Mộng bá quyền tan vỡ - chiếc thòng lọng nào đang thít dần quanh cổ ĐCSTQ? Kỳ 1

Giúp NTDVN sửa lỗi

Như vậy thì ngay cả Bá Đạo mà người xưa chê bỏ, cho đó là phép trị quốc thấp nhất của văn hóa thần truyền 5000 năm, thì Trung Quốc hiện nay còn xa mới đạt được. Hãy thử xem, họ làm được bao nhiêu điều mà Quản Trọng đề nghị với Tề Hoàn Công? Có lẽ, Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ đang ở mức “Vô Đạo” hay “Tà Đạo” thì đúng hơn.

Kỳ 1: giấc mộng bá chủ không thành của ĐCSTQ

Câu chuyện về phép xây dựng Bá nghiệp của Quản Trọng và Tề Hoàn Công

Công tử Tiểu Bạch nước Tề thời Xuân Thu sau khi lên ngôi lấy hiệu là Tề Hoàn Công. Quản Trọng - một chiến lược gia lừng lẫy của Trung Hoa cổ đại được Tề Hoàn Công vấn kế để làm nên nghiệp bá như sau:

“Tề Hoàn Công nói:

  • Ta muốn hỏi nhà ngươi một điều, nhà ngươi có ngồi cho thì mới dám thưa chuyện.

Quản Trọng sụp lạy hai lạy, rồi tới ghế ngồi. Tề Hoàn Công nói:

  • Nước Tề ta vốn là một nước lớn, tiên quân ta là Hi Công đối địch được với các nước chư hầu cũng gọi là cường thịnh; đến đời Tương Công, chính lệnh bất thường, đến nỗi gây ra tai biến. Ta đây mới lên nối ngôi, lòng dân chưa định, thế nước chưa yên, nay muốn chỉnh đốn lại để gây nên được rường mối thì phải làm điều gì trước?

Quản Trọng nói:

  • Lễ, nghĩa, liêm sỉ, đó là bốn điều cốt yếu trong nước, bốn điều ấy không giữ được thì nước tất mất. Nay chúa công muốn chỉnh đốn lại rường mối thì nên giữ lấy bốn điều ấy trong lúc trị dân.

Tề Hoàn Công hỏi:

  • Làm thế nào trị dân được?

Quản Trọng nói:

  • Muốn trị dân trước hết phải yêu dân.

Tề Hoàn Công hỏi:

  • Cái đạo yêu dân như thế nào?

Quản Trọng nói:

  • Yêu dân thì phải dạy dân lấy đạo thân ái, nghĩ cách giúp đỡ, giảm bớt thuế má, khiến cho dân được đông người nhiều của. Đó là cái đạo yêu dân.
    Tề Hoàn Công và Quản Trọng. (Ảnh qua Bilibili.com)

Tề Hoàn Công hỏi:

  • Của dùng đã đủ, nhưng quân lính còn ít, thế lực không mạnh thì làm thế nào?

Quản Trọng nói:

  • Quân không cần nhiều mà cần phải tinh luyện; mạnh không vì sức mà vì lòng. Nay chúa công sửa sang giáp binh, các nước chư hầu cũng đều sửa sang giáp binh thì mình hơn gì người ta được! Nếu chúa công muốn cho quân mạnh thì phải giấu cái danh làm cái thực; tôi xin làm phép nội chính, tiếng là để trị dân, nhưng cũng là để gia cường binh lực.

Tề Hoàn Công hỏi:

  • Binh lực đã mạnh, có nên đi đánh các nước chư hầu không?

Quản Trọng nói:

  • Chưa nên đi đánh vội! Chúa công muốn đánh các nước chư hầu thì trước hết phải tôn thiên tử nhà Chu mà cầu thân với các nước láng giềng mình.

Tề Hoàn Công hỏi:

  • Như vậy thì phải làm thế nào?

