Một bản nhạc chữa khỏi bệnh tâm thần phân liệt một cách thần kỳ [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dưới đây là câu chuyện của một người mẹ ở Liêu Ninh, Trung Quốc có con trai bị tâm thần phân liệt do áp lực học hành, nhờ nghe một bản nhạc mà khỏi bệnh một cách thần kỳ.

Âm nhạc thế nào mới có thể trị được bệnh?

Y học phương Tây hiện nay đã ứng dụng âm nhạc vào điều trị bệnh, gọi là “liệu pháp âm nhạc”, nó có tác dụng đặc biệt đối với việc phục hồi chức năng cho những người bệnh có di chứng thần kinh, đột quỵ, bại não, loạn dưỡng cơ và bệnh thoái hóa tiến triển hệ thần kinh ở người cao tuổi.

Tuy nhiên, việc sử dụng âm nhạc trị liệu đã được ứng dụng từ rất sớm ở phương Đông, các nhà y học và các kinh điển Đông y đều có luận thuật về âm nhạc trị liệu. Kinh điển Đạo gia và Đông y là “Hoàng Đế nội kinh” có viết: “Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng”, ngũ âm đối ứng với ngũ tạng con người, sử dụng âm thanh trật tự có quy luật ở bên ngoài, đến điều hòa nhân thể âm dương hài hòa, bệnh tật tiêu tan, đạt tới âm dương hòa hợp, thuận theo tự nhiên, trạng thái Thiên - nhân hợp nhất.

Âm nhạc trị bệnh
Ngũ âm đối ứng với ngũ tạng con người, sử dụng âm thanh trật tự có quy luật ở bên ngoài, đến điều hòa nhân thể âm dương hài hòa, bệnh tật tiêu tan (Hình: dkn.tv)

Chu Chấn Hanh, một danh y thời nhà Nguyên đã từng chỉ rõ rằng: "Nhạc cũng là thuốc". Trong chữ Hán thì chữ Nhạc 樂 (âm nhạc), Dược 藥 (thuốc) có cùng nguồn gốc, hình chữ của chúng trong chữ giáp cốt rất gần nhau. Người xưa cũng nói: “Dùng thuốc như dùng binh”, có nghĩa là thuốc có thể cứu người, cũng có thể giết người, giống như vũ khí vậy. Âm nhạc cũng vậy, những âm nhạc méo mó, âm ám, chán chường, tuyệt vọng dễ khiến người ta sinh bệnh, thậm chí lựa chọn cái chết. Trên thế giới đã ghi nhận khá nhiều trường hợp tự tử sau một thời gian dài nghe thứ âm nhạc ma quỷ đó. Chỉ có âm nhạc tốt lành, thiện lương, thuần khiết, trong trẻo, êm đềm mới có tác dụng tốt cho thân thể và chữa lành bệnh tật.

Trong "Nhạc ký" có ghi chép: "Nhạc là vui vẻ, đàn cầm đàn sắt làm tâm vui vẻ, cảm ứng vật sau đó có tác động, thẩm định thưởng thức âm nhạc có thể tu đức. Nhạc dùng để trị sửa cái tâm, bình hòa khí huyết".

Như vậy có thể thấy, người xưa dùng âm nhạc để quy phạm đạo đức con người, nuôi dưỡng tình cảm tiết tháo, đạt được khí huyết điều hòa. Người xưa dùng âm nhạc để tẩy rửa tà ác, bài trừ tạp niệm dơ bẩn trong tâm dân chúng, khơi dậy bản tính lương thiện nguyên sơ tồn tại trong nội tâm con người, từ đó quay trở về với chính Đạo làm người. Loại nhạc này được gọi là đức âm nhã nhạc.

Sách “Nhạc Ký” cũng viết: "Người quân tử thích nghe nhạc vì để tu dưỡng đạo đức, từ đó đắc đạo, kẻ tiểu nhân thích nghe nhạc vì để thoả mãn dục vọng. Dùng đạo đức ức chế dục vọng, thì sẽ hạnh phúc mà không bị loạn, còn thoả mãn dục vọng đánh mất đạo đức chắc chắn sẽ mê muội mà không hạnh phúc".

