Lựa chọn lương thiện: 'Lệ trong giọt nước'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chạm đến nội tâm: Điều Nghệ thuật truyền thống dâng tặng trái tim

Quái vật là gì? Chúng ta thường xem chúng là những người dị biệt một cách nguy hiểm, những sinh vật và những thứ xuất hiện mở ảo ở bên lề cuộc sống chúng ta.

Chúng ta xây dựng các xã hội với các tiêu chuẩn đã thống nhất, những chuẩn mực và pháp luật để mang lại lợi ích cho việc mưu sinh và sự an toàn. Quái vật là những thứ mà thách thức và làm gián đoạn cảm giác an toàn và lòng tự trọng của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều về bản thân của mình dựa trên cách chúng ta phản ứng với loại gián đoạn này.

Từ một cảnh trong tác phẩm của Victor Hugo: “Thằng gù nhà thờ Đức Bà”, thể hiện nhiều hướng trong đó chúng ta có thể phản ứng với những con quái vật được nhận thức trong cuộc sống của chính mình.

Chàng Quasimodo và Nàng Esmeralda

Cảnh được đề cập là cảnh mà chàng Quasimodo bị trừng phạt vì cố gắng bắt cóc nàng Esmeralda. Tóm tắt một cảnh và câu chuyện đằng sau như dưới đây:

Một kẻ tra tấn vừa trói chàng Quasimodo vào chiếc gông trên bục và đánh đập chàng ta. Chiếc bục này giống với cái bục nơi chàng Quasimodo, chỉ vì dị dạng nên bị gán cho danh hiệu "Giáo Hoàng của lũ đần độn" trong “Bữa tiệc của lũ đần độn” – lễ hội chế nhạo đạo đức và sự tôn thờ của Cơ đốc nhân – diễn ra chỉ một ngày trước đó.

Chàng Quasimodo là hiện thân của một con quái vật, kẻ có dáng vẻ xấu xí nhất ở Pháp, một sự sỉ nhục đến tiêu chuẩn cái đẹp của đám đông. Chàng có mái tóc cứng màu đỏ, mụn cóc lớn ở một bên mắt, một cái bướu ở giữa vai, phần ngực bị nhô ra, và bị điếc do ngủ cạnh những chiếc chuông ở Nhà thờ Đức Bà.

Viên linh mục gây rối và nguy hiểm Claude Frollo là người duy nhất đã thu nhận chàng Quasimodo khi phần còn lại của thị trấn bỏ rơi chàng. Quasimodo từ đó trở thành nô lệ phục vụ Frollo và thực hiện mệnh lệnh của hắn, ngay cả khi những mệnh lệnh đó khiến người khác bị tổn hại.

Frollo là người đã ra lệnh cho chàng Quasimodo bắt cóc nàng Esmeralda bởi vì Frollo muốn có được nàng. Hắn ta nghĩ rằng ma quỷ đã gửi nàng đến để cám dỗ hắn, và hắn không thể cưỡng lại nó. Nàng Esmeralda không hề quan tâm đến Frollo và đã từ chối hắn ta.

Frollo tiến lên bục trong khi kẻ tra tấn đánh đập chàng Quasimodo. Quasimodo rất vui khi thấy chủ nhân của mình và gọi lớn, nhưng khi chàng Quasimodo thất bại trong việc bắt cóc nàng Esmeralda, Frollo đã quay lưng với sinh vật tội nghiệp.

Tăng thêm phần sỉ nhục và tổn thương, đám đông người dân Pháp đã chế nhạo chàng Quasimodo lúc bị đánh đập. Khi Quasimodo cầu xin nước uống, đám đông đã chế giễu nhại lại cơn khát của chàng. Thế nhưng nàng Esmeralda, người phụ nữ mà chàng đã tấn công, bước trên bục và đã đưa cho chàng thứ nước mà chàng khao khát đến tuyệt vọng.

Chàng Quasimodo, đã vô cùng cảm động bởi lòng tốt của nàng, đến suýt chút nữa đã quên mất phải uống nước. Trong khoảnh khắc nàng tỏ lòng trắc ẩn, chàng đã yêu nàng và lên kế hoạch để bảo vệ danh dự của nàng. Cuối cùng, kẻ tra tấn đã thả chàng Quasimodo, và đám đông rời đi.

