Mấy trăm năm trước người Việt và người các nước khác trông như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người các nước hàng trăm năm về trước trông như thế nào? Thực ra, câu trả lời có thể được tìm thấy trong "Hoàng Thanh chức cống đồ" do nhà Thanh xuất bản.

Khi nhà Thanh thành lập, đã trải qua 3 triều đại như Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, đặc biệt là trải qua thời "Khang Càn thịnh thế" nổi tiếng trong lịch sử, kinh tế phồn vinh, xã hội ổn định, lãnh thổ rộng lớn, cảnh tượng thái bình. Các nước chư hầu và các nước khác cũng tấp nập đến triều cống.

Vào năm Càn Long thứ 16 (năm 1751), Hoàng đế Càn Long ra lệnh cho các quan tổng đốc và tuần phủ biên cương vẽ hình dáng và trang phục các dân tộc khác nhau trên lãnh địa họ quản lý và các quốc gia có quan hệ qua lại với nhà Thanh, rồi báo cáo lên triều đình. Sau đó, cuốn "Hoàng Thanh chức cống đồ" này do Phó Hằng, Đổng Cáo cùng với những người khác biên soạn, chịu trách nhiệm vẽ là Môn Khách An cùng với những người khác. Nó được khắc in ở Vũ Anh Điện vào thời Càn Long, và được bổ sung vào năm Gia Khánh thứ 10 (năm 1805).

Càn Long
Hoàng đế Càn Long (phạm vi công cộng)

Đây là một cuốn sách giới thiệu về phong tục tập quán các nước. Chín tập của bộ sách như sau: Tập 1 Bên ngoài lãnh địa; Tập 2 Tây Tạng; Tập 3 Quan Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam; Tập 4 Quảng Đông, Quảng Tây; Tập 5 Cam Túc; Tập 6 Tứ Xuyên; Tập 7 Vân Nam; Tập 8 Quý Châu; Tập 9 là phần tăng thêm, là một loạt các bức vẽ được vẽ sau năm Càn Long thứ 26 (năm 1761). Rõ ràng là những nhận thức về phương Tây đã tăng lên ở mức độ lớn.

Trong cuốn sách có 300 loại tranh chân dung nhân vật các dân tộc và người thuộc các quốc gia khác nhau, mỗi loại vẽ 2 bức chân dung nam nữ, tổng cộng là 600 bức chân dung. Trên tranh có các đoạn văn thuyết minh, trong đó chủ yếu giới thiệu về vị trí địa lý, nguồn gốc lịch sử, mối quan hệ giữa nhà Thanh và các phong tục địa phương. Các hình ảnh được vẽ ra chủ yếu để miêu tả ngoại hình, chú trọng miêu tả biểu cảm của nhân vật. Những ghi chép trong sách đều là tác giả đích thân trông thấy nên về cơ bản là sự thật đáng tin cậy.

Thông qua cuốn sách này, mọi người có thể hiểu được phong tục, cách ăn mặc, thậm chí lịch sử của người Châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan…; Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Ý…; và phong tục của nhiều dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Bài viết này chủ yếu giới thiệu về tình hình các nước trong Tập Một.

Triều Tiên

Triều Tiên có mối quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc. Thời vua Thuấn, Triều Tiên ban đầu ban đầu ban đầu là ban đầu là khu vực nằm ngoài Doanh Châu dưới triều đại của Đế Thuấn.

Vào thời nhà Chu, Cơ Tử, thúc phụ của Trụ Vương, được Chu Vũ Vương phong đất ở đây. Cơ Tử sau khi chết được người Triều Tiên phong làm Đại Thánh Vương, và thờ là Cơ Tử Thần. Năm 1102, vua Cao Ly Túc Tông cho xây dựng miếu thờ và Lăng Cơ Tử (Kija-rung), các quân chủ các triều đại Triều Tiên đều đến miếu thờ Cơ Tử tế lễ định kỳ.

Vào cuối thời Tây Hán, người Phù Dư họ Cao ở phía Đông Bắc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên và đổi quốc hiệu thành Cao Câu Ly, hay còn gọi là Cao Ly.

