ con sẽ khỏi”. Trương Nguyên tỉnh lại, vui sướng kể lại giấc mơ này cho người nhà.

Ba ngày sau, tổ phụ của ông quả thật đã phục hồi thị lực. Hoàng thượng biết chuyện, hạ chiếu khen ngợi lòng hiếu thảo của Trương Nguyên.

Hoàng tử bảy tuổi lâm trọng bệnh, mẫu thân cầu nguyện được cảm ứng

Thời kỳ Nam Bắc triều Phật giáo hưng thịnh, nhiều hoàng đế tín Phật đã cho xây dựng rất nhiều chùa chiền. Bấy giờ, gần như ai ai cũng có tín ngưỡng Phật giáo trong tâm. Thái độ đối với Phật giáo của các thế hệ Nam triều phần lớn đều giống nhau. Tầng lớp quý tộc hoàng thất cũng giống như các học sĩ trí thức đều sùng bái và tín ngưỡng Phật giáo. Vị Hoàng đế sáng lập ra triều đại nhà Tề là Tiêu Đạo Thành, vốn xuất thân trong một gia đình thường dân. Ông là người cao thượng, khoan dung, trang nghiêm, thanh liêm, tiết kiệm, lấy sự khoan dung và nhân ái làm gốc để đối đãi với bách tính. Sau này, ông cũng không thích yến tiệc hay làm những việc lãng phí, ông đề xướng tiết kiệm, hết sức quan tâm tới nỗi khổ của bách tính, ban thưởng và khích lệ nông dân, miễn giảm tô thuế, đại xá phạm nhân, v.v.

Tiêu Tử Mậu thành kính quỳ trước đức Phật cầu phúc cho mẫu thân. (Ảnh minh họa của Trần Hồng Thụ)
Tiêu Tử Mậu thành kính quỳ trước đức Phật cầu phúc cho mẫu thân. (Ảnh minh họa của Trần Hồng Thụ)

Tấn An Vương Tiêu Tử Mậu là con trai thứ bảy của Tề Vũ Đế, và là người có phẩm hạnh tốt nhất trong số các con trai của Tề Vũ Đế. Hơn nữa, Tiêu Tử Mậu còn vô cùng hiếu thuận, và từng nhậm chức đô đốc làm Thứ sử của Giang Châu. Lúc lên bảy, mẫu thân của ông là Nguyễn Thục Viện đột nhiên lâm trọng bệnh, Tiêu Tử Mậu liền thỉnh hòa thượng tới trước tượng Phật cử hành nghi lễ cầu phúc cho mẫu thân của ông. Có người còn dâng hoa sen tươi để ông lễ Phật, hòa thượng dùng đồ chứa nước bằng đồng để ông cắm hoa sen vào đó tránh cho hoa mau khô, tiếp đó cung phụng trước tượng Phật.

Tiêu Tử Mậu thành kính quỳ trước tượng Phật, vừa khóc vừa nói: “Nếu như bệnh của mẫu thân con có thể khỏi nhờ uy lực của Phật Đà, thì con cầu xin chư Phật hãy để những bông sen này vẫn không bị khô cho đến khi con việc lập đàn cầu khấn hoàn tất”. Bảy ngày cầu phúc xong xuôi, hoa sen nở ra càng kiều diễm hơn. Nhìn vào trong đồ chứa bằng đồng kia, thấy rễ sen còn dài thêm một chút. Mẹ của Tiêu Tử Mậu đã khỏe lại. Lúc này, người ta ai ai cũng ca ngợi đức hiếu thảo cảm động trời cao của Tử Mậu.

Bảy ngày cầu phúc xong xuôi, hoa sen nở ra càng kiều diễm hơn. Nhìn vào trong dụng cụ bằng đồng kia, thì thấy dễ sen còn dài ra một chút. (Ảnh: Miền công cộng)
Bảy ngày cầu phúc xong xuôi, hoa sen nở ra càng kiều diễm hơn. Nhìn vào trong dụng cụ bằng đồng kia, thì thấy dễ sen còn dài ra một chút. (Ảnh: Miền công cộng)

Anh Kỳ

Theo: Epochtimes

Tài liệu tham khảo:

 

  • Bắc Sử - Hiếu Nghĩa Truyện
  • Tế Thư

 

 



BÀI CHỌN LỌC

Lòng hiếu thảo cảm động Trời xanh, Thần Phật triển hiện thần tích