Mười lạng bạc cải biến vận mệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Họ đều có tấm lòng như vàng kim lóe sáng. Một người đoản mệnh đột tử, một người trượng nghĩa khinh tài, có lòng thương người, trên đường đời họ có duyên gặp gỡ. Câu chuyện của hai người cũng bình thường như bao câu chuyện khác, nhưng nay đọc lại dường như thấy thiên cơ hé lộ, nói cho thế nhân rằng: Vận mệnh cũng có thể cải biến!

Thầy tướng dự đoán thư sinh sẽ chết trong vòng 5 ngày

Thời nhà Thanh, có nhân sĩ có hiệu là Tọa Hoa Chủ Nhân kể lại một câu chuyện “Mười lạng bạc cải biến vận mệnh”. Ông kể: có một lão tiên sinh nọ phúc thọ song toàn, thủa nhỏ vô cùng khổ cực, thường nhịn mấy ngày không hạt gạo nấu cơm. Vào năm ông thi đậu Giải nguyên, một ngày có vị tiên sinh toán mệnh cực chuẩn, bảo với ông rằng: “Trước tiết Bạch Lộ anh sẽ bị chết bất đắc kỳ tử”.

Ngày thi ngay trước mắt, nhưng do thầy bói nói vậy, nên anh định bỏ thi. Có thư sinh tên Vương Sinh, gia đình phú quý lại có nghĩa khí. Vương Sinh đối xử rất tốt với anh, nhiệt tình khuyên anh cùng đi, lại còn trợ giúp lộ phí.

Sau khi họ tới Kim Lăng, nghe nói chùa Thừa Ân có một vị thầy tướng, chuyên xem về họa phúc dữ lành cho người ta, cực kỳ chuẩn xác. Anh cùng với sáu người bạn náo nhiệt kéo đi xem. Thầy tướng nhìn sáu người kia, nói tường tận về gia cảnh từng người, không sai một ly.

Đến lượt chàng thiếu niên, tiên sinh chỉ hỏi sơ lược, sau đó bấm đốt tay, khuyên anh hãy mau về nhà. Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ. Thầy tướng bảo: “Thiếu niên này tướng mặt khô héo, thiên đình (phần trên trán) đã xuất hiện ‘hối văn’ (nếp nhăn u ám). Theo tướng pháp thì sẽ chết bất đắc kỳ tử trong năm ngày tới. Theo tướng mặt cậu ta hiện nay mà xét, thì sẽ chết trên đường”.

Vương Sinh cùng mọi người rất kinh sợ, vội vàng hỏi thầy cách hóa giải. Thầy tướng đáp: “Sinh tử là số mệnh lớn, không có âm đức lớn thì không thể vãn hồi được Thiên ý”.

Anh thấy cả hai thầy tướng đều nói giống nhau, để tránh liên lụy đến mọi người, nên anh quyết định về quê. Vương Sinh thương cảm, thuê thuyền cho anh về, lại còn đưa thêm 10 lạng bạc để dùng khi bất trắc.

Thư sinh lấy bạc đổi đồng, cứu mạng người

Anh từ biệt bạn bè rồi xuống thuyền về quê. Đi được chục dặm thì gặp sóng to gió lớn, thuyền không thể đi tiếp. Phu thuyền đành buộc thuyền vào vách đá. Đã qua bốn ngày mà gió vẫn thổi mạnh. Chàng thiếu niên nghĩ: sắp hết kỳ hạn năm ngày rồi, mà thuyền còn đứng đây, thảo nào thầy tướng bảo là chết trên đường!

Tranh "Mưa gió thuyền về" của Đường Đại đời Thanh . (Miền công cộng).

Lúc này, anh chỉ còn mỗi niệm chờ chết, trong tâm trống không. Anh lên bờ đi dạo, bỗng thấy một phụ nữ trung niên mang bầu, dắt theo ba đứa nhỏ, vừa đi vừa khóc. Anh động lòng nghĩ: nơi đây vắng vẻ thế này, cô ấy định đi đâu? Thế là anh rảo bước theo hỏi, xem có khó khăn gì, có thể giúp gì được cho mẹ con cô.

Bất đắc dĩ cô bèn kể lại, do bị lừa khi mang hai con lợn đi bán, họ trả giá 10 lạng bạc, nhưng lại đưa cho 10 lạng bạc giả, là đồng mạ bạc. Cô sợ bị chồng đánh, không dám đưa bạc giả cho chồng, vậy nên quyết định mang con ra sông cùng tự sát.

Chàng thiếu niên thấy cảm thương, anh nghĩ mình cũng sắp chết rồi, chỗ tiền này cũng chẳng dùng làm gì, thế là anh lẳng lặng lấy 10 lạng bạc mà Vương Sinh tặng ra, nhanh tay đổi lấy 10 lạng đồng kia, rồi bảo: “Ái chà, cô chút nữa là tạo tội lớn đó! Đây là bạc thật, chứ đâu phải đồng?”