A Tear for a Drop of Water
“A Tear for a Drop of Water”, bức tranh của Luc-Olivier Merson, minh họa cảnh từ tác phẩm của Victor Hugo

Sự lương thiện của nàng Esmeralda

“A Tear for a Drop of Water”, bức tranh của Luc-Olivier Merson, minh họa cảnh từ tác phẩm của Victor Hugo “The Hunchback of Notre Dame”, trong đó nàng Esmeralda mang nước uống cho kẻ tấn công nàng - chàng Quasimodo bị đánh đập.

Phía trên góc phải của bố cục chính là chàng Quasimodo, người đánh chuông dị thường của Nhà thờ Đức Bà. Merson vẽ chàng Quasimodo như lời được mô tả bởi Hugo, với mụn cóc trên mắt chàng và mái tóc đỏ cứng. Tuy nhiên, trang phục và tư thế vặn vẹo của chàng Quasimodo đã che mờ cái bướu và phần ngực nhô ra của chàng khi chàng xoay người về phía nàng Esmeralda.

Chi tiết của "Giọt nước mắt", 1903, của Luc-Olivier Merson. Dầu trên vải. Nhà Victor Hugo. (Phạm vi công cộng)
Chi tiết của "Giọt nước mắt", 1903, của Luc-Olivier Merson. Dầu trên vải. Nhà Victor Hugo. (Phạm vi công cộng)

Vẻ đẹp của nàng Esmeralda trái ngược hoàn toàn với dáng vẻ xấu xí của chàng Quasimodo. Nàng mang trang sức kim cương và mặc trang phục tao nhã của một vũ công Roma. Chiếc váy của nàng đã giúp nàng tách biệt khỏi đám đông và cũng để người xem nhận biết rằng nàng thật sự khác biệt.

Con dê Djali, vật nuôi được nàng Esmeralda dạy các trò biểu diễn, đồng hành với nàng trên sân khấu. Djali thực hiện các ngón nghề trong suốt buổi biểu diễn của nàng Esmeralda tại Roma và thể hiện phong cách sống Roma của nàng. Sau đó, cũng trên chiếc bục này, nàng Esmeralda sẽ bị xử tử.

Bị trói chặt vào bục là chàng Quasimodo bị đánh đập. Chàng quay mình về phía nàng Esmeralda với ánh nhìn cảm kích ngưỡng mộ khi nàng đặt miệng bình lên môi chàng.

Bên dưới họ là đám đông ồn ào đang chế nhạo chàng Quasimodo. Đám đông vây quanh bục giam Quasimodo và Esmeralda, điều này cho chúng ta hiểu rằng đây là một vụ sỉ nhục công khai.

Lựa chọn sự lương thiện

Merson cho chúng ta thấy hai cách mọi người phản ứng với quái vật là chàng Quasimodo. Ngày nay, hai cách phản ứng này có thể cho ta biết một cách đạo lý như thế nào? Điều thông thái nào chúng ta có thể rút ra từ bức tranh của Merson?

Đầu tiên, đám đông nhạo báng và chế giễu chàng Quasimodo bởi vì chàng bị xem là một con quái vật xấu xí. Không có điều gì của chàng Quasimodo xuất hiện bình thường.

Tôi tin rằng việc nhạo báng và chế giễu chàng Quasimodo mang lại cho đám đông một điều sai lầm trong cảm giác tôn trọng và sự tự tin. Tham gia cùng với đám đông cho phép ngay cả những người xấu xí nhất và ngu ngốc nhất cảm thấy bình thường đối với chàng.

Làm theo những gì mà những người khác đang làm, ngay cả khi điều ấy gây hại, có thể khiến chúng ta cảm thấy mình thuộc về nơi đó. Hòa hợp với đám đông có thể khiến chúng ta cảm thấy như sự thiếu sót của chúng ta tan biến. Ở đây có sức mạnh, sự lôi kéo, của đám đông.

Phản ứng đối với con quái vật theo hướng này sản sinh con quái vật trong chúng ta. Chúng ta có thể là một trong số những con quái vật ấy, con quái vật làm hại người khác để cảm thấy an tâm về bản thân mình. Và khi chúng ta không thể nhận ra sự đau khổ của người khác, con quái vật dần lớn lên trong chúng ta.

