Lục tổ Huệ Năng: Một chữ cũng không biết, tại sao trở thành Lục tổ Thiền tông

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Một người không biết chữ, như cách nhìn người đời nay thì đó là người ngu dốt, chẳng thể làm được việc gì ngoài lao động chân tay đơn giản. Tuy nhiên trong lịch sử có khá nhiều người không biết chữ nhưng lại thành tựu đại trí huệ, mà Lục tổ Thiền tông Huệ Năng là một trong số đó. Vậy còn có con đường nào khác để có được đại trí huệ?

Mọi người đều biết tu luyện là một việc cực kỳ khó khăn gian khổ. Để đạt được mục tiêu nâng cao cảnh giới, vượt trên người thường, cuối cùng siêu xuất Tam giới, ra khỏi ngũ hành, thì người ta phải khổ công hàng mấy chục năm, cả cuộc đời, thậm chí nhiều đời.

Một trong những câu chuyện tu luyện lịch sử như thế là Lục tổ Thiền tông Huệ Năng, ngài đã vượt qua trùng trùng ma nạn để thành tựu bậc cao tăng giác ngộ.

Chào đời kỳ lạ

Vào những năm Trinh Quán triều Đường, kinh tế phồn vinh, văn hóa hưng thịnh, xã hội an định tường hòa. Ở Tân Châu, Lĩnh Nam có một người họ Lư, gọi là Lư Hành Dao. Tổ tiên nhà họ Lư kính Phật, nhân từ khoan hậu. Một ngày nọ, phu nhân nhà họ Lư là Lý thị có giấc mộng, thấy hoa sen nở đầy sân nhà, Tiên hạc nhảy múa, mây hành vây quanh, trong không khí tràn ngập một mùi hương thơm kỳ lạ.

Sau khi tỉnh dậy, Lý thị cảm thấy mình có mang. Giờ Tý ngày 8 tháng 2 năm Trinh Quán thứ 12, phu nhân sinh được một bé trai. Khi bà sinh con, chỉ thấy ánh sáng đỏ bao trùm và từ từ thăng lên, khắp phòng một mùi hương ngào ngạt.

Đến khi trời sáng thì có một tăng nhân tìm đến. Vừa vào trong nhà, tăng nhân tươi cười nói với Lư Hành Dao rằng: “Cung hỉ Lư thí chủ sinh quý tử, bần tăng đến chúc mừng. Chuyến đi này của tôi cũng không vô ích, tôi đặt cho lệnh lang một cái tên, thí chủ xem có được không nhé”.

Vừa vào trong nhà, tăng nhân tươi cười nói với Lư Hành Dao rằng: “Cung hỉ Lư thí chủ sinh quý tử, bần tăng đến chúc mừng. (Ảnh: Tổng hợp)

Lư Hành Dao nghe vậy thì vui mừng nói: “Tốt quá, mấy ngày nay tôi suy nghĩ mãi đặt tên cho con mà vẫn chưa có được cái tên ưng ý. Không biết đại sư ban cho đứa bé tên gì ạ?”

Cao tăng nói: “Đặt tên là Huệ Năng. Huệ nghĩa là đứa trẻ này sau này dùng trí huệ của Đại Pháp Phật gia để trợ giúp chúng sinh. Năng nghĩa là, cậu bé sau này có năng lực hoằng dương Phật Pháp tùy theo nhân duyên của chúng sinh”.

Vừa nói xong, vị cao tăng trước mặt mọi người này bỗng biến mất tuyệt vô tông ảnh.

Đứa trẻ sau khi sinh ra không ăn uống gì, khiến phu nhân Lý thị ưu sầu. Khó khăn lăm Lý phu nhân mới cho cậu bú được vài hớp sữa, sau đó dù làm thế nào thì đứa trẻ cũng không bú nữa. Mấy ngày trôi qua, đứa trẻ đói mặt vàng vọt, cơ thể hốc hác, thậm chí khóc cũng không còn sức để khóc nữa.

Thấy tiểu công tử nhà mình ngày một xấu đi, vợ chồng Lư Hành Dao lo lắng lắm, hai vợ chồng ngồi bên bếp sưởi ôm đứa bé, nước mắt không ngừng tuôn rơi.

