Một trong những tiểu sử của Messing huyền thoại: Năng lực kiểm soát ‘sự sống và cái chết’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kỹ năng đọc suy nghĩ của ông khiến hai bậc thầy Einstein và Freud kinh ngạc; khả năng dự đoán chính xác của ông khiến Hitler treo thưởng 200.000 Mác Đức cho cái đầu; và khả năng thôi miên của ông khiến Stalin khiếp sợ. Ông là bậc thầy siêu phàm với danh hiệu “Pháp sư số 1 thế giới” - Wolf Messing.

Messing tự hỏi mình một cách thẳng thắn: “Tôi là ai, một nhà tiên tri giả không có quốc gia? Hay một vị cứu tinh chân chính?”, “Những siêu năng lực của tôi đến từ đâu, từ Đấng toàn năng tối cao, hay từ tà ác?”.

Bản thảo cá nhân của ông bị Hội đồng An ninh Nhà nước Liên Xô niêm phong nhiều năm, sau một cuộc tìm kiếm miệt mài ở Israel, Đức và Ba Lan, cuối cùng đã tìm thấy dấu vết tại Cục Lưu trữ Trung ương Liên bang Nga. Trên trang tiêu đề của cuốn nhật ký cá nhân được giải mật có dòng chữ: Messing 21 tuổi, đã viết ngày mất của mình.

Zhang Ge, nhà báo của chuyên mục Epoch Times, đã biên soạn cuộc đời huyền thoại của Messing thành một tài liệu dựa trên các tác phẩm của chính ông ấy. Nội dung nhắc lại cuộc đời của Messing, những kinh nghiệm trong quá khứ và những hy vọng của ông ấy.

Người ‘khổng lồ’ áo trắng bí ẩn

Khi đọc tiểu sử, chúng ta thường thấy những thiên tài thường có một số trải nghiệm kỳ lạ khi còn nhỏ, và Messing không phải là ngoại lệ.

Messing sinh ra tại một ngôi làng Do Thái gần Warszawa ở Ba Lan vào ngày 10/9/1899. Cha mẹ ông đều là những tín đồ Do Thái sùng đạo, ngay cả trong hoàn cảnh nghèo khó, họ vẫn có thể tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ tôn giáo. Bầu không khí tôn giáo của gia đình khiến ‘cậu bé’ Messing thêm phần ngoan đạo.

Wolf Grigoryevich Messing sinh ngày 10 tháng 9 năm 1899. (Ảnh: wikimedia)

Messing theo học trường tiểu học Do Thái năm 6 tuổi. Ông ấy có một trí nhớ tuyệt vời và rất giỏi trong việc đọc thuộc lòng những câu kinh dài. Tài năng độc đáo này đã thu hút sự chú ý của một giáo sĩ Do Thái, người đã quyết định gửi Messing đến một trường dòng Do Thái để nghiên cứu thêm và đào tạo ông trở thành một “giáo sĩ Do Thái”.

Đối với cha mẹ là người Do Thái sùng đạo, đó là điều đáng để ăn mừng. Tuy nhiên, Messing không hề hào hứng với tương lai được mặc áo choàng đen với tư cách là một giáo sĩ. Vì vậy, khi tốt nghiệp trường tôn giáo, ông đã từ chối đi học ở trường dòng. Về vấn đề này, Messing và gia đình đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Ngay sau cuộc tranh cãi, một chuyện kỳ lạ đã xảy ra.

Một ngày nọ, cha của Messing yêu cầu con trai đến cửa hàng để mua một bao thuốc lá. Khi mặt trời lặn, màn đêm buông xuống. Messing bước ra hiên nhà trong bóng tối. Đột nhiên, một người ‘khổng lồ’ mặc áo choàng trắng xuất hiện trên cầu thang.

Trong hồi ký, Messing cho biết: “Tôi nhìn thấy bộ râu của ông ấy, khuôn mặt có gò má rộng, một đôi mắt sáng sắc bén phi thường ... 'Sứ giả' của thiên đường đã giơ hai tay trong ống áo rộng lên trời”.

Vị ‘Sứ giả’ nói với ông: “Con ơi! Chúa phái ta đến với con ... để báo trước tương lai của con, và con phải làm tròn bổn phận với Chúa…”

Âm thanh như tiếng sấm, giống như tiếng sét, tiếng sấm rền vang, sau khi nghe xong lời này, ‘cậu bé’ hoảng hốt ngã xuống đất ngất đi. Khi tỉnh dậy thì thấy cha mẹ mình đang đọc kinh cầu nguyện lớn tiếng bên cạnh.

