Mỏ vàng bên trong: ‘Nhà giả kim đi tìm Hòn đá Triết gia’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với nhà giả kim, hiểu được ý muốn của Đấng Tạo Hóa có thể tiết lộ Hòn đá Triết gia, đó là một chất bí ẩn giúp trẻ hóa, kéo dài tuổi thọ và thậm chí là trường sinh bất tử. Cũng có thể dẫn đến một hành trình từ cõi người sang cõi siêu nhiên.

Đôi khi chúng ta gặp một tình huống khó khăn, nhưng chúng ta không biết lối thoát. Khi tôi nói chuyện với một người bạn về một số khó khăn của bản thân vài tuần trước. Cô ấy nói với tôi rằng hãy luôn lạc quan, vì: “Mọi tình huống đều có thể trở thành vàng”. Những lời nói của bạn tôi vang lên trong đầu và sau đó khiến tôi nghĩ đến một bức tranh của họa sĩ Joseph Wright ở Derby có tên “Nhà giả kim đi tìm Hòn đá Triết gia”.

Nhà giả kim truyền thống

Ở phương Tây, nhà giả kim thường được ví như một ẩn sĩ thần bí, người đã cố gắng biến các kim loại cơ bản thành vàng bằng các quy trình hóa học phức tạp.

Tuy nhiên, thuật giả kim không chỉ đơn thuần là biến kim loại cơ bản thành vàng. Ví dụ, nhà giả kim tâm linh thường tin rằng cách thức mà thế giới và vũ trụ hoạt động tiết lộ ‘chúc ngôn’ của Đấng Tạo Hóa, có mục đích sâu xa hơn cuộc sống con người. Nếu tất cả các sự kiện có thể hiểu theo ý muốn của Đấng Tạo Hóa, thì ngay cả những việc khó khăn, như việc biến kim loại cơ bản thành vàng lộng lẫy cũng có thể xảy ra.

Đối với nhà giả kim, hiểu được ý muốn của Đấng Tạo Hóa có thể tiết lộ Hòn đá Triết gia, đó là một chất bí ẩn giúp trẻ hóa, kéo dài tuổi thọ và thậm chí là trường sinh bất tử. Cũng có thể dẫn đến một hành trình từ cõi người sang cõi siêu nhiên.

Hòn đá Triết gia là một thách thức lớn vì không phải là thứ có thể mua được. Nhà giả kim cần duy trì trạng thái tích cực và tiếp tục tiến về phía trước với nhiệm vụ bất khả thi này.

Trong Thời đại Khai sáng, thuật giả kim truyền thống bị coi là mê tín dị đoan và cuối cùng đã bị thay thế bởi hóa học ngày nay!

Bức “Nhà giả kim đi tìm Hòn đá Triết gia” năm 1771, tác giả Joseph Wright ở Derby. Tranh dầu trên vải, 500 inch x 417,7 inch. Bảo tàng và Phòng trưng bày Nghệ thuật Derby, Anh. (PD-US)
Chân dung tự họa của họa sĩ Joseph Wright, năm 1780, tranh dầu trên vải, trưng bày ở Trung tâm Nghệ thuật Anh Yale. (Ảnh: wikimedia)

‘Nhà giả kim đi tìm Hòn đá Triết gia’

Tên đầy đủ của bức tranh của họa sĩ Wright là “Nhà giả kim trong khi tìm kiếm Hòn đá Triết gia, đã khám phá ra phốt pho, ông ấy cầu nguyện cho kết quả thành công, đây là một phong tục của các nhà chiêm tinh hóa học thời cổ đại”.

Họa sĩ Wright mô tả cảnh nhà giả kim quỳ một gối dưới đáy của một bình hợp chất phốt pho. Phốt pho ngay lập tức phát sáng và chiếu sáng nhà giả kim và các vật phẩm xung quanh, bao gồm sách có ký hiệu chiêm tinh và quả cầu thiên thể (thiên cầu) trên bàn. Phốt pho cũng chiếu sáng một chiếc đồng hồ trên cột phía sau phòng.

Tuy nhiên, nhà giả kim không nhìn vào phốt pho trước mặt ông ấy. Thay vào đó, ông nhìn hướng lên thiên cầu và mặt trăng trên bầu trời bên ngoài. Đôi mày ông nhướng lên như thể phóng ánh nhìn ra xa hơn, vươn ra ngoài ranh giới của bố cục.

Nhà giả kim không nhìn vào phốt pho trước mặt ông ấy, đôi mày ông nhướng lên như thể phóng ánh nhìn ra xa hơn, vươn ra ngoài ranh giới của bố cục. (PD-US)

Phía sau nhà giả kim là hai người học việc, là tiêu điểm phụ tô điểm cho bức tranh. Một người ngồi vào bàn, thắp một ngọn nến và nhìn chăm chú vào nhà giả kim, cho thấy rằng anh ấy đang cầu nguyện. Người học việc đang đứng nhìn người học việc đầu tiên và chỉ vào nhà giả kim như để nhắc lại ý nghĩa của sự kiện.

