Lương y như từ mẫu: Vì cứu người mà chẳng quản an nguy bản thân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vua Trần Anh Tông nghe xong thì cơn giận dữ biến mất. Vua vui mừng khen ngợi Phạm Bân rằng: "Khanh quả thật xứng danh bậc lương y, vừa có y thuật cao minh, lại có lòng nhân ái. Khanh yêu thương bách tính của trẫm như thế này, đây chính là điều mà trẫm mong đợi".

Danh y Tôn Tư Mạc đời Đường lưu danh thiên cổ, trong trước tác "Đại y tinh thành" của mình, ông đã nói về đức hạnh mà người hành nghề y cần phải có. Ông nói: "phàm là bậc đại y chữa bệnh ắt an thần định chí, vô dục vô cầu, có tâm đại từ bi trắc ẩn, nguyện phổ cứu nỗi khổ của sinh linh. Nếu có người bệnh tật đến cầu cứu thì không được hỏi họ giàu hay nghèo, sang hay hèn, già hay trẻ, đẹp hay xấu, oán hay yêu, thân hay sơ, văn minh hay lạc hậu, kẻ trí hay người ngu, tất cả đều đối đãi như nhau, đều nghĩ như là người thân yêu nhất, cũng được nhìn trước ngó sau, suy xét lành dữ, bảo vệ thân thể, tính mạng mình".

Trong những quy phạm đức hạnh này, điều khó làm được nhất, có lẽ chính là vì người bệnh mà có thể xả bỏ thân thể tính mạng mình. Những thời cổ đại thực sự có rất nhiều danh y đã không quản được mất và an nguy của bản thân, một lòng mong muốn cứu chữa bệnh nhân. Họ đều có y thuật cao minh, có người làm y quan ở cung đình, có người là thuật sĩ ẩn cư trong dân gian, nhưng lời nói và hành vi của họ đều nghiêm túc tuân theo quy phạm của bậc đại y.

Danh y Tôn Tư Mạc đời Đường lưu danh thiên cổ, trong trước tác "Đại y tinh thành" của mình, ông đã nói về đức hạnh mà người hành nghề y cần phải có. Hình minh họa là tranh chân dung Tôn Tư Mạc. (phạm vi công cộng) 
Danh y Tôn Tư Mạc đời Đường lưu danh thiên cổ, trong trước tác "Đại y tinh thành" của mình, ông đã nói về đức hạnh mà người hành nghề y cần phải có. Hình minh họa là tranh chân dung Tôn Tư Mạc. (phạm vi công cộng)

Thái y lệnh triều Trần Phạm Bân vì cứu người mà không quản đến an nguy bản thân

Việt Nam vào thời nhà Trần có viên quan Thái y lệnh của vua Trần Anh Tông tên là Phạm Bân, gia đình nhiều đời hành nghề y. Phạm Bân vui thích hành thiện, bố thí, thường đem hết tài sản trong nhà ra để mua lượng lớn thuốc và lương thực. Khi gặp những bệnh nhân cô đơn khổ cực, ông liền mời họ đến nhà mình cư trú, đồng thời cung cấp cơm, cháo, và dốc lòng chữa trị cho họ.

Một ngày nọ có người gấp gáp gõ cửa nhà ông và cho biết rằng, một người phụ nữ trong gia đình người ấy đột nhiên bị băng huyết, máu chảy như tuôn, sắc mặt xanh xao. Phạm Công nghe xong liền lập tức đi cứu chữa. Không ngờ vừa ra khỏi cửa thì gặp người do vua Trần Anh Tông phái đến truyền lời, nói rằng: "Trong cung có quý nhân (tức cung phi) bị nhiễm chứng bệnh hàn nhiệt, muốn mời ngài đi chữa trị".

Phạm Bân trả lời rằng: "Bệnh của quý nhân không khẩn cấp, hiện nay có người bệnh tính mạng đang nguy kịch, tôi phải đến đó trước để cứu cô ấy, một lát sau sẽ vào cung".

Nghe câu trả lời này, viên sứ giả mà trong cung phái đến rất tức giận và nói với Phạm Bân rằng: "Làm bề tôi, sao ngài có thể không giữ lễ quân thần? Ngài vội đi cứu mạng người khác mà lại không cứu mạng ngài sao?"

Phạm Bân nói: "Tất nhiên tôi có tội, nhưng cũng không còn cách nào khác. Nếu tôi không đi cứu người bệnh thì người đó sẽ nguy hiểm tính mạng, sẽ không có hy vọng sống nữa. Còn cái mạng này của tôi thì hy vọng hoàn toàn đặt ở chỗ hoàng thượng, nếu may mắn được miễn tội chết, tôi nguyện chịu tất cả sự trừng phạt".

Nói rồi, ông liền vội vã đi cứu người phụ nữ kia, cuối cùng đã cứu sống được mạng người.