Quản Trọng nói:

  • Xét rõ biên giới của mình, trả lại những đất xâm lấn, sai người đem lễ vật đi thăm các nước mà không lấy lễ vật của họ, như thế thì các nước chư hầu, nước nào chẳng muốn giao hiếu với ta; lại cho người đem lễ vật đi chu du các nơi mà cầu người hiền, đem hàng hóa đi bán các nước để dò xem người các nước thích những thứ gì, và tìm xem có cớ gì thì đem quân đến đánh mà lấy thêm đất. Nước nào có kẻ loạn tặc cướp ngôi thì ta đánh để lập uy, như thế thì các nước chư hầu, nước nào lại không tín phục nước Tề. Bấy giờ nước Tề bắt các nước chư hầu phải phụng thờ thiên tử nhà Chu, như thế thì ngôi bá chủ, chúa công dẫu muốn chối từ cũng không thể được” (Đông Chu Liệt Quốc - bản dịch của Nguyễn Đỗ Mục)

Quản Trọng đã giúp Tề Hoàn Công thi hành chính sách trên, khiến cho nước Tề trở thành nước Bá chủ đầu tiên thời Xuân Thu. Cốt lõi của chính sách này đó là bên trong thì xây dựng quốc lực bằng cách đề cao nhân nghĩa, khiến cho nền tảng đạo đức xã hội vững mạnh, mặt khác tăng cường sức mạnh kinh tế để xây dựng quân đội hùng mạnh. Bên ngoài thì ra sức chính danh bằng cách đề cao thiên tử nhà Chu đồng thời không xâm phạm láng giềng, lại dùng binh lực để trừng phạt những quốc gia vô đạo. Từ đó mà xây dựng uy tín trong các nước chư hầu, khiến các nước coi nước Tề như một lực lượng giữ gìn hòa bình, trật tự chung của thiên hạ nhà Chu, tự nhiên nước Tề sẽ được suy tôn làm bá chủ.

Mộng bá quyền tan vỡ - chiếc lòng lọng nào đang thít dần quanh cổ ĐCSTQ. Kỳ 1
(Ảnh: Wikipedia - CC BY-SA 3.0)

“Bá nghiệp” của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ

Nhiều người nói rằng Trung Quốc đang theo đuổi chủ nghĩa bá quyền. Bá quyền trong tiếng Anh là hegemony. Hegemonia (bá quyền), theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp, là "lãnh đạo", được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa các thành bang thời Hy Lạp cổ đại. Bá quyền trong quan hệ quốc tế thường được định nghĩa là sự lãnh đạo hay sự thống trị của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia khác, thường là trong một khu vực.

“Bá quyền, dù trong bất kì trường hợp nào cũng phải được hậu thuẫn bởi sự vượt trội về quyền lực vật chất. Thêm vào đó nó còn có thể duy trì thông qua một nền văn hóa xuyên quốc gia mang tính bá quyền giúp tạo tính chính đáng cho những qui định và chuẩn tắc của một hệ thống xuyên quốc gia mang tính thứ bậc mà nó lãnh đạo.” (Theo cuốn: Sổ tay thuật ngữ quan hệ quốc tế).

“Bá quyền” là một khái niệm từ phương Tây. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có khái niệm “Bá Đạo”. Bá Đạo là một hình thức trị quốc có thể nói là thấp nhất của văn hóa Trung Hoa cổ. Đạo trị quốc theo thứ tự từ cao đến thấp có Hoàng Đạo, Đế Đạo, Vương Đạo và Bá Đạo.

Phần Vương Bá Đệ Nhị, sách Tân Luận của Hoàn Đàm đời Đông Hán viết: "...Dựa vào vũ lực, ký thệ ước với chư hầu, mượn tín nghĩa để quy chính thiên hạ thì gọi là Bá… Bá Đạo trị quốc, thích lớn thích công, khiến quân chủ tôn quý mà thần dân hèn kém, đem toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung vào trong tay một người là quân chủ, do một mình quân chủ hiệu lệnh, quyền sinh quyền sát, sau đó dựa vào uy thế cường quyền khiến pháp lệnh được thi hành, thưởng phạt ắt giữ chữ tín, khiến bá quan trong thiên hạ đều được chỉnh sửa...”