Vào đầu thời nhà Đường, quốc gia của gia tộc họ Cao bị tiêu diệt. Vào cuối thời nhà Đường, và thời Ngũ Đại, người thổ dân bán đảo Triều Tiên là Vương Kiến đã dùng tên Cao Ly làm quốc hiệu dựng nước. Sau đó, từ nhà Đường đến nhà Nguyên, nước Cao Ly liên tục bị chinh phục và cũng nhiều lần đánh bại các vương triều Trung Quốc giành độc lập.

Thời Minh Thái Tổ, tướng quân Cao Ly là Lý Thành Quế (Yi Seong-gye) đã tự lập làm vua, xưng vương và cử sứ thần đến nhà Minh để bày tỏ thần phục. Minh Thái Tổ đã đổi quốc hiệu Cao Ly thành "Triều Tiên".

Khi Hoàng đế Thái Tông nhà Thanh đính thân chinh phạt Triều Tiên về, vua Triều Tiên là Nhân Tổ liền xin đầu hàng, triều đình nhà Thanh phong cho Nhân Tổ làm Triều Tiên quốc vương, và ban cho ông con dấu bằng vàng có núm hình rùa, gọi là Quy nữu Kim ấn. Triều Tiên từ đó trở thành một nước chư hầu nhà Thanh và luôn cống nạp cho nhà Thanh.

Chức cống đồ
Người Triều Tiên

Vua của Triều Tiên và văn võ bá quan mặc trang phục cải tiến từ Hán phục, và hầu hết người dân đều biết chữ Hán và thích đọc sách. Các vị quan thanh lịch và uy nghiêm, váy và áo khoác ngắn của các quý bà được trang sức lộng lẫy. Người dân thường thì nam giới thường đội mũ dạ đen trắng, áo và quần đều dùng vải trắng. Phụ nữ thường vấn tóc trên đỉnh đầu, mặc áo màu xanh lam, mặc váy dài, đi tất vải, chân đi giày hoa. Người Triều Tiên tín ngưỡng Phật giáo, chịu đựng gian khổ, chịu khó, cần cù làm nghề nông.

Nhật Bản

Nhật Bản là Oa Nô quốc thời cổ đại. Thời nhà Đường, nước Oa Nô được đổi tên thành Nhật Bản vào do phía Đông là biển, nơi mặt trời mọc. Đất nước này bốn mặt giáp biển gồm có các khu Ngũ Kỳ (Goki), Thất Đạo (Shichidō) và Tam Đảo (Mishima). Từ trước thời nhà Tống, Nhật Bản đã luôn có mối liên hệ qua lại với Trung Quốc.

Vào thời Minh Thái Tổ nhà Minh, Nhật Bản đã dâng biểu cống nạp.

Hầu hết người Nhật tín phụng Phật giáo, và họ cũng tin vào phép phù thủy (vu thuật), thích uống rượu và coi nhẹ sinh tử. Họ học chữ Hán nhưng sử dụng âm địa phương để đọc. Luật pháp của đất nước rất nghiêm minh và hà khắc nên rất ít xảy ra những sự việc như tranh tụng và trộm cắp. Họ sống và ăn uống theo truyền thống cổ xưa, và các sản vật địa phương rất phong phú.

Chức cống đồ
Người Nhật Bản

Đàn ông Nhật thường cạo trọc đỉnh đầu, đi chân đất, mặc y phục cổ vuông, thắt buộc bằng dây vải, và đeo kiếm bên mình. Phụ nữ chải đầu búi tóc, cài trâm, mặc y phục rộng, quần dài, mang giày đỏ, và biết dệt lụa và dệt vải.