Hoặc chúng ta có thể đi theo hướng khác, con đường mà nàng Esmeralda đã chọn. Tôi nghĩ rằng Merson vẽ nàng Esmeralda như hiện thân của sự lương thiện. Có phải vì điều này mà nàng được vẽ rất đẹp so với những người khác?

Như là hiện thân của sự lương thiện, nàng Esmeralda là người đẹp nhất trong số họ và khác biệt với tất cả, đó chính là vì sự lương thiện — chính là thứ mang lại sức mạnh đạo đức cho tác phẩm — thứ mà đám đông không có.

Với chiếc váy màu xanh lam thanh lịch và trang sức tô điểm của nàng Esmeralda giúp nàng nổi bật khỏi đám đông với màu xám trơn và quần áo màu nâu. Trớ trêu thay, đám đông lại ăn mặc giống như con quái vật mà nó tấn công. Có phải Merson cho rằng đám đông giống một con quái vật hơn kẻ mà họ nhận ra không?

Esmeralda không chỉ ăn mặc khác với đám đông mà nàng còn ứng xử khác họ. Đám đông hỗn loạn và ngang ngạnh trong khi nàng thì lại bình tĩnh, điềm đạm và ân cần. Nàng nhận ra sự đau khổ của kẻ tấn công nàng và chọn giúp chàng ta.

Nàng thực hiện quyền tự do của chính nàng để hành động một cách đạo đức khác hẳn với đám đông. Nàng chọn sự lương thiện.

Nhân cách của chúng ta

Chỉ vì chàng Quasimodo trông giống một con quái vật nhưng không có nghĩa chàng là một con quái vật. Điều quyết định chàng có phải là quái vật hay không không phải thông qua hình hài bên ngoài mà quan trọng chính là nhân cách của chàng.

Người ta có thể trông bình thường, nhưng chính họ lại là quái vật bởi vì họ tấn công và làm tổn hại một sinh mệnh chỉ để cảm thấy tốt về bản thân mình. Điều này đi ngược lại với sự lương thiện.

Tuy nhiên, chàng Quasimodo lại yêu nàng Esmeralda, nàng là hiện thân của sự lương thiện. Sự lương thiện của nàng đã tác động mạnh mẽ đến nổi chàng sẵn sàng liều mạng để bảo vệ danh dự của nàng. Tình yêu mới của chàng dành cho sự lương thiện khiến chàng trở thành bất cứ thứ gì ngoài một con quái vật.

Điều thú vị là chàng Quasimodo và nàng Esmeralda được định ở vị trí cao hơn đám đông. Nó có phải gợi ý rằng có những cấp độ đạo đức, rằng chúng ta có thể nâng cao tinh thần của mình nếu nhân cách chúng ta theo về thiện lương?

Liệu chúng ta có đủ can đảm để chống lại và chất vấn đám đông khi hành động của họ chỉ nhằm mục đích gây hại?

Chúng ta có sẵn sàng trừ đi bất kỳ con quái vật nào mà nó có thể ẩn náu trong tinh thần mình để nhân cách chúng là bất cứ điều gì ngoại trừ quái vật? Chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của người khác bằng những hành xử tử tế không? Chúng ta đã sẵn sàng để yêu thương và bảo vệ sự lương thiện chưa?

Các tác phẩm nghệ thuật truyền thống thường chứa đựng nhiều giá trị tinh thần và biểu tượng ý nghĩa mà những điều này có thể đã bị mất đi trong nghệ thuật hiện đại của chúng ta. Trong loạt tác phẩm “Chạm Đến: Nghệ thuật truyền thống chạm đến trái tim”, chúng tôi diễn giải nghệ thuật trực quan theo những cách có thể mang đến ý nghĩa sâu sắc về mặt đạo đức hơn cho chúng ta hôm nay. Chúng tôi không giả định đưa ra câu trả lời tuyệt đối cho những câu hỏi mà nhiều thế hệ đã chất vấn, nhưng hy vọng rằng những câu hỏi của chúng tôi sẽ truyền cảm hứng cho hành trình phản chiếu hướng tới việc trở thành con người chân chính, lương thiện và con người của dũng cảm.

Thiên Hòa
Theo Eric Bess - The Epoch Times

Eric Bess là một nghệ sĩ và là một ứng viên tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Trực quan (IDSVA).



BÀI CHỌN LỌC

Lựa chọn lương thiện: 'Lệ trong giọt nước'