Phần Chân Pháp Thiên, sách Quản Tử viết: "Đạt đến dùng biện pháp vũ lực khiến thiên hạ sợ uy quy phục thì gọi là Bá".

đcstq bá chủ thế giới
Chân dung Quản Tử. (Ảnh: Newton.com.vn)

Kinh Xuân Thu viết: "Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Tống Tương Công, Sở Trang Vương gọi là Ngũ Bá"

Dẫu là Bá Đạo hay Bá quyền thì uy tín của nước Bá đó vẫn phải đặt trên sự “thưởng phạt ắt giữ chữ tín” của Bá Đạo, hay nền văn hóa xuyên quốc gia mang tính bá quyền giúp tạo tính chính đáng cho những qui định và chuẩn tắc của một hệ thống xuyên quốc gia mang tính thứ bậc mà nó lãnh đạo”. Nó vẫn cần có chữ tín và tính chính danh.

ĐCSTQ cai trị quốc gia, bên trong thì áp bức người dân, tôn giáo, tín ngưỡng, chà đạp đạo đức văn hóa truyền thống, khiến nhân dân Trung Quốc chỉ còn một con đường sống duy nhất là đoạn tuyệt, vứt bỏ đạo đức, hay truyền thống từ tổ tiên, lấy “đảng tính” thay thế “nhân tính”... để có thể được ĐCSTQ cho phép tồn tại. Bên ngoài thì ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ chính sách lợi mình hại người, bất chấp thủ đoạn để cướp đoạt lãnh thổ, chiếm đoạt lấy tiện nghi của các nước nhằm xây dựng một thứ đế chế hắc ám, đi đến đâu gieo rắc sự bất ổn và cái chết đến đó: ấy là cái chết sinh mệnh con người, cái chết môi trường, cái chết kinh tế, cái chết nền chính trị… và nghiêm trọng nhất là họ gieo rắc cái chết về văn hóa, nhân phẩm và đạo đức con người - gốc rễ của mọi vấn đề. “Chết bởi Trung Quốc” là tựa đề của một tác phẩm nổi tiếng, nhưng cũng là câu khẩu hiệu, là ấn tượng gây ám ảnh mà Trung Quốc gây ra cho nhân loại.

Như vậy thì ngay cả Bá Đạo mà người xưa chê bỏ, cho đó là phép trị quốc thấp nhất trong văn hóa thần truyền 5000 năm, thì Trung Quốc hiện nay còn xa mới đạt được. Hãy thử xem, họ làm được bao nhiêu điều mà Quản Trọng đề nghị với Tề Hoàn Công? Có lẽ, Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ đang ở mức “Vô Đạo” hay “Tà Đạo” thì đúng hơn.

Đặng Tiểu Bình sau khi lên nắm quyền chính ở Trung Quốc năm 1978 đã chủ trương Trung Quốc phải “thao quang dưỡng hối”
Đặng Tiểu Bình sau khi lên nắm quyền chính ở Trung Quốc năm 1978 đã chủ trương Trung Quốc phải “thao quang dưỡng hối” (Ảnh: Wikipedia - CC0)

Đặng Tiểu Bình sau khi lên nắm quyền chính ở Trung Quốc năm 1978 đã chủ trương Trung Quốc phải “thao quang dưỡng hối”, nói nôm na là phải “náu mình chờ thời”, phải âm thầm nuôi dưỡng quốc lực mà không thể hiện lộ liễu tham vọng bá chủ. Có lẽ chủ trương này của Đặng phần nào học tập cái mà Quản Trọng đề xướng cho Tề Hoàn Công: Nếu chúa công muốn cho quân mạnh thì phải giấu cái danh làm cái thực…” Nhưng Trung Quốc “chưa hùng mà đã hung” - nói theo lời của một kinh tế gia nổi tiếng. Đặng chết chưa được bao lâu, Trung Quốc tự thấy rằng sức mình đã đủ, bèn tuyên bố sẽ “trỗi dậy hòa bình”, rồi tuồng như thấy cụm từ “trỗi dậy” có hơi lộ liễu quá, năm 2004, họ đổi thành “phát triển hòa bình”. Rồi đến năm 2013, Tập Cận Bình lại đưa ra khái niệm “giấc mộng Trung Hoa”. Theo tạp chí lý luận Cầu Thị của ĐCSTQ, giấc mộng Trung Quốc là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia.