Đêm đó, Lý phu nhân vừa than thở vừa khóc, bỗng nhiên một luồng ánh sáng vàng kim hiện ra trước mắt. Một vị Tiên nhân tay cầm chiếc bình ngọc xuất hiện. Lý phu nhân nhìn thấy vị Tiên nhân thì bỗng ngừng khóc và nở nụ cười, trong lòng thầm nghĩ, con trai ta sẽ được cứu rồi.

Lý phu nhân vừa định đứng lên để quỳ bái thì vị Tiên nhân mỉm cười và xua tay: “Phu nhân không cần hành đại lễ. Tiểu công tử có duyên với bần tăng, bần tăng không thể thấy chết mà không cứu. Đây, trong bình này có quỳnh tương cam lồ, chỉ cần tiểu công tử uống nước cam lồ này là được rồi”.

Lý phu nhân vội vàng bế đứa bé trong lòng dậy, sau khi mấy giọt nước cam lồ vào miệng, gương mặt tiểu công tử đã trở nên hồng hào rồi, cậu bé nhếch miệng cười.

Phật tính xuất hiện

Trong chớp mắt, Huệ Năng đã 3 tuổi rồi. Năm đó, phụ thân Lư Hành Dao không may qua đời. Gia đình mất đi người trụ cột, cuộc sống vô cùng khó khăn. Họ đành phải bán nhà, hai mẹ con mẹ quá con côi nương tựa vào nhau mà sống.

Gia đình mất đi người trụ cột, cuộc sống vô cùng khó khăn. Họ đành phải bán nhà, hai mẹ con mẹ quá con côi nương tựa vào nhau mà sống. (Ảnh minh họa)

Cũng may Huệ Năng là đứa trẻ hiểu chuyện, mấy năm sau đó, cậu đã chủ động vào rừng kiếm củi, ngày ngày cõng củi ra chợ bán. Lý phu nhân khâu vá quần áo cho người ta, hai mẹ con gắng gượng sống qua ngày.

Một ngày nọ, Huệ Năng kiếm củi xong gánh đến một khách sạn. Sau khi nhận tiền củi, chuẩn bị quay người ra về, cậu bỗng nghe thấy có người ở phía sau cao giọng tụng Kinh Kim Cương: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”. (Phàm là có hình tướng thì đều là hư ảo. Nên không bám trú mà sinh ra cái tâm).

Huệ Năng bỗng bừng tỉnh ngộ, bỗng nhiên đốn ngộ. Huệ Năng hành lễ: “Xin hỏi tiên sinh, không biết ngài vừa tụng là gì vậy?”

Vị khách trả lời: “Đây là Kinh Kim cương Bát nhã Ba la mật. Tôi thỉnh bộ kinh này từ chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, Kỳ Châu. Ngũ tổ Thiền tông đại sư Hoằng Nhẫn trụ trì ở đó, giáo hóa hoằng dương Phật Pháp”.

Huệ Năng nghe xong thì trong lòng mong mỏi vô hạn, thầm nghĩ: “Một ngày nào đó mình sẽ đến chùa Đông Thiền, Hoàng Mai, xuất gia theo Ngũ tổ. Đây là nguyện vọng cả đời mình”.

Nhưng Huệ Năng lại nghĩ: “Nhà còn có mẹ già, nếu mình xuất gia thì ai sẽ chăm sóc mẫu thân”.

Nghĩ đến đây, Huệ Năng mặt buồn rười rượi, Huệ Năng lòng đầy tâm sự trở về nhà, cả đêm trăn trở trằn trọc không ngủ được. Sáng hôm sau, Huệ Năng đem chuyện muốn xuất gia nói với mẫu thân. Lý phu nhân vừa nghe, mắt như muốn khóc: “Con trai à, hai mẹ con ta mười mấy năm nay nương tựa vào nhau mà sống, nếu con xuất gia, mẹ không biết đời này còn có thể gặp lại con nữa không. Con trai à, con thực lòng lỡ bỏ mẹ hay sao?”