Những người học việc như chững lại bởi trạng thái của nhà giả kim. Khuôn mặt được chiếu sáng của họ cũng gợi ý cho việc tiếp thu kiến ​​thức. (PD-US)

Trần và cửa sổ hình vòm, các yếu tố kiến ​​trúc của nhà thờ thời trung cổ, cũng cho chúng ta biết rằng đây là một sự kiện tôn giáo chứ không đơn giản là một sự kiện khoa học.

Đồng hồ và quả địa cầu đều bắt được một phần ánh sáng lân quang. (PD-US)

Mỏ vàng bên trong

Bức tranh được vẽ trong Thời đại Khai sáng, khi khoa học và tính hợp lý trở nên cực kỳ phổ biến, bức “Nhà giả kim đi tìm Hòn đá Triết gia” của họa sĩ Wright nhắc nhở các nhà khoa học về cội nguồn thành công đến từ: niềm tin cổ xưa vào Thần thánh.

Nhà giả kim quỳ gối trước phốt pho, nhưng ánh mắt của ông mở rộng ra ngoài giới hạn của bố cục. Nhà giả kim kết nối với Đấng Tạo Hóa và hy vọng về sự thành công từ các thí nghiệm của mình. Nhiều năm khó khăn theo đuổi Hòn đá Triết gia cuối cùng đã tạo ra một thứ gì đó có tiềm năng đáng giá.

Nói cách khác, nhà giả kim thuật biết rằng ý muốn của Đấng Tạo Hóa ở đằng sau sự thành công của ông ấy. Chỉ khi tuân theo ý muốn của Tạo hóa, nhà giả kim mới có thể tạo ra vàng.

Hai người học việc được chiếu sáng bởi ngọn nến mà họ thắp lên. Khuôn mặt được chiếu sáng của họ cũng gợi ý cho việc tiếp thu kiến ​​thức. Tuy nhiên, không chỉ ngọn nến gợi mở kiến ​​thức mới, mà họ còn nhìn thấy gì khi thắp nến?

Không rõ liệu những người học việc có thể nhìn thấy phốt pho hay không, vì nhà giả kim và chiếc bàn với tấm vải xanh có thể che khuất tầm nhìn của họ. Điều này cũng giải thích tại sao ánh sáng từ phốt pho không chiếu tới khuôn mặt của hai người học việc mặc dù đã chạm đến đồng hồ trên cột ở phía sau.

Nếu những người học việc không thể nhìn thấy phốt pho, họ hẳn đang nhìn thấy nhà giả kim trong một khoảnh khắc xuất thần. Nếu đúng như vậy, người học việc chỉ vào sự kiện, cử chỉ này nói lên tầm quan trọng của niềm tin thần thánh của nhà giả kim.

Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với người bạn của tôi, người đã nhắc nhở tôi giữ tinh thần lạc quan và nói với tôi rằng: “Mọi tình huống đều có thể trở thành vàng”. Có lẽ, nếu suy nghĩ của tôi phản ánh ý muốn của Đấng Tạo Hóa, thì mọi tình huống, ngay cả những tình huống khó khăn, đều có thể được coi là một phần của sự thiêng liêng và vàng ngọc của các Ngài. Vì sao vậy?

Có thể hoàn cảnh khó khăn của chúng ta chỉ đơn giản là ý muốn của Tạo hóa, là quá trình cần thiết để rèn luyện tinh thần của chúng ta thành vàng. Nếu chúng ta luôn lạc quan, tìm kiếm sự hòa hợp giữa trời và đất và điều chỉnh bản thân theo ý muốn của Tạo hóa, chúng ta sẽ khám phá ra những điều mới mẻ về bản thân, ví như sẽ tìm thấy một mỏ vàng bên trong.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhưng không biết nó có ý nghĩa gì chưa? Trong loạt bài “Tiếp cận bên trong: Những gì mà nghệ thuật truyền thống mang lại cho trái tim”, chúng tôi diễn giải nghệ thuật thị giác cổ điển một cách sâu sắc hơn về mặt đạo đức đối với chúng ta ngày nay. Chúng tôi cố gắng tiếp cận từng tác phẩm nghệ thuật để xem những sáng tạo lịch sử có thể truyền cảm hứng như thế nào cho đức tính tốt đẹp sẵn có trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

Cao Nguyên

Theo Eric Bess - The Epoch Times

Giới thiệu tác giả: Eric Bess là một nghệ sĩ theo trường phái tả thực người Mỹ và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (Institute for Doctoral Studies in the Visual Arts - IDSVA)



BÀI CHỌN LỌC

Mỏ vàng bên trong: ‘Nhà giả kim đi tìm Hòn đá Triết gia’