Khi đó Messing mới 9 tuổi, còn thờ ơ và chưa hiểu biết nhiều. ‘Cậu bé’ hoàn toàn không rõ ràng về những điều siêu nhiên vượt ra ngoài thế giới. Sau khi trải qua sự việc siêu nhiên này, cậu bé Messing không còn chống lại chủng viện, tuân theo sự sắp xếp của cha mẹ, đến một thành phố khác, và trở thành học sinh của chủng viện Do Thái.

Tuy nhiên, mọi thứ không thể đoán trước được, 2 năm sau, đúng vào lúc mọi người nghĩ rằng Messing sẽ trở thành một “giáo sĩ Do Thái” trong tương lai, quỹ đạo của cuộc đời ông đã rẽ sang hướng khác.

Một lần, Messing đang ở trong phòng cầu nguyện và gặp một người đàn ông vô gia cư. Người này rất giống với “người khổng lồ trắng” từng thấy trước đây. Messing lại bị sốc nhưng lần này ông không ngất đi mà trong lòng hoài nghi sâu sắc về cha mẹ và tôn giáo của mình. Khi đó trong lòng ông đoán rằng mình đến chủng viện học vì bị một người đàn ông vô gia cư lừa. Ý nghĩ chất vấn này giống như một cơn lốc đen tác động mạnh mẽ vào tâm trí ông.

Cuối cùng cuộc nổi loạn của ‘cậu bé’ cũng nổ ra. ‘Cậu’ muốn chạy trốn và rời khỏi chủng viện. Để có “tiền” bỏ trốn, ‘cậu’ đã lấy trộm tiền do các tín đồ Do Thái quyên góp. Sau đó ngồi một mình trong phòng cầu nguyện, tất nhiên không phải để cầu nguyện hay ăn năn, mà là để đếm tiền. Đây là một trong số ít những điều tồi tệ mà ông đã làm trong ký ức của mình. Cái “bản chất” này dường như đã khoét rỗng tâm hồn ông. Và ông quyết định thoát khỏi hoàn cảnh này.

Năng lực xuất hiện ban đầu, mảnh giấy biến thành ‘tấm vé’

Messing chạy trốn, ông lên tàu và trốn dưới băng ghế để tránh người soát vé. Mệt mỏi và buồn ngủ, ông nhanh chóng chìm vào giấc ngủ khi tàu rung chuyển rời ga. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của ông đã ập đến. Mặc dù đèn trong toa hơi mờ, người soát vé vẫn tìm thấy ông, và hỏi: “Vé của cậu đâu?”

Messing chạy trốn, ông lên tàu và trốn dưới băng ghế để tránh người soát vé. Mệt mỏi và buồn ngủ, ông nhanh chóng chìm vào giấc ngủ khi tàu rung chuyển rời ga. (Ảnh: Pixabay)

Messing vội lấy một mảnh báo vụn nhỏ trên mặt đất đưa cho người soát vé, trong lòng khát khao mãnh liệt, ông cầu trời phù hộ để người soát vé cầm mảnh giấy vụn này như tấm vé. Kết quả là người soát vé nhìn kỹ “vé”, sau đó nghiêm túc đục một lỗ trên đó, biểu thị việc kiểm tra vé đã xong, sau đó trả lại tờ giấy vụn cho Messing.

Người soát vé thắc mắc nhìn cậu bé gầy gò, có “vé” nhưng sao cậu ta lại trốn dưới băng ghế? Vẫn còn ghế trống trong toa mà! Người soát vé thân thiện nói với Messing rằng tàu sẽ đến Berlin sau hai giờ nữa.

Đây là lần đầu tiên Messing thể hiện khả năng đáng kinh ngạc trong đời, một trải nghiệm mà ông ấy không bao giờ quên. Sau đó, Messing trốn sang Liên Xô cũ và đề cập đến vấn đề này nhiều lần trong những dịp khác nhau. Trong doanh trại cộng sản, nơi thuyết tiến hóa và thuyết vô thần tràn lan, nhờ những ghi chép của truyền hình, báo chí và sách báo, chuyện này đã trở thành một sự thật thú vị mà hầu như ai cũng biết.