Nhưng Trung Quốc tuyên bố muốn “trỗi dậy” hay thực hiện “giấc mộng” nào đi nữa, thì các quốc gia khác hầu như vẫn chỉ có thể âm thầm quan sát. Thậm chí sự “trỗi dậy” hay “giấc mộng” đó của ĐCSTQ bao gồm cả việc phá hủy môi trường đất nước để đánh đổi lấy lợi ích kinh tế, khủng bố người dân Trung Quốc bằng bạo lực và tuyên truyền dối trá, phá hủy các di sản văn hóa và cuộc sống của người dân Tây Tạng, kìm kẹp giết hại người Duy Ngô Nhĩ, thậm chí bức hại các đoàn thể tu luyện của Cơ Đốc Giáo và Pháp Luân Công, cướp mổ nội tạng của các học viên Pháp Luân Công… thì thế giới vẫn đành phải làm ngơ vì Trung Quốc vẫn mồm loa mép giải rằng những câu chuyện đó không tồn tại, hoặc đó là việc nội bộ của Trung Quốc mà nước ngoài không được can thiệp, hoặc đó là “nhân quyền” theo cách hiểu của Trung Quốc...

Nhưng một trận đại dịch đã khiến nhân loại bừng tỉnh ngộ về chính quyền tà đạo này.

âm mưu thâm độc của đcstq
(Ảnh tổng hợp)

Thế giới bừng tỉnh về mối họa Trung Quốc

Đại dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán Trung Quốc khiến cho các nước trên thế giới tổn hại nặng nề chưa từng có. Trung Quốc bị tố cáo là nơi xuất phát của dịch bệnh, thậm chí Trung Quốc có dấu hiệu cố tình sản xuất ra Coronavirus và đi gieo rắc cho thế giới; bưng bít thông tin, giả truyền số liệu về dịch bệnh, thao túng WHO để ém nhẹm thông tin về dịch bệnh khiến cho cả thế giới bị động, đàn áp giới y khoa đại lục khi họ muốn công bố sự thật, đầu cơ trục lợi bằng khẩu trang và thiết bị y tế nhưng lại bán cho các nước đồ giả, đổ tội cho Mỹ và phương Tây gây ra bệnh dịch, nhân lúc thế giới đang phải căng mình để đối phó với dịch bệnh thì Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự, gây hấn trên biên giới với Ấn Độ, chèn ép và khủng bố để cướp đoạt lãnh hải ở Biển Đông và Hoa Đông, lật lọng phá bỏ thỏa thuận 50 năm tự trị của Hong Kong và nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”… ngoài ra còn ăn cắp công nghệ, mưu toan gián điệp, phá hoại môi trường, mua chuộc các cá nhân và đảng chính trị nước Mỹ và phương Tây, các nước châu Âu, châu Á, châu Phi để phá hoại an ninh chính trị các nước… tóm lại, là dùng mọi thủ đoạn để giành quyền bá chủ thế giới - một giấc mộng đè đầu cưỡi cổ nhân loại, nô dịch con người. Có lẽ đó mới là thực chất của “giấc mộng Trung Hoa” đằng sau những ngôn từ hoa mỹ mang tính ru ngủ nhân loại chăng?

“Nghiệp Bá” ấy của Trung Quốc nếu thành, thì sẽ là cơn “ác mộng” kinh khiếp nhất của loài người.

Nhưng thế giới đã bừng tỉnh, một liên minh đang dần hình thành để kiềm chế Trung Quốc.

Nội dung kỳ tới: Chiếc thòng lọng nào đang thít dần quanh cổ ĐCSTQ?

(Còn tiếp…)

Xem tiếp Kỳ 2

Nguyên Vũ



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Mộng bá quyền tan vỡ - chiếc thòng lọng nào đang thít dần quanh cổ ĐCSTQ? Kỳ 1