Một số trường hợp dùng âm nhạc chữa khỏi bệnh

Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm Paul Nordoff và tiến sĩ Clive Robbins từ giữa những năm 1950 đã thử nghiệm cho những trẻ em khuyết tật nghe âm nhạc, kết quả cải thiện chức năng của trẻ thật bất ngờ.Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất của Nordoff-Robbins là Audrey, một đứa trẻ vốn gặp khó khăn trong hành xử và học tập. Mới 7 tuổi nhưng Audrey dường như đã dành phần lớn cuộc sống của mình trong một bệnh viện tâm thần. Sau khi Nordoff và Robbins bắt đầu trị liệu cô bé thông qua âm nhạc, thì những trở ngại cho sự phát triển của cô bắt đầu giảm dần và biến mất. Sau một thời gian, Audrey đã rời khỏi bệnh viên tâm thần và tiếp tục học đại học. Đây là một kết quả mà các bác sĩ sẽ không bao giờ tưởng tượng được trước khi cô bé được điều trị bằng liệu pháp âm nhạc.

trung chính bình hòa trong âm nhạc
"Con người tu dưỡng thì bắt đầu ở học Kinh Thi, lập thân bởi học lễ, và hoàn thành, thành tựu bởi học nhạc". (Ảnh minh họa).

Dưới đây là câu chuyện đăng trên NTDTV về một người mẹ ở Liêu Ninh, Trung Quốc có con trai bị tâm thần phân liệt do áp lực học hành, nhờ nghe một bản nhạc mà khỏi bệnh một cách thần kỳ.

Cuối tháng 8/2019, con trai tôi bước vào năm thứ 2 cấp 3 (lớp 11). Khai giảng chưa được bao lâu thì cháu bị mất ngủ, có khi cả đêm không ngủ được. Vợ chồng tôi nghĩ có thể do con mới bước vào năm thứ 2 cấp 3, áp lực học hành tăng cao, tâm lý căng thẳng nên chúng tôi đã động viên, an ủi và xin thầy cho cháu nghỉ một vài ngày để nghỉ ngơi.

Lúc này, thằng bé bắt đầu có chút bất thường, và thường lẩm bẩm một mình. Tôi gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm để hỏi xem con học ở trường thế nào thì cô giáo nói cháu vẫn bình thường, vẫn như trước. Tôi đưa con đi khám ở khoa ngủ của bệnh viện địa phương thì bác sĩ nói là lo lắng nhẹ và không có vấn đề gì lớn.

Tối ngày 21/9, khi giờ tự học kết thúc, tôi đến đón cháu thì thấy biểu hiện và cử động của cháu rõ ràng là đờ đẫn, đêm đó cháu lại bắt đầu thức đêm.

Đến sáng ngày 26/9, thằng bé bắt đầu la hét điên cuồng và lao ra khỏi cửa, cháu như người mất trí nói rằng muốn đi chết đây, giữ thế nào cũng không giữ được. Bố mẹ tôi, chồng tôi và tôi đã kìm giữ được thằng bé lại. Một đứa con ngoan ngoãn, bỗng nhiên trở nên thế này, cả nhà chúng tôi ai cũng đau xót.

Ngày 2/10, tôi đưa con đến bệnh viện khám. Bác sĩ nói có thể là viêm não, và cho cháu nhập viện hơn 10 ngày. Trong giai đoạn này, cháu rơi vào tình trạng rất nguy hiểm, ngày nào cũng chỉ ăn vài miếng, uống vài ngụm nước, chỉ phụ thuộc vào dung dịch dinh dưỡng, đi tiêu không tự chủ, không nói được, không nhận ra người nhà, không có biểu hiện trên khuôn mặt của mình và cân nặng giảm 20 kg. Kết quả kiểm tra cuối cùng được đưa ra, các bác sĩ chẩn đoán không phải là viêm não. Bác sĩ khoa não lại hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nghi cháu bị “tâm thần phân liệt” nên chúng tôi chuyển đến bệnh viện điều trị.