Chuyến tàu đến Berlin này đã kết thúc thời thơ ấu của Messing. Trong mắt Messing, Berlin trước chiến tranh là một thành phố khổng lồ, đầy tính nhân văn và ồn ào náo nhiệt.

Để giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc, Messing đã làm công việc đưa tin, chuyển hàng lặt vặt, rửa bát, đánh giày… Đây là khoảng thời gian hết sức khó khăn trong cuộc đời ông. Vào thời điểm đó, vì thường xuyên đói nên khi ăn một mẩu bánh mì, ông cảm thấy đặc biệt thơm ngon.

Sống lại từ cõi chết, Messing gặp Giáo sư Abel

Sau 5 tháng đến Berlin, Messing ngất xỉu trên cầu vì đói. Mọi người không thể cảm nhận được mạch đập của ông ấy, không thể nghe thấy nhịp tim, và cơ thể ông ấy lạnh lẽo, tức là tất cả các dấu hiệu của sự sống đã biến mất. Mọi người nghĩ rằng Messing đã chết và đưa ông đến nhà xác.

Tuy nhiên, như người xưa đã nói: “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” (Tái ông mất ngựa, sao biết đó không phải là phúc).

Trải nghiệm “chết đói” này khiến Messing may mắn gặp được Giáo sư Abel (профессор Абель), một nhà tâm lý học và bệnh học thần kinh lỗi lạc. Chuyện gì đang xảy ra nhỉ?

Hóa ra vào ngày thứ 3 sau khi Messing “chết”, Giáo sư Abel đã đến khám nghiệm “thi thể”, nhưng tình cờ thấy Messing vẫn còn mạch yếu nên đã đánh thức ông.

Nhiều năm sau, Messing nhớ lại sự việc và nói: “Tôi nghĩ rằng mình không chỉ nợ ông ấy cuộc sống này, mà còn là khả năng của ông ấy đã phát hiện và thi triển tài năng trong tôi.” Lần đầu tiên Messing nghe thấy từ ‘nhà ngoại cảm’ từ Giáo sư Abel.

Giáo sư Abel đã dạy Messing tin vào bản thân, tin vào sức mạnh và khuyến khích ông làm bất cứ điều gì ông muốn. Abel và giáo sư tâm thần học Schmidt đã huấn luyện Messing và tiến hành nhiều thí nghiệm. Dần dần, Messing học được cách tách chính xác “giọng nói”, tức là từ nhiều suy nghĩ nảy sinh trong tâm trí đám đông, có thể chọn ra “giọng nói” mà ông cần nghe.

Để kiểm tra xem kỹ năng đọc suy nghĩ của mình có chính xác hay không, Messing đã đi chợ ở Berlin và đi ngang qua các quầy hàng. Giống như một chiếc radio, ông lắng nghe giọng nói của những người chủ cửa hàng này.

Giống như một chiếc radio, ông lắng nghe giọng nói của những người chủ cửa hàng này. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Ví dụ, một lần, ông nghe thấy giọng nói của người chủ cửa hàng. Messing nhìn vào mắt đối phương và nói: “Đừng lo, con gái anh sẽ không quên vắt sữa bò và cho lợn ăn đâu. Tuy còn rất nhỏ nhưng nó rất khỏe và thông minh…” Ông chủ cửa hàng sững sờ một lúc, rồi ngạc nhiên thốt lên một tiếng, Messing biết mình đã đọc đúng suy nghĩ của ông ấy.

Trong hơn 2 năm huấn luyện, Giáo sư Abel cũng dạy Messing sử dụng khả năng kiểm soát tâm trí để chuyển vị trí cơn đau. Ví dụ, khi dùng kim đâm vào ngực và cổ, sau đó chuyển cơn đau sang chỗ khác để bản thân Messing không cảm thấy đau.

Năng lực thần kỳ ‘khống chế sinh tử’

Giáo sư Abel đã giới thiệu Messing với một người quản lý tên là Zimeister (Цельмейстер), và từ đó ông bắt đầu sự nghiệp diễn xuất.

Nhiệm vụ của Messing rất đơn giản, đó là ‘đóng vai chết’ trong một chiếc quan tài pha lê lạnh giá. Ông có thể kiểm soát cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu, rất sâu và hoàn toàn bất động trong 3 ngày. Messing có 3 ngày một tuần, tự do bên bờ vực của sự sống và cái chết. Chẳng bao lâu, ông đã có danh hiệu “Cậu bé thần kỳ”.