Huệ Năng lắng nghe, cúi đầu im lặng. Lý phu nhân than thở: “Xem ra con trai ta lòng đã quyết rồi”. Trong khi đó trong tâm phu nhân thầm nghĩ: “Đứa trẻ này có duyên với Phật gia, xem ra việc quy y cửa Phật chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi. Chỉ có điều không ngờ ngày này lại đến sớm như thế này”.

Lý phu nhân nói tiếp: “Con trai à, ý con đã quyết, mẹ cũng không ngăn cản, nhưng chuyện lớn trong nhà, còn phải hỏi cậu con”.

Nói rồi, Lý phu nhân ôm mặt khóc rồi quay người bước về phòng trong. Huệ Năng thở một hơi dài, lòng thầm nghĩ: “Ít ra thì mình cũng đã vượt qua quan ải mẫu thân rồi”.

Kỳ tích xuất hiện

Hôm đó, Huệ Năng thay bộ y phục tươm tất một chút, chuẩn bị chút quà rồi đến nhà thăm cậu, bày tỏ rõ ý định. Người cậu vừa nghe liền nghĩ, tại sao đứa cháu lại muốn xuất gia, trong lòng ông không vui, liền sa sầm mặt xuống: “Cha cháu mất sớm, trong nhà còn có mẹ già, cần cháu làm tròn đạo hiếu, sao có thể xuất gia được?”

Nói rồi, người cậu chỉ vào tảng đá lớn ở đầu thôn và nói: “Cháu thấy tảng đá lớn kia không, trừ phi tảng đá này nứt ra, nếu không thì nghĩ cũng đừng có nghĩ tới xuất gia”.

Nói rồi, người cậu phất tay áo ra đi.

Người cậu vốn tiện miệng nói ra một câu nói chơi, chỉ là để Huệ Năng thấy khó mà rút lui ý định xuất gia. Ai ngờ, Huệ Năng không coi là chuyện đùa, cậu đến trước tảng đá lớn, quỳ xuống và không đứng dậy. Cứ như thế bảy bảy 49 ngày, bỗng nhiên từ không trung một tiếng nổ lớn, một luồng sét đánh trúng tảng đá khiến nõ vỡ đôi. Xem ra việc Huệ Năng xuất gia là ý Trời. Sau này mọi người gọi tảng đá lớn vỡ đồi này là “Biệt mẫu thạch” (Đá từ biệt mẹ), và lưu giữ ở Tân Hưng, Quảng Đông.

Từ biệt mẫu thân, Huệ Năng đem lòng hiếu kính đối với mẫu thân thăng hoa thành lòng từ bi đối với chúng sinh trong thiên hạ. Ông một mình vượt núi băng rừng ngày đi đêm nghỉ, chẳng sợ vất vả, trèo đèo lội suối hơn 30 ngày trời.

Ông một mình vượt núi băng rừng ngày đi đêm nghỉ, chẳng sợ vất vả, trèo đèo lội suối hơn 30 ngày trời. (Ảnh: Pixabay)

Bái sư mà chưa được học Đạo

Một ngày nọ, cuối cùng Huệ Năng cũng đã đến chùa Đông Thiền ở Hoàng Mai, bái kiến đại sư Hoằng Nhẫn, Ngũ tổ Thiền tông. Đại sư Hoằng Nhẫn thấy Huệ Năng bụi bặm đầy mình bèn hỏi: “Cậu là người phương nào, đến đây làm gì?”

Huệ Năng trả lời rằng: “Đệ tử là người Tân Châu, Lĩnh Nam, từ xa đến lễ bái đại sư, chủ cầu làm Phật, không cầu gì khác”.

Ngũ tổ vuốt râu liếc nhìn Huệ Năng và nói: “Nói như vậy cậu là người Man di phương Nam. Người Nam Man cũng có thể tu Phật sao?”

Huệ Năng đáp: “Thưa sư phụ, con người tuy có phân chia Nam, Bắc, nhưng Phật tính đâu có phân chia Nam, Bắc”.

Ngũ tổ nghe xong thì cười và nói: “Nói hay lắm. Trên đường đi ắt đã rất vất vả rồi. Cậu hãy lui ra ổn định chỗ ăn ở, sau đó cậu có thể làm việc theo mọi người ở hậu viện”.