Ngày 13/10, chúng tôi đưa cháu vào viện tâm thần. Kết quả chẩn đoán sơ bộ của bác sĩ là: trạng thái ngây đơ (biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt). Bác sĩ tiêm và cho cháu uống thuốc, dưới tác dụng của các loại thuốc ổn định thần kinh, cháu đã rơi vào trạng thái ngủ mê mệt. Điều này khiến mọi người hoàn toàn không thấy hy vọng. Do không ăn uống được nên bác sĩ nói không thể cứ như vậy mãi được, phải cho ăn qua đường mũi. Nhưng cháu bị tâm thần nên không phối hợp, không thể nào cho đưa thức ăn qua đường mũi được. Sau đó, bác sĩ đề nghị điều trị sốc điện, nói rằng sẽ hiệu quả nhanh chóng.

Vào đêm đầu tiên dùng liệu pháp điện trị liệu, tức là ngày 14/10, mẹ tôi đến bệnh viện và mang theo máy MP3 của chị tôi và khuyên tôi mở bản nhạc "Phổ độ" cho cháu nghe. Tôi làm theo lời mẹ. Đột nhiên, thằng bé vốn vô cảm bỗng nhiên khóc, khóc rất buồn, khóc không ngừng. Bác sĩ rất vui mừng khi nhìn thấy tình huống này và nói: "Đây là một hiện tượng tốt, điều đó cho thấy cháu đã có phản xạ cảm xúc."

Sáng ngày 15/10, cháu rút kim tiêm truyền dịch ra khỏi tay thì tôi phát hiện cháu có chảy nhiều máu trên tay. Thằng bé bắt đầu ăn và uống nước trở lại vào bữa sáng. Bây giờ tôi hoàn toàn tin rằng: "Thằng bé vẫn ổn!"

Mẹ tôi khuyên tôi nên đưa trẻ về nhà càng sớm càng tốt! Tôi đồng ý với mẹ và cho con trai tôi xuất viện sau khi ăn sáng xong. Bệnh viện cố gắng thuyết phục tôi để thằng bé ở lại, họ cho biết trường hợp này cháu phải nằm viện điều trị, nếu về nhà cháu sẽ bị hủy hoại. Bác sĩ nói gì tôi cũng không nghe, nhất quyết cho con về nhà, bởi vì đơn giản là môi trường ở đó không thích hợp để nghỉ ngơi, đôi khi người ta đưa những người bệnh tâm thần phát bệnh đến vào nửa đêm, rất ồn ào.

Khi đó, con trai tôi không thể tự đi được và phải đẩy cháu vào ô tô trên xe lăn. Chồng tôi lái xe suốt một chặng đường về nhà rồi bế con lên lầu. Đó là vào giữa tháng 10.

Cho đến cuối tháng 11, hơn một tháng là giai đoạn hồi phục của thằng bé. Bản nhạc "Phổ độ" được mở cho cháu nghe mỗi ngày. Chế độ ăn uống của thằng bé đã trở lại bình thường, và bữa nào cũng ăn rất ngon miệng. Trong nửa tháng bắt đầu từ ngày 16/10, cân nặng của cháu tăng thêm gần 0.5kg mỗi ngày. Trong thời gian này, tôi không dùng bất kỳ loại thuốc hướng thần nào do bệnh viện kê đơn. Lúc này, trái tim tôi đã hoàn toàn bình tĩnh trở lại.

Vào ngày 25/11, thằng bé đã có thể hoạt động bình thường, đầu óc tỉnh táo. Trí thông minh và trí nhớ của cháu trở lại bình thường, chỉ là không còn nhớ gì về những gì đã xảy ra trong bệnh viện.

Con trai tôi từ trạng thái bệnh tâm thần phân liệt đến khi trở lại bình thường gần đúng 100 ngày. Trong khoảng thời gian này, người chồng gần như không thiết sống nữa, anh nói muốn nhảy xuống lầu sau khi phì phèo điếu thuốc trên ban công khoa điều trị nội trú, anh đang bị suy sụp. Ông bà của thằng bé không biết đã rơi bao nhiêu nước mắt, người thân cũng theo đó mà đau lòng, vậy mà chỉ một bản nhạc “Phổ độ” của Đại Pháp đã không chỉ cứu sống tính mạng của con trai tôi, mà còn cứu hạnh phúc của cả cả gia đình tôi.

Minh Sang - Hoàng Mai



BÀI CHỌN LỌC

Một bản nhạc chữa khỏi bệnh tâm thần phân liệt một cách thần kỳ [Radio]