Lý Thuần Phong đoán được thiên cơ kỳ diệu như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuốn “Tùy Đường Gia Thoại” của Lưu Tốc ghi lại rằng Thuần Phong có thể dự đoán nhật thực, vua Đường Thái Tông không tin, nên Lý Thuần Phong nói: “Nếu không có nhật thực, thì thần xin chịu chết”.

Lý Thuần Phong là một chính trị gia, nhà thiên văn học và nhà số học ở Kỳ Châu trong những năm đầu của triều đại nhà Đường (nay là tỉnh Thiểm Tây) và nhà Đường ở huyện Kỳ Sơn. Ông sinh năm 602 và mất năm 670. Cha của ông là Lý Bá, là quan Huyện úy Cao Đường của triều đại nhà Tùy, sau làm đạo sĩ, lấy hiệu là Hoàng Quan Tử, và là tác giả của "Thiên văn đại tượng Phú". Trong những năm đầu của mình, Lý Thuần Phong học Đạo giáo ở núi Thiên Thai và minh tỏ chiêm tinh, thiên văn, ông là quan Tư giám của Tùy Dương Đế.

Cuốn “Tùy Đường Gia Thoại” của Lưu Tốc ghi lại rằng Thuần Phong có thể dự đoán nhật thực, vua Đường Thái Tông không tin, nên Lý Thuần Phong nói: “Nếu không có nhật thực, thì thần xin chịu chết”.

Hôm đó, Đường Thái Tông đợi mãi mà không thấy nhật thực, liền nói với Thuần Phong: "Ta cho ngươi về nhà cáo biệt vợ con".

Lý Thuần Phong vẽ một ký hiệu lên tường và nói: "Còn một khắc (tương đương 14.4 phút) nữa. Đến khi mặt trời chiếu sáng ở đây, nhật thực sẽ xuất hiện".

Sau đó, kết quả đúng chính xác như vậy.

Một ngày nọ, Lý Thuần Phong và Trương Suất đang đi với hoàng đế thì có một cơn gió mạnh đến từ phía nam. Lý Thuần Phong cho rằng nhất định phải có một ai đó đang khóc cách đó 5 dặm, trong khi Trương Suất cho rằng có tiếng nhạc. Sau đó quả nhiên có một đoàn tang lễ đi qua.

Truyền thuyết kể rằng, khi đi cùng Viên Thiên Cang và Đường Thái Tông, thấy hai con ngựa lông đỏ và lông đen bên sông, Thái Tông yêu cầu Viên và Lý đoán xem con ngựa nào xuống sông trước. Viên Thiên Cang bói ra quẻ Ly, Ly là hỏa nên ông đoán ngựa lông đỏ sẽ xuống trước. Lý Thuần Phong lại cho rằng để đánh ra lửa thì trước tiên phải thấy khói đen, vì vậy ông đoán rằng con ngựa đen xuống sông trước. Cuối cùng, Lý Thuần Phong đã đoán đúng, nhưng ông khiêm tốn nói rằng nếu không có Viên Thiên Cang, ông đã không đoán ra mối quan hệ bí ẩn giữa khói và lửa.

những chuyện về lý thuần phong
Lý Thuần Phong lại cho rằng để đánh ra lửa thì trước tiên phải thấy khói đen, vì vậy ông đoán rằng con ngựa đen xuống sông trước. (Ảnh: Secretchina)

Năm Trinh Quán thứ 15 (năm 641), Lý Thuần Phong nhậm chức quan Thái sử thừa, và biên soạn "Pháp tượng chí". Vào năm Trinh Quán thứ 22 (năm 648), Lý Thuần Phong được bổ nhiệm làm Thái sử lệnh. Một ngày nọ, Hoàng đế Đường Thái Tông nhận được một quyển sấm tiên tri bí mật, trên đó có viết: “Nhà Đường suy yếu, có một nữ Võ lên làm Vương”. Lý Thuần Phong dự đoán rằng Hoàng hậu Võ Tắc Thiên sẽ thành hoàng đế và sự thay đổi này sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Vào triều đại của Hoàng đế Đường Cao Tông, Lý Thuần Phong đã biên soạn "Lân Đức Lịch" dựa trên "Hoàng Cực Lịch" của Lưu Trác. Ông cũng đã biên soạn các cuốn sách như "Thôi Bối Đồ", "Điển Chương Văn Vật Chí", "Mật các lục", "Ất dĩ chiêm"... Sách "Cựu Đường thư" và "Tân Đường thư" đều ghi chép Lý Thuần Phong đã từng chế ra hỗn thiên nghi "Tam trùng hoàn".