Thế là Huệ Năng đã được ở lại chùa Đông Thiền, hàng ngày làm những việc nặng như bổ củi, giã gạo. Huệ Năng làm những việc này 8 tháng liền, tuy ngày ngày đều thấy đại sư Hoằng Nhẫn, nhưng sư phụ ngoài việc hỏi cậu giã gạo như thế nào ra, thì không dạy cậu bất kỳ Kinh Phật nào. Trong lòng Huệ Năng không tránh khỏi cảm thấy thất vọng, nhưng cậu vẫn ngày ngày cần cù làm việc như trước, không dám trễ nải.

Bài kệ chấn động

Một ngày nọ, đại sư Hoằng Nhẫn triệu tập chúng đệ tử lại và nói: “Các ngươi đã theo ta tu hành nhiều năm, hôm nay ta muốn các ngươi vận dụng sở ngộ bản thân, mỗi người làm một bài kệ rồi đến gặp ta. Nếu người nào có thể ngộ được ý lớn, ta sẽ truyền y bát cho người đó làm Lục tổ Thiền tông”.

Đêm hôm đó, một đệ tử của Ngũ tổ là Thần Tú đã làm xong bài kệ, dự định đến trước điện đường trình lên Ngũ tổ. Nhưng Thần Tú trong lòng lại nghĩ: “Mình làm bài kệ, liệu có khiến người khác nghĩ mình vì tham vị trí Lục tổ không, thế thì có khác gì phàm phu tục tử đâu?”

Đang lúc tiến thoái lưỡng nan, bỗng Thần Tú nghĩ ra rằng: “Vậy mình viết bài kệ này lên trên tường hành lang”.

Thế là Thần Tú đến bên bức tường hành lang đề bút viết bài kệ:

Thân thị Bồ đề thụ
Tâm như minh kính đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai

Tạm dịch:

Thân là cây Bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Thời thời chăm lau phủi
Chớ để bám bụi trần

Bài kệ của Thần Tú ví thân tâm con người như cây bồ đề và đài gương sáng, con người tu luyện trong thế tục, cần giữ tâm thanh tịnh, cần mọi thời khắc phải chăm lau phủi.

Đến khi trời sáng, Ngũ tổ đi qua hành lang, trông thấy bài kệ của Thần Tú, gật đầu nói với chúng đệ tử rằng: “Chiểu thao bài kệ này tu thì có thể tránh đọa ác đạo”.

Lời nói này nói ra khiến chúng đệ tử không ngớt miệng ca ngợi bài kệ, bàn tán xôn xao, bài kệ này viết rất hay, ai nấy đều lớn giọng tùng niệm.

Có một chú tiểu miệng lặp đi lặp lại niệm bài kệ này: “Thân là cây Bồ đề, Tâm như đài gương sáng”, vừa niệm vừa đi qua hậu viện.

Huệ Năng đang giã gạo nghe thấy, Huệ Năng vội vàng chặn chú tiểu lại và hỏi: “Tiểu sư huynh, không biết tiểu sư huynh niệm đó là bài kệ của ai vậy?”

Chú tiểu nói: “Anh người man này vẫn chưa biết à, đây là bài kệ của Thượng tọa Thần Tú viết trên tường hành lang. Đại sư Ngũ tổ đã nói rồi, bảo chúng ta tụng niệm, chiểu theo bài kệ này tu thì sẽ không bị đọa vào ác đạo. Xem ra người có thể kế thừa y bát của Ngũ tổ không ai khác ngoài Thượng tọa Thần Tú”.

Huệ Năng nghe xong liền nói với chú tiểu rằng: “Tiểu sư huynh, tôi ở đây giã gạo đã hơn 8 tháng rồi, vẫn chưa đến điện đường. Cảm phiền tiểu sư huynh dẫn tôi đến hành lang bái bài kệ này”.

“Được, đi thôi” - chú tiểu nhận lời.

Hai người một trước một sau bước đến hành lang phía nam. Lúc này có một vị quan lại đến lễ Phật đang đọc bài kệ.