Không bao lâu sau, Phạm Bân vào cung yết kiến vua Trần Anh Tông. Khi bị vua trách hỏi, ông gỡ chiếc mũ quan xuống xin chịu tội, và kể lại toàn bộ sự thực ông vội đi cứ tính mạng người phụ nữ. Vua Trần Anh Tông nghe xong thì cơn giận dữ biến mất. Vua vui mừng khen ngợi Phạm Bân rằng: "Khanh quả thật xứng danh bậc lương y, vừa có y thuật cao minh, lại có lòng nhân ái. Khanh yêu thương bách tính của trẫm như thế này, đây chính là điều mà trẫm mong đợi".

Không bao lâu sau, Phạm Bân vào cung yết kiến vua Trần Anh Tông. Hình minh họa là bức trang "Dưỡng chính đồ sách" do Lãnh Mai đời Thanh vẽ. (Phạm vi công cộng)
Không bao lâu sau, Phạm Bân vào cung yết kiến vua Trần Anh Tông. Hình minh họa là bức trang "Dưỡng chính đồ sách" do Lãnh Mai đời Thanh vẽ. (Phạm vi công cộng)

Thuật sĩ dân gian triều Đường ngay trước khi bị hành hình vẫn nhớ đến cứu người

Vào những năm cuối triều Đường, danh tướng Cao Biền trấn thủ Dương Châu, có vị thuật sĩ nhà bị cháy, ngọn lửa dữ dội lan rộng khiến mấy nghìn nhà dân xung quanh bị cháy. Viên quan chủ sự ghi chép chuyện này vào hồ sơ, rồi lập tức để vị thuật sĩ này nhận tội chịu trừng trị của pháp luật. Ngay trước khi hành hình, thuật sĩ nói với viên quan giám hình rằng: "Tôi đã phạm tội lớn như thế này, chỉ dùng một cái chết sao có thể trả hết tội? Tôi vốn có chút nghề mọn, nếu có thể truyền thụ được cho một người thì người đó sau này có thể cứu chữa được cho rất nhiều người bệnh, thế thì tôi chết cũng không nuối tiếc".

Viên quan giám hình nghe xong liền tạm hoãn, lùi thời gian hành hình, và vội vàng lên ngựa phi nhanh đi báo cáo với Cao Biền. Sau đó, Cao Biền triệu thuật sĩ để ông đích thân thẩm vấn. Thuật sĩ nói: "Thảo dân không biết những thứ gì khác, chỉ có sở trường chữa bệnh phong (bệnh hủi)".

Cao Biền hỏi: "Làm thế nào chứng thực lời ngươi nói?"

Thuật sĩ đáp: "Có thể chọn người bệnh phong nặng nhất trong viện Phúc Điền (là cơ cấu phúc lợi chữa bệnh thời nhà Đường) để thảo dân chữa trị xem".

Thế là, Cao Biền chiểu theo lời thuật sĩ nói, tìm một người bệnh phong đến, sắp đặt cho người đó ở trong một căn phòng để trống. Thuật sĩ trước tiên cho người bệnh uống mấy thăng rượu nhũ hương, là loại rượu có thể gây mê, để anh ta hôn mê, mất tri giác, sau đó từ chỗ bệnh khêu ra một vốc dòi dài 2 tấc. Sai đó, thuật sĩ bôi thuốc cao lên vết thương trên trán bệnh nhân, rồi lại cho anh ta uống một loại thuốc khác, đồng thời không ngừng điều chỉnh ăn uống và ngủ nghỉ cho anh ta.

Hơn chục ngày sau, vết thương của người bệnh phong này đã lành. Cuối cùng, một tháng sau, lông mày và râu của người bệnh đã mọc ra, da dẻ sạch sẽ, sáng bóng, giống như là chưa từng bị mắc bệnh. Cao Biền đích thân thất những lời thuật sĩ nói hoàn toàn đúng sự thực thì không những tha tội chết mà còn coi ông ta làm thượng khách, lễ đãi rất kính trọng.

Hai vị thầy thuốc chỉ một lòng muốn cứu người này hoàn toàn không để tâm đến sự vinh nhục, lành dữ, thậm chí sinh tử của bản thân, không những đã chữa lành cho người bệnh mà còn khiến chính bản thân họ hóa nguy thành an, vì họa mà đắc phúc. Có lẽ chính vì họ động thiện niệm, trồng nhân thiện mà đã đắc được thiện báo.

Trung Hòa
Theo Nhan Đan - Epochtimes

Tài liệu tham khảo:

- "Đại y tinh thành" - quyển thứ nhất trong bộ "Bị cấp thiên kim dược phương" của Tôn Tư Mạc đời Đường.
- "Nam Ông mộng lục" của Lê Trừng đời Minh (Tức Hồ Nguyên Trừng, con trưởng của Hồ Quý Ly, sau khi bị nhà Minh bắt đưa về Nam Kinh, ông lấy lại họ gốc của cha là Lê, và được bổ nhiệm làm quan).
- "Ngọc đường nhàn thoại" của Vương Nhân Dụ đời Ngũ Đại



BÀI CHỌN LỌC

Lương y như từ mẫu: Vì cứu người mà chẳng quản an nguy bản thân