Người ta cũng nói rằng Hoàng đế Đường Thái Tông rất sủng ái Võ Tắc Thiên và phong cô là Tài nhân. Lý Thuần Phong đã nhắc nhở Đường Thái Tông rằng Võ thị sẽ làm loạn triều chính, và Hoàng đế cũng chỉ bán tín bán nghi. Lý Thuần Phong sau đó dự đoán rằng trạng nguyên khoa năm này sẽ là "Hỏa Khuyển nhị nhân chi kiệt", và quả nhiên là Địch Nhân Kiệt (chữ Địch trong tiếng Trung là ghép từ bộ Khuyển và Hỏa, chữ Nhân là ghép từ chữ Nhị và chữ Nhân). Thái Tông đành phải đày Võ Tắc Thiên làm ni cô.

Sau này, Lý Thuần Phong nổi tiếng với tài chiêm tinh bói toán, và hậu thế lưu truyền rất nhiều các sự tích thần kỳ của ông. Tương truyền, "Thôi Bối Đồ" do Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang viết ra, nó là một cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, và nó nổi tiếng ngang với "Thiêu bính ca" của Lưu Bá Ôn.

dự ngôn
Lý Thuần Phong đã dự đoán chính xác nhật thực và các vì sao. (Ảnh: Secretchina)

Quay trở lại chủ đề này, xin được điểm những chuyện kỳ lạ về bói chữ của ông được lưu truyền:

Chuyện thứ nhất:

Lý Thuần Phong có một người em họ sắp sinh con, cô nhờ Lý Thuần Phong xem và đoán cô sẽ sinh con trai hay con gái.

Người em họ này viết một chữ "nguyên" (元).

Lý Xuân Phong nói: "Hình dạng chữ ‘nguyên’ giống như 2 (二), 8 (八), là hình của quẻ Tốn (巽). Tốn là nữ nên phải sinh con gái". Sau này quả nhiên sinh ra một bé gái.

Chuyện thứ hai:

Một thương gia ở kinh đô Trường An mua một lô hàng muối từ biển Đông, người ta nói rằng trên đường đi có bão, nhưng không rõ tình hình thế nào. Vì vậy người lái buôn hỏi Lý Thuần Phong về chuyến hàng muối, tình hình thế nào? Lý Thuần Phong yêu cầu anh ta viết một từ, và doanh nhân đã viết chữ “四 (nghĩa là số bốn).

Lý Thuần Phong nhìn và nói: "buôn bán đều vô ích (chữ bốn 四 -tứ giống như mua 買- mãi và bán 賣 - mại), và muốn dừng mà không được (cũng giống chữ dừng 罷 -bãi, nhưng thiếu chữ năng -能)".

Doanh nhân hỏi nguyên cớ, Lý Thuần Phong nói: "Chữ tứ ‘四’là bộ trên đầu của từ bãi ‘罷’(ngừng), nhưng không có chữ năng ‘能’(có thể). Dù ngừng vận chuyển hay trả hàng thì cũng đã muộn".

Sau này hàng về thì đúng là lỗ nặng, muối không chịu được mưa, trên đường đi gặp mưa lớn nên 10 vạn cân muối chỉ còn lại chưa tới 5 vạn cân.

Chuyện thứ ba:

Một ngày nọ, một người đàn ông trung niên vui vẻ đến gặp Lý Thuần Phong, nói rằng vợ anh ta mãi chưa có con nhưng hiện đang mang thai và sắp sinh, không biết đó là trai hay gái? Lý Thuần Phong bảo người đàn ông viết một chữ, và người đàn ông trung niên đã viết chữ long "龍” (rồng) khi ông ta hy vọng rằng con trai mình sẽ trở thành một con rồng. Lý nhìn nó và cười chua chát.

Người đàn ông trung niên hoảng sợ hỏi Lý Thuần Phong tại sao lại bộ dạng thế? Lý Thuần Phong nói: "Chữ rồng ông viết cong queo, giống rồng nhưng không phải rồng, xem ra sẽ khó sinh".

Người đàn ông trung niên sửng sốt, Lý nhìn kỹ người đàn ông rồi nói: "Nhìn tướng mạo quý ông tâm địa thiện lương. Tuy rằng phu nhân khó sinh nhưng cũng không nguy hiểm. Chỉ là đứa bé có tai không nghe".

Người đàn ông không hiểu, bèn nói: "Xin ông giải thích rõ hơn, có tai không nghe nghĩa là gì?"

Lý nói: "Chữ rồng (龍 - long) mà ông viết có thừa một chấm bên dưới, trông giống như chữ điếc (聾 - lung). Người điếc chẳng phải có tai không nghe đó sao?"

