Một người có khí chất cao quý hay không, hãy nhìn vào 6 đặc điểm

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Khí chất cao quý" trên thân người giàu có rốt cuộc là được định nghĩa như thế nào? Loại "khí Quý" này vì sao có dùng tiền tài mua cũng không được?

Ngày nay, có nhiều người thường ghen tị với những người giàu có, tin tức về danh sách những người giàu nhất thế giới là bắt mắt nhất. Nhưng cổ nhân quan niệm, nếu đem "giàu" và "quý" tách ra, cho dù là giàu có như thế nào, tiền giấy vô số ra sao, thì có lẽ vẫn không được gọi là gia đình phú quý thực sự. Giàu mà có đức, giàu mà quý mới có thể cho bạn nhận được cảm giác hạnh phúc thực sự.

Như vậy "khí chất cao quý" trên thân người giàu có rốt cuộc là được định nghĩa như thế nào? Loại "khí Quý" này vì sao có dùng tiền tài mua cũng không được? Có lẽ loại khí quý này đến từ sự tu dưỡng của của gia đình, hơn nữa có quan hệ đến phẩm chất tu dưỡng được của con người. Người thực sự có khí quý, đều có 6 đặc điểm như sau:

1. Đức dày

Cổ nhân nói: "Hậu đức tải vật", chính là nói bạn chỉ cần có đức hạnh tốt, thì không có sự tình gì không gánh chịu được, ngược lại, người không có đại đức thì không cách nào thành tựu đại sự.

Cổ nhân khuyên bảo chúng ta, cần phải lấy làm vui khi chịu thiệt thòi, quan tâm đến suy nghĩ của người khác, mới có thể thành tựu sự nghiệp. Đồng thời, đức dày là phúc, làm một người phúc hậu, mới có thể được người khác tôn trọng. Người có đức dày, thường có thể rộng lượng bao dung người khác. Một người muốn làm nên một phen sự nghiệp, nhất định phải có khí độ rộng rãi, có thể dung nạp người trong thiên hạ thì mới có thể được lòng người trong thiên hạ.

"Đạo Đức Kinh" nói rằng: "Đại trượng phu xử kỳ hậu, bất xử kỳ bạc; cư kỳ thực, bất cư kỳ hoa". Ý rằng, bậc đại trượng phu ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mong manh, ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nhoáng. Nội hàm trọng yếu của "hậu đức" chính là "ở chỗ thực, tránh chỗ xa hoa hào nhoáng".

Lão Tử nhìn thấy rằng, hoa lệ, phồn hoa, cũng chính là "danh lợi" mà chúng ta ngày nay nói tới, trên bản chất là nông cạn, không thực tế, cũng không vĩnh hằng. Vậy cái gì mới là thật đây? Lão Tử cho ra đáp án là "dày", cũng chính là "đức dày".

Đạo Đức Kinh sáng ngời trí tuệ vĩ đại của Lão Tử, khiến người đọc ấn tượng. Tranh thêu chân dung Lão Tử thời Tống. (Nguồn ảnh: Kanzhongguo)
Lão Tử nhìn thấy rằng, hoa lệ, phồn hoa, cũng chính là "danh lợi" mà chúng ta ngày nay nói tới, trên bản chất là nông cạn, không thực tế, cũng không vĩnh hằng. Tranh thêu chân dung Lão Tử thời Tống. (Nguồn ảnh: Kanzhongguo)

Người thực sự có khí chất cao quý, không truy cầu phồn hoa, hư danh, họ thường giản dị, chất phác, trở về với chân ngã của mình. Chúng ta có thể thấy rằng, càng là nhân sĩ học thức có tu dưỡng cao thì càng nhân ái, họ không chú trọng quyền quý, đối mặt với người yếu thế thì nảy sinh lòng thương xót... Đây không phải giả bộ, mà chính là một loại khí chất cao quý thực sự.

Không có đức dày, chỉ dựa vào công danh, cơ hội hoặc thủ đoạn phi pháp để cầu phúc, thì cũng giống như hoa cắm ở trong bình, bởi vì thiếu đất để sinh trưởng, lập tức sẽ khô héo.

2. Thiện lương

Một người ở căn nhà đắt cỡ nào, xe sang ra sao, kỳ thực đều chẳng có gì ghê gớm, đối với một người xa lạ vốn không quen biết có thể thể hiện ra thiện ý lớn bao nhiêu, mới là thước đo cao quý thực sự. Đáng tiếc chính là, rất nhiều người không thể hiểu được chuyện này.

Có vị nhà giàu mới nổi đi nhà hàng ăn cơm, có chút không hài lòng liền hô to gọi nhỏ phục vụ viên, chỉ một chút thiếu sót nhỏ mà nắm chặt không buông, làm ầm ĩ cả hàng quán. Chuyện như vậy trong cuộc sống chúng ta nhiều lần có thể nhìn thấy.