Vương quốc Lưu Cầu (tỉnh Okinawa Nhật Bản ngày nay)

Vương quốc Lưu Cầu, ngày nay là tỉnh Okinawa ở Nhật Bản. Vào đầu thời nhà Minh, Vương quốc Lưu Cầu được chia thành ba vương quốc: Trung Sơn, Sơn Nam và Sơn Bắc, các vị vua của ba vương quốc đều mang họ Thượng, và Trung Sơn là quốc gia mạnh nhất. Trong những năm Hồng Vũ đời Minh Thái Tổ, cả ba nước đều cử sứ thần đến xưng thần triều cống. Trong những năm Tuyên Đức nhà Minh, nước Trung Sơn đã sát nhập luôn hai quốc gia còn lại. Cả nước có 36 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, có mùa xuân quanh năm.

Sau khi nhà Thanh tiến vào làn chủ Trung Nguyên, vua Trung Sơn đã chủ động bày tỏ lòng thành và cử sứ giả vượt biển thỉnh cầu nhà Thanh sắc phong. Hoàng đế nhà Thanh đã nhiều lần ban tặng những tấm biển do đích thân hoàng đế ngự bút cho vua Lưu Cầu. Vương quốc Lưu Cầu thường gửi con em quý tộc đến Quốc tử giám triều nhà Thanh để học văn hóa Trung Hoa.

Hầu hết mọi người dân Lưu Cầu đều ngưỡng mộ sự thanh lịch và rất hiếm khi xảy ra trộm cắp. Nhà vua phân phối ruộng đất cho các quan đại thần làm bổng lộc cho họ, và ruộng đất sản xuất ra ngũ cốc, rau, trái cây, v.v.

Các quan Lưu Cầu dùng những chiếc trâm bằng vàng và bạc để phân biệt phẩm cấp, đồng thời dùng lụa tơ tằm màu vàng xếp thành vòng tròn làm quan mũ. Trang phục của họ tương tự như Hán phục, với áo choàng rộng, tay áo lớn và thắt đai lưng rộng. Các quý bà đội cài trâm vàng, họ không thoa phấn, thích mặc trang phục thêu lộng lẫy, vạt áo rất dài, có thể che kín cả chân.

Chức cống đồ
Người Lưu Cầu (tỉnh Okinawa Nhật Bản ngày nay)

Hầu hết người dân Lưu Cầu đều có đôi mắt sâu và mũi dài. Ngoài việc làm nông ra, đàn ông còn sống dựa vào nguồn thu từ biển để ăn và kiếm lợi từ khai thác cá, muối ven biển. Búi tóc của người bản địa địa phương được búi bên phải, trong khi búi tóc của người nhập cư từ Trung Quốc được búi ở giữa. Phụ nữ búi tóc cao, áo ngắn quần dài, thường đội khăn, dùng khăn che mặt khi thấy người lạ. Họ thường gánh hàng vào chợ để bán, và họ cũng có sở trường dệt, may áo.

An Nam (tức Việt Nam ngày nay)

Vương quốc An Nam là Việt Nam ngày nay, thời cổ đại được gọi là Giao Chỉ. Thời Hán - Đường Giao Chỉ bị nhập vào Trung Quốc, đến thời Ngũ Đại Thập Quốc thì độc lập, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, đến thời Lê Trung Hưng là thời bức tranh "Chức cống đồ" ra đời.

Vào năm Khang Hy thứ 5 của triều đại nhà Thanh (năm 1667), Lê Huyền Tông (tức Lê Duy Hy) thời nhà Lê Trung Hưng quy phục nhà Thanh. Hoàng đế Khang Hy phong ông là An Nam Quốc Vương, sau đó, cứ 5 năm vua An Nam cống một lần.

Trang phục y quan mũ mão bá quan An Nam dựa trên trang phục nhà Minh và cải tiến ra, đàn ông đi giày da đen, nhưng quan võ và quan văn có chút khác biệt. Võ quan đội mũ lụa bình đỉnh (đỉnh phẳng), mũi giày có hai góc nhọn. Các quý bà thả tóc không dùng trâm nhưng đeo bông tai bằng vàng và phân biệt địa vị bằng kích cỡ của chiếc khuyên tai. Họ mặc áo choàng dài bên ngoài chiếc yếm thêu, nhưng không cầu kỳ giày dép, thường mang đôi dép cỏ.