"Đứa bé có thể bị điếc bẩm sinh?"

"Chính xác"

"Không biết là nam hay nữ?"

"Là một đứa bé trai"

"Liệu ông có thể cho biết tại sao cho rằng nó là một bé trai không?"

"Vừa rồi có một đứa trẻ tiểu tiện ngoài cửa bắn nước tiểu vào tới bậc thềm của tòa nhà nên đoán là một đứa bé trai"

Và đúng như vậy, ba ngày sau người đàn ông trung niên có một đứa con trai, nhưng nó bị điếc bẩm sinh.

Lý thuần phong dự ngôn
Người đàn ông trung niên vui vẻ đến gặp Lý Thuần Phong. (Ảnh: Secretchina)

Chuyện thứ 4:

Một ngày nọ, một người phụ nữ xin Lý Thuần Phong xem chữ "Á" (亞) nói cho cô tương lai sẽ tốt xấu ra sao?

Lý Thuần Phong nhìn người phụ nữ này mắt hình tam giác và khuôn mặt hung tợn, biết rằng không phải người thiện. Ông nói: "Có tâm làm ác". Chữ Á (亞) cộng với chữ Tâm (心) là chữ Ác (惡).

Người phụ nữ đỏ mặt và rất căng thẳng. Vì vậy, người phụ nữ viết lại chữ "一" (Nhất), xin được xem bói.

Lý Thuần Phong nhìn rồi nói: "sinh tử không rõ". Vì chữ Nhất (一) là nét cuối chữ Sinh (生 - Sống) và nét đầu của chữ Tử (死 - chết).

Người phụ nữ thần sắc ám muội và bỏ đi. Lý Thuần Phong dò hỏi mới biết người phụ nữ này được gả vào nhà họ Đường, 7 năm nay mà chưa có con cho nhà họ Đường nhưng chị dâu lại sinh một trai một gái, cô ta sinh ra ghen tị. Hiện giờ chị dâu lại đang mang bầu, người đàn bà rắp tâm muốn đẩy ngã chị dâu để bị sảy thai.

Vì vậy, việc Lý Thuần Phong đánh giá "có tâm làm ác", và đứa trẻ là "sinh tử không rõ", có thể nói là thần cơ diệu toán.

Chuyện thứ 5:

Một ngày nọ, Lý Thuần Phong tình cờ có việc ra ngoài. Một phụ nữ trẻ đến nhà ông và thấy ông không có nhà nên cô đã nhờ học trò của ông bói hộ. Người học trò hỏi mục đích cô tới xem bói chữ, cô gái trẻ nói: "Tôi muốn biết khi nào chồng tôi sẽ trở lại, vì chồng tôi 3 năm nay đi làm ăn mà chưa về". Cô gái đột nhiên buột miệng nói, hãy bói thử chữ Phiến (扇 - cái quạt) này.

Học trò của Lý Thuần Phong nhìn thấy thiếu nữ cầm trong tay một chiếc quạt gấp, nhưng nan quạt và giấy quạt đã bị gãy và tách rời, trong lúc vội vàng người đó đánh rơi chiếc quạt xuống đất.

Học trò của Lý Thuần Phong liên tục lắc đầu, lại thở dài nói: "Chị à! Xin lỗi tôi nói thẳng, cốt nhục biệt ly. Chị hãy về nhà chuẩn bị hậu sự cho anh ấy!"

Người phụ nữ đã quá tuyệt vọng và trở về nhà khóc lóc. Đó là một ngày nắng nóng. Người phụ nữ trẻ mồ hôi nhễ nhại đến không thể chịu được. Thấy xung quanh không có ai, cô liền cởi áo chẽn, để dưới gốc cây, nằm nghỉ một lúc. Chợt thấy Lý Thuần Phong đang chậm rãi bước đến.

Lý Thuần Phong đã hỏi người phụ nữ tại sao cô ấy lại khóc, và người phụ nữ kể chuyện học trò của Lý bói chữ cho cô. Lý Thuần Phong cười nói nói: "Đứa nhỏ kém cỏi, chưa suy nghĩ thấu đáo. Tục ngữ có câu: "Chỉnh y kiến phụ, thoát y kiến phu (chỉnh y phục thấy cha, cởi y phục thấy chồng). Hãy về nhà chuẩn bị đi, chồng cô sẽ về sớm".

Người phụ nữ bán tín bán nghi, tối ngày hôm đó chồng cô áo gấm vinh quy, lại còn làm ăn phát đạt.

Minh An
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Lý Thuần Phong đoán được thiên cơ kỳ diệu như thế nào?