Người phụ nữ tức giận nói: “Nhiều cửa hàng vàng bạc đều bảo là đồng, sao nó có thể là bạc được?”

Chàng thiếu niên đáp: “Có lẽ,những cửa hàng đó coi thường cô là đàn bà! Nếu cô đi cùng tôi thì họ không dám nói đó là đồng đâu!”

Thế là người phụ nữ đi cùng thiếu niên đến một cửa hàng gần đó kiểm tra, thì đó là bạc thật. Họ lại đi tới vài cửa hàng khác, cũng đều xác nhận là bạc thật. Phụ nữ nọ cả mừng, cảm ơn thư sinh rồi dắt con về nhà.

Thần linh trọng đức, ban công danh cho hai vị thiếu niên

Sau khi cứu được mẹ con nhà nọ thì trời đã tối, bất đắc dĩ phải trú chân trong hành lang của một ngôi miếu nát. Thiếu niên đi cả ngày mệt mỏi, đặt lưng là ngủ liền. Đang lúc mơ màng, anh nghe thấy tiếng nha dịch lớn tiếng. Anh thò đầu nhìn, thấy trên đại điện đèn đuốc sáng rực, hai hàng nha dịch uy vũ nghiêm trang, ở giữa có một vị vương gia ngồi trên công đường, trông như Quan Đế. Bỗng nhiên Quan Đế hạ lệnh: “Hôm nay bên sông có người đã cứu được 5 sinh mệnh, cần tìm hiểu rõ ràng, rồi ban phúc báo cho người ấy!”.

Sau khi nghe quan viên báo cáo tình huống của thư sinh, Đế Quân lại hỏi: “Kỳ thi mùa thu này thư sinh ấy có đỗ không?”

Vị quan khác trả lời: “Phúc lộc và thọ mệnh của thư sinh ấy đã tận, tức là vào giờ tý đêm nay, sẽ bị tường đổ đè chết”.

Đế Quân nói: “Nếu như vậy, thì sao có thể khuyên người hướng thiện được nữa? hãy sửa sổ phúc lộc.”

Vị trúng Giải nguyên kỳ này, người Giang Nam, do dâm ô với tỳ nữ mà bị trừ danh, Đế Quân quyết định đưa tên của thư sinh thế vào thế chỗ đó.

Vị đứng bên lại thưa: “Do Vương Sinh trọng nghĩa khinh tài, tặng tiền bạc cho thư sinh, mới thành tựu lên thiện quả như vậy. Nên Vương Sinh cũng được ban công danh”.

Đế Quân lập tức chuẩn tấu.

Cứu năm mạng người, vãn hồi Thiên ý, thư sinh được cuộc đời mới

Chàng thiếu niên chăm chú lắng nghe, bỗng nhiên bên tai có tiếng người quát to: “Mau dậy, mau dậy!”

Anh kinh hoàng bừng tỉnh, thấy mình vẫn nằm co ro dưới mái hiên. Trong bóng tối mịt mùng, nghe thấy tiếng tường đổ răng rắc, anh vội vùng dậy chạy ra ngoài. Vừa chạy thoát vài bước thì tường sụp cái ‘rầm’, đúng chỗ anh vừa nằm.

Trời sáng dần, thư sinh sửa sang trang phục rồi bái lạy Đế Quân, quay về thuyền. Trong tâm nghĩ những lời Thần dạy nhất định sẽ ứng nghiệm, thế là anh thương lượng với chủ thuyền để quay về Kim Lăng. Về tới quán trọ, bạn bè trông thấy anh vẫn còn sống thì kinh động. Vương Sinh cười nói: “Đại nạn bất tử, tất hữu đại phúc.” (Đại nạn không chết thì tất có đại phúc), và cho bày tiệc chúc mừng.

Mọi người náo nhiệt, xúm quanh thư sinh, cùng nhau đi tìm thầy tướng. Thầy tướng ngẩng đầu nhìn anh rồi kinh ngạc thốt lên: “Anh vẫn sống sao?”

Nhìn kỹ, ông phát hiện thấy chỉ có vài ngày mà cốt tướng của anh đã thay đổi. Ông nói: “Anh đã làm được một việc thiện lớn, cứu mạng người lên mới có thể vãn hồi thiên ý”.

Thầy tướng còn dự đoán rằng: “Khoa cử năm nay anh sẽ đỗ đầu! Sang năm sẽ ra nhập Hàn lâm, sau làm quan tới nhất phẩm, tuổi thọ tăng đến 80”.

Công danh thay đổi đâu ngẫu nhiên, âm đức độ mình lại giúp người

Thầy tướng cười nói: “Việc này tuyệt không phải là ngẫu nhiên! Nửa tháng trước tôi xem cho một vị tú tài, ấn đường sáng rỡ, không phải kẻ tầm thường, khẳng định đậu Giải nguyên năm nay. Nhưng hôm qua anh ta tới xem tướng, trước trán lại xuất hiện nếp nhăn như kim treo, sắc thái rạng rỡ