Trong lòng Huệ Năng có một bài kệ, nhưng khổ vì bản thân không biết chữ, bèn nói với vị quan lại đó rằng: “Vị quan nhân này, tiểu tăng cũng có một bài kệ, cảm phiền đại nhân viết giúp tiểu tăng lên tường được không?”

“Ô, anh chàng Nam Man mà cũng có bài kệ ư, đúng là chúng sinh đều có Phật tính” - Viên quan tỏ vẻ xem thường.

“Người hạ đẳng cũng có thể có trí huệ thượng đẳng, mà người thượng đẳng có thể lại không có trí huệ” - Huệ Năng đáp sắc sảo.

Viên quan nghe vậy thì trong tâm không dám coi thường nữa. Huệ Năng cất giọng:

Bồ đề bản vô thụ
Minh kính diệc vô đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai

Tạm dịch:

Bồ đề cây chẳng có
Gương sáng đài cũng không
Bản lai không hết thảy
Nơi nào bám bụi đây

Lúc này, rất nhiều đệ tử của Ngũ tổ cũng chạy đến xem náo nhiệt. Có một nhóm người nói rằng, Thần Tú viết hay, lại có người nói bài kệ của Huệ Năng hay: “Mọi người xem, mới đến đây mấy tháng mà có thể làm bài kệ hay thế này, ngộ tính quả là rất xuất sắc”.

Hai bên ai nấy bảo vệ quan điểm của mình, tranh cãi mãi. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nghe thấy bên ngoài ồn ào, bèn đến hành lang phía Nam. Vừa thấy bài kệ trên tường, Ngũ tổ liền nói: “Bài kệ này vẫn chưa thấy được bản tính”.

Nói rồi, Ngũ tổ tháo giày ra cầm giày xóa bài kệ của Huệ Năng.

Những đệ tử vừa rồi nói bài kệ của Huệ Năng hay, người nọ nhìn người kia, cúi đầu cụp mắt, im lặng không lên tiếng.

Truyền y bát

Hôm sau, Ngũ tổ một mình đến hậu viện, thấy Huệ Năng vẫn đang chuyên tâm giã gạo như trước đây, Ngũ tổ cười và hỏi: “Gạo giã được chưa?”

Huệ Năng thấy sư phụ đến, vội vàng hay tay hợp thập và trả lời sự phụ: “Đã được rồi ạ, chỉ cần sàng một lần là được”.

Huệ Năng không ngờ lần này Ngũ tổ lại trò chuyện với mình, hai người một hỏi một trả lời. Trước khi trở về, Ngũ tổ dùng cây tích trượng gõ lên cối gạo của Huệ Năng 3 cái, rồi vắt tay sau lưng ra về.

Huệ Năng lập tức hiểu rõ ý tứ của Ngũ tổ, đợi đến canh 3, một mình Huệ Năng lặng lẽ đến bái kiến Ngũ tổ. Ngũ tổ lập tức dùng áo cà sa che kín khe hở cửa sổ, sau đó bắt đầu giảng giải những gì Ngũ tổ chứng ngộ được từ Kinh Bát nhã Ba la mật cho Huệ Năng. Sau đó nói với Huệ Năng rằng: “Người chưa biết bản tính học Pháp như tìm cá trên cây. Nếu thấy được bản tính của mình, thì đó là bậc thầy của Thiên thượng và nhân gian, không khác gì Phật”.

Ngũ tổ truyền thụ hết Pháp đốn ngộ Thiền tông mà ngài chứng ngộ được cho Huệ Năng, đồng thời lấy y bát mà các Tổ sư truyền từ đời nọ sang đời kia trao cho Huệ Năng: “Bắt đầu từ bây giờ, con chính là Tổ đời thứ 6 của Thiền tông, hy vọng con có thể giữ vững chính niệm Phật Pháp, hoằng dương Phật Pháp, trợ giúp chúng sinh”.

Trung Hòa
Theo Vườn Văn Sử



BÀI CHỌN LỌC

Lục tổ Huệ Năng: Một chữ cũng không biết, tại sao trở thành Lục tổ Thiền tông