Chức cống đồ
Người An Nam (Lê Trung Hưng)

Người dân An Nam thích tắm rửa, thờ phụng quỷ Thần, coi trọng tang lễ và cúng tế. Ngành nghề chủ yếu là cày ruộng, trồng dâu, đánh cá, làm muối, v.v … Đàn ông đội một chiếc mũ lá to màu trắng, giống như cái vạc úp ngược, mặc áo dài cổ rộng, trên tay thường cầm một chiếc quạt ba tiêu, đi dép. Phụ nữ mặc áo dài, váy dài, đội khăn, đi dép để lộ gót chân, giỏi dệt vải may áo và nấu ăn.

Ấn tượng của người Thanh đối với người châu Âu

Vào thời nhà Thanh, châu Âu được gọi chung là "Đại Tây Dương". Vào những năm Vĩnh Lạc nhà Minh, hàng chục quốc gia đã đến cống nạp, gồm có Cổ Lý (ở miền nam Ấn Độ ngày nay), Toả Lý (một đảo quốc ở Đông Nam Á) và Humulus (thuộc Iran ngày nay), và một số nước khác. Trong những năm Vạn Lịch, Matteo Ricci, một người gốc Ý, đến Trung Quốc.

Vào năm Khang Hy thứ 6, giao thương với châu Âu nối lại. Năm Ung Chính thứ 3 (năm 1725), Á Giáo Hoá Vương (tức là Giáo hoàng La Mã) phái người sang nhà Thanh. Năm Ung Chính thứ 5, Bồ Đào Nha cử người đến thăm. Năm Càn Long thứ 18 (năm 1753), Bồ Đào Nha lại phái sứ đoàn đến thăm.

Người Đại Tây Dương (tức châu Âu) tin theo đạo Công giáo, giỏi làm ăn, giàu có. Họ có làn da trắng, mũi cao, có đôi mắt xanh sâu, không để râu và tóc, đội tóc giả, mũ phớt đen, mặc áo ngắn và giày da, mặc quần bó như xà cạp. Phụ nữ tóc xoăn, để búi cao, đeo vòng vàng, bạc, bên trên mặc áo bên dưới mặc váy và quấn khăn lụa sau lưng. Họ trọng nữ khinh nam, nam nữ có tình cảm với nhau liền có thể kết hôn.

Người các quốc gia châu Âu

Chức cống đồ
Người Anh quốc

Đàn ông Anh quốc mặc đồ nhung, thích uống rượu, còn phụ nữ thì có phong tục thắt eo thon khi chưa kết hôn, vì mong muốn có vòng eo thon gọn. Họ để tóc ngang vai, mặc áo ngắn, và mặc váy nhiều tầng, bên ngoài có khoác áo choàng khi ra ngoài.

Chức cống đồ
Người Pháp

Đàn ông Pháp đội khăn trùm đầu màu trắng và đội mũ phớt đen, gặp người liền bỏ mũ xuống hành lễ. Trang phục của phụ nữ tương tự như ở Hà Lan và các quốc gia khác.

Chức cống đồ
Người Hà Lan

Người Đức cao lớn, rất trung thành nghĩa khí, có ân ắt sẽ báo đáp. Có các trường học công lập trong thành phố, và những người học võ thuật chiếm phần lớn dân số. Nếu họ đi nước ngoài, các quốc vương nước ngoài chắc chắn sẽ thuê họ làm vệ sĩ. Nước Đức có nhiều núi, mùa đông rất lạnh nên đàn ông giỏi làm nhà. Người phụ nữ trầm tĩnh và ngay thẳng, có bàn tay khéo léo tinh xảo, có thể dệt vải bằng tay không.

Kết luận

Kỳ thực, có một phần nhỏ dữ liệu lịch sử không chính xác được cung cấp bởi Hoàng Thanh Chức Cống Đồ", nhưng phong tục tập quán của nước ngoài và các dân tộc thiểu số được mô tả trong sách vẫn khiến người ta cảm nhận được sự thịnh vượng của thế giới hàng trăm năm trước.

Huy Hải
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Mấy trăm năm trước người Việt và người các nước khác trông như thế nào?