Với công việc lạnh lùng này, Messing nhận được 5 Mác Đức một ngày. Đối với một thiếu niên đã quen với đói khổ, thì đây là một “của cải” đáng kể. Ông ấy không chỉ sống tự lập mà còn có thể giúp đỡ cha mẹ. Vì vậy, ông đã gửi thư cho cha mẹ, kể cho họ nghe hoàn cảnh sống của mình.

Nói về điều này, những năng lực thần kỳ mà Messing sở hữu, chẳng hạn như có thể tự điều khiển các chức năng cơ thể, bao gồm nhịp tim và các chức năng nội tạng, khá phổ biến trong giới yoga Ấn Độ. Theo “Hồ sơ đầy đủ về các vụ án chưa được giải quyết trên thế giới”, có một thầy yoga ở Madras Presidency, Ấn Độ, tên là Krishna Mahari tuyên bố có thể điều khiển nhịp đập của tim.

Năm 1935, bác sĩ tim mạch người Pháp Therese Boulos đã thử nghiệm bằng máy điện tim cầm tay. Sau khi vị thầy yoga nhập tĩnh, các chuyên gia bắt đầu kiểm tra, họ không cảm nhận được mạch cũng như không nghe thấy nhịp đập của tim, và điện tâm đồ hiện lên một đường thẳng. Các thiết bị cho thấy tim của ông ấy đã ngừng đập, nhưng ông ấy vẫn còn sống.

Một ví dụ khác còn kỳ diệu hơn. Một thầy yoga tên là Satyamurti ở Ấn Độ đã được chôn trong một cái hố kín trong 8 ngày với sự theo dõi điện tâm đồ và các thí nghiệm khác nhau. Sau 29 giờ kể từ khi vị thầy yoga này vào hố, điện tâm đồ hiện lên một đường thẳng.

Đường thẳng này tiếp tục cho đến sáng ngày thứ 8, và tín hiệu hiện tại tiếp tục tăng vào nửa giờ trước khi hố được mở. Các nhà điều tra dự kiến ​​có các triệu chứng nhịp tim chậm và thiếu máu cục bộ cơ tim, nhưng kết quả chẳng có gì. Trong 8 ngày Satyamurti ở trong hố, ông ấy đã ở trong trạng thái thiền định rất sâu, nghĩa là, các chức năng của cơ thể ngưng hoàn toàn, và nhịp tim, sự trao đổi chất, tuần hoàn máu cũng đều ngưng lại, nhưng kỳ diệu là vẫn có thể duy trì các chức năng của cơ thể.

Messing cũng đề cập trong tự truyện rằng ông đã đến Ấn Độ để quan sát các thầy yoga. Ông nói: “Tất nhiên, đến Ấn Độ, tôi không thể bỏ qua cơ hội tận mắt chứng kiến ​​thuật yoga. Điều khiển và làm chủ cơ thể thông qua rèn luyện liên tục, kỹ năng phi thường này thực sự đáng kinh ngạc. Tôi đặc biệt chú ý quan sát sự tĩnh lặng sâu sắc, một trạng thái thiền định kéo dài trong vài tuần. Tôi chưa bao giờ ở trong trạng thái này lâu như vậy.”

Theo lời kể của ông, vào những năm 1920 và 1930, sau khi các thầy yoga bước vào trạng thái thiền định sâu, việc kiểm soát các chức năng cơ thể không phải là trường hợp cá biệt. Không có bằng chứng nào được tìm thấy trong các bài viết của Messing về việc ông có luyện tập thiền định hay không. Tuy nhiên, có thể suy đoán rằng, ít nhất thì vào năm Messing 15 tuổi và kiếm sống bằng nghề “giả chết”, ông vẫn chưa hiểu biết về thuật yoga.

Và những hiện tượng siêu thường khác của Messing đã dần thu hút sự chú ý của nhiều học giả và chuyên gia. Giới khoa học đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm đối với Messing, trong đó nổi tiếng nhất là cuộc thử nghiệm thế kỷ 1915.

(Còn tiếp)

Cao Nguyên

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Một trong những tiểu sử của Messing huyền thoại: Năng lực kiểm soát ‘sự sống và cái chết’