Một ngày trong cuộc sống: Michelangelo và mỏ đá cẩm thạch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoạ sĩ Michelangelo Buonarroti là một trong số những họa sĩ giỏi nhất của thời kỳ Phục hưng Ý. Ông không chỉ vĩ đại vì những kiệt tác của mình, mà còn bởi vì ông sẵn lòng chịu đựng gian khổ để tạo nên các tác phẩm tuyệt vời.

Một trong những điều mà ông đã phải vượt qua chính là sự nguy hiểm của mỏ đá cẩm thạch ở trên những ngọn núi ở Ý, nơi mà hầu hết các nghệ sĩ sẽ đến để lựa chọn những tảng đá phù hợp với tác phẩm điêu khắc của họ.

Tuy nhiên, Michelangelo thỉnh thoảng ở lại mỏ đá để giúp các công nhân xẻ đá từ trên những mỏm núi rất nguy hiểm và khó khăn, ông còn phải đảm bảo quá trình vận chuyển tảng đá xuống dưới chân núi để giao đến Rome hoặc Florence được an toàn.

Epoch Times Photo
Bức chân dung chưa hoàn thiện của ông Michelangelo, được vẽ vào năm 1545 bởi họa sĩ Daniele da Volterra. Tranh sơn dầu trên gỗ. Trưng bày tại Bảo tàng Nghệ Thuật Metropolitan, New York. (Phạm vi cộng đồng)

Trong cuốn sách “Michelangelo: The Artist, the Man, and His Times” (tạm dịch: Michelangelo: người nghệ sĩ, một người đàn ông và thời đại của ông) của tác giả William Wallace, đã giúp chúng ta tưởng tượng được những gì mà Michelangelo làm tại những mỏ đá thời Phục hưng Ý.

Một ngày ở mỏ đá

Epoch Times Photo
Chúng ta hãy dành một ngày ở mỏ đá mà ông Michelangelo đã tìm được những phiến đá đẹp nhất, mỏ đá Carrara trên vùng núi Tuscany, Ý. (Federico Rostagno/Shutterstock)

Chúng ta hãy tưởng tượng điều này: Chúng ta đã cưỡi la đến đây vài tháng trước, vì vậy chúng ta đã ở đây được một thời gian; lựa chọn các tảng đá cẩm thạch, tách nó ra và đưa nó xuống thung lũng là một quá trình lâu dài. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta làm điều này. Vì vậy Michelangelo là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất và bận rộn nhất trong thời đại của chúng ta.

Michelangelo luôn làm thực hiện các dự án lớn mà các hồng y hoặc giáo hoàng yêu cầu. Chúng ta không chắc liệu có ai đã từng khai thác những khối đá cẩm thạch có kích thước lớn như ông ấy mong muốn hay không. Như đã nói, chúng ta đang cố gắng hết sức để hoàn thành mong muốn của ông ấy một cách an toàn và nhanh nhất có thể.

Ông đã chọn được tảng đá cẩm thạch sạch nhất, và tinh khiết nhất theo ý thích của mình, và bây giờ chúng ta tách nó ra bằng cách sử dụng phương pháp La Mã cổ đại, đó là chặt tạo các khe nứt trên đá cẩm thạch, và sau đó chèn gỗ ướt, khi giãn nở ra, chúng sẽ tách đá cẩm thạch ra khỏi khối của nó.

Sau khi đá được tách ra, chúng ta tạo hình và cẩn thận đặt nó trên một chiếc xe trượt mà chúng ta đã làm. Một số phiến đá cẩm thạch này cao hơn 9m, và có thể dễ dàng làm bị thương bất kỳ ai trong chúng ta, nếu chúng ta không cẩn thận, đó là lý do tại sao Michelangelo ở đó để theo dõi mọi chuyển động của chúng ta.

Năm 1497, Michelangelo thực hiện chuyến đi đầu tiên đến mỏ đá cẩm thạch Carrara ở vùng núi Tuscany, Ý, và ông đã cẩn thận lựa chọn khối đá cẩm thạch mà sau đó trở thành Pietà: một trong những bức tượng được ngưỡng mộ nhất của ông. “Pietà,” 1497, của Michelangelo. Đá cẩm thạch Carrara. Nhà thờ Saint Peters, Rome. (Phạm vi công cộng)

Ông không chỉ giám sát chúng ta, mà còn lựa chọn và kiểm tra tất cả các vật liệu mà ông đặt hàng, để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Ông thường ghi chú và vẽ sơ đồ để đảm bảo rằng, chúng ta đang thực hiện một cách tốt nhất, để hoàn thành chặng đường phía trước.

Phần tiếp theo của cuộc hành trình là rất quan trọng và nguy hiểm nhất. Chúng ta biết những người bị mất ngón tay, hoặc tay/chân hoặc chết trong phần này của quá trình. Chúng tôi buộc khối đá vào một chiếc xe trượt lớn đã được đặt trên đường ray, và buộc dây thừng xung quanh khối đá.

Sau đó, tất cả chúng ta, bao gồm cả Michelangelo, nắm lấy một sợi dây, hít thở sâu và đi xuống chậm rãi, từng bước một, xuống sườn núi. Lực hấp dẫn không đứng về phía chúng ta; chúng ta có thể làm hỏng tảng đá nếu chúng ta xuống quá nhanh. Cơ bắp của chúng ta đau nhức, chúng ta hụt hơi, và có cảm giác như chúng ta chỉ di chuyển được khoảng chục thước trong một giờ!

Chúng ta sẽ làm việc này hàng ngày cho đến khi đến chân thung lũng, nơi tảng đá sẽ bắt đầu hành trình 150km đến Florence. Nó sẽ được đưa ra biển bằng xe bò và chuyển đến Pisa. Từ Pisa, nó sẽ đi ngược dòng sông Arno đến Signa, nơi nó sẽ được chuyển đến oxcart một lần nữa để chuyển đến Florence.

Tôi chắc chắn rằng, tất cả chúng ta đều hy vọng rằng, công việc khó khăn của chúng ta sẽ được đền đáp và nhà điêu khắc vĩ đại này sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trường tồn hàng thế kỷ tới.

Du Du
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Một ngày trong cuộc sống: Michelangelo và mỏ đá cẩm thạch