Làm thế nào để nhanh chóng nhìn rõ một người, đừng xem anh ta đối với bạn như thế nào, mà hãy nhìn anh ấy đối đãi với những người yếu thế so với mình ra sao, hoặc những người xa lạ không có bất kỳ mối quan hệ lợi ích gì. Đây chính là lý do một số người mặc dù chợt trở nên giàu có sau một đêm, toàn thân trên dưới đều là hàng hiệu, nhưng lại không khiến người ta cảm thấy có một tia khí chất cao quý nào.

Không phải tất cả mọi người đều có thể làm được sự thiện lương này ở mọi nơi mọi lúc. Những người kia tức giận phục vụ viên, nhưng trên công việc có khi đối với ai cũng luôn giữ nụ cười; Những người kia lúc ở trên mạng một lời không hợp liền dùng lời lẽ khó nghe nhất nhắn lại nhục mạ người khác, nhưng trong cuộc sống có khi vẫn là một người hiền lành khúm núm. Thiện lương thực sự ngấm vào thực chất bên trong, là thiên tính của một người, cũng là giáo dưỡng của người ấy.

Ông Huỳnh Tuấn thường gọi là ông Ba Trầu, năm nay đã 70 tuổi vẫn miệt mài cùng người khác làm bếp cơm từ thiện giúp người nghèo (Ảnh: tổng hợp)
Ông Huỳnh Tuấn thường gọi là ông Ba Trầu, năm nay đã 70 tuổi vẫn miệt mài cùng người khác làm bếp cơm từ thiện giúp người nghèo (Ảnh: tổng hợp)

"Đào lý bất ngôn, hạ tự thành hề", cây đào cây mận không nói lời nào mà dưới gốc cây tự tạo thành một con đường nhỏ, người có nhiều thiện tâm, làm nhiều việc thiện, há có thể không có khí chất cao quý khí hay sao!

3. Thủ tín

"Nhân vô tín bất lập, quốc vô tín bất cường". Cổ nhân coi giữ chữ Tín là một phẩm hạnh vô cùng quan trọng của đạo làm người. Nếu như không có uy tín, chuyện gì cũng không làm xong. Người và người kết giao, mấu chốt là phải coi trọng chữ tín. Lời đã nói thì nhất định phải giữ chữ tín, việc đã làm thì nhất định phải kiên quyết, có kết quả.

Thành tín thuộc về phạm trù đạo đức, dẫu nó không có trọng lượng, cũng không yết giá, nhưng lại có thể làm một người thân bại danh liệt, cũng có thể làm một người lưu danh sử sách. Một người nói không giữ lời, linh hồn của anh ta sẽ không đáng một đồng, thậm chí khiến cho người ta phỉ nhổ. Người thành thật giữ chữ tín, tâm linh cao quý khiến người khác phải ngưỡng mộ.

Xe không bánh thì không đi được, người không giữ chữ tín thì không có chỗ đứng“. Người ở trong xã hội nếu như không giữ chữ tín, khẳng định không có ai nguyện ý cùng họ kết giao, càng sẽ không giành được tín nhiệm của người khác.

4. Khiêm tốn

Có câu rằngKhiêm thụ ích, mãn chiêu tổn”, có nghĩa là: khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích, được cho thêm, tự mãn thì bị mất đi, chuốc lấy tổn hại. Bởi vậy, làm người ở bất cứ lúc nào cũng cần phải biết khiêm tốn, bảo trì khiêm tốn mới có thể lấy thái độ khiêm nhường để học tập người khác, cũng mới có thể có nhiều cơ hội trưởng thành. Khoe khoang quá nhiều chỉ có thể chứng minh sự dốt nát của mình, thu hoạch được một chút xíu liền tự mãn tự đại, như vậy chỉ có thể khiến cho bản thân mình dậm chân tại chỗ, không thể nào tiến bước.

Lại có câu nói rằng: "Cao quý đích thực, không phải hơn người khác một bậc, mà là trội hơn chính mình trong quá khứ".

Càng là người có khí chất cao quý, càng rõ ràng đạo lý "nhân ngoại hữu nhân" - ngoài người còn có người, thì càng khiêm tốn đối đãi với mỗi người bên mình, phát hiện điểm sáng của người khác và học tập.

Phàm là người coi trời bằng vung, ba hoa tự cho mình không ai bì nổi, nhất định là người trải nghiệm quá nhỏ bé, rèn luyện quá ít. Một người cao ngạo tự đại, biểu hiện cuồng vọng, thực tế là che khuất ánh mắt của mình, bưng kín lỗ tai của mình, không thể nào tiếp thu được ý kiến của người khác, không nhìn thấy chân lý và sự thật.

Chàng trai Thiện tâm cảm hóa một thôn trộm cướp. (Ảnh: Tổng hợp)
Càng là người có khí chất cao quý, càng rõ ràng đạo lý "nhân ngoại hữu nhân" - ngoài người còn có người, thì càng khiêm tốn đối đãi với mỗi người bên mình. (Ảnh: Tổng hợp)

Khiêm tốn, là một loại đại trí tuệ, cũng là thông minh thực sự bị ẩn giấu. Một người khiêm tốn sẽ được mọi người yêu mến.

5. Chính trực

Làm người không nhất định có thể trở thành một người vĩ đại, nhưng hoàn toàn có thể trở thành một con người chính trực.

Như thế nào là chính trực? "Chính" ở đây là công chính, chính khí, chính là không lệch không nghiêng, không dối trá, không ngông cuồng, chính là quang minh lỗi lạc. "Trực" chính là rộng rãi, thẳng thắn, chân thực, đi thẳng về thẳng, không cong không quấn, không nước chảy bèo trôi.

Khổng Tử giảng: Quân tử lòng rộng mở bình thản, tiểu nhân luôn so đo tính toán (Nguyên văn: Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích). Chính là giảng, làm người đi được thẳng, đi được chính, làm việc đàng hoàng chính trực, công đạo, mới có thể bình thản, tâm không lo lắng.

Người có khí chất cao quý, cho dù việc lớn việc nhỏ, vô luận đối đãi với người nào, đều hoàn toàn chân thành. Đây không phải là để lấy lòng, càng không phải là để lấy được cảm thông, mà đơn giản vì nên làm như vậy. Còn tâm thuật bất chính, khẩu Phật tâm xà, trước mặt giảng lời quân tử, sau lưng làm chuyện tiểu nhân, thì tuyệt đối không phải là chuẩn tắc đối nhân xử thế.

Chính trực, là xương sống của tinh thần con người, cũng là thể hiện khí chất cao quý của một người.

6. Kiên trì

Mỗi người nhiều khi đều sẽ gặp phải lựa chọn như sau: Là kiên trì không ngừng hay là từ bỏ buông xuôi, vấn đề này thường sẽ khốn nhiễu mọi người. Nếu như là kẻ yếu, không chỉ chọn từ bỏ bản thân mà cam nguyện chịu thua, mà còn sẽ tìm ra rất nhiều lý do để thuyết phục mình. Nếu là người mạnh mẽ, sẽ lựa chọn kiên trì không ngừng, dù cho kết quả là thất bại cũng sẽ muốn làm liều một phen.

Tăng Quốc Phiên, danh thần nổi tiếng của triều Mãn Thanh, vốn không phải là người thông minh trời sinh, nhưng vì sao ông lại có thể trở thành người "lập đức, lập công, lập ngôn, tam bất hủ" và là một đại thần trung hưng được mọi người kính trọng?

Trong thư Tăng Quốc Phiên viết cho em trai, nói rằng ông "mỗi ngày đều viết nhật ký chữ Khải, mỗi ngày đọc lịch sử mười trang, mỗi ngày đều ghi nhớ 'Trà dư ngẫu đàm', ba việc này chưa từng gián đoạn trong một ngày.

Đằng sau việc Tăng Quốc Phiên mỗi ngày làm tốt ba chuyện này, chỉ là hai chữ - Kiên trì. Tinh thần kiên trì, là chỗ dựa để làm việc, phản ánh tính chất nội tâm của một người, là thể hiện nguyên tắc, chí hướng và tầm nhìn xa của người ấy.

Ví như, Tăng Quốc Phiên trong quân đội yêu cầu mình sáng sớm, cho dù thời tiết như thế nào, hoàn cảnh ra sao, ông nhất định sẽ nghe "gà khởi vũ", luyện binh đốc huấn, xử lý các sự vụ công việc. Vậy là không chỉ "làm tốt ba việc", mà còn xuyên suốt tất cả các khía cạnh trong toàn bộ cuộc đời của ông, phản ánh rõ ràng thái độ của ông đối với cuộc sống

Kiên trì, bền bỉ, nói thì dễ nhưng làm lại quá khó, có rất ít người có thể làm được đến nơi đến chốn, kiên định không thay đổi.

Chiến thắng khó khăn nhất của một người, chính là chiến thắng bản thân mình. Dù cho bạn tự chủ mạnh mẽ đến đâu, cũng có lúc bị chính mình đánh bại. Nhưng cái gọi là "đại đạo" đơn giản nhất, để trở nên xuất sắc và nổi bật, người ta phải tiếp tục và kiên trì làm tốt những việc đơn giản và bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Cứ như vậy, lâu ngày sẽ trở nên thành thục.

Lý Tuệ
Theo Trần Cẩm Duyên - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Một người có khí chất cao quý hay không, hãy nhìn vào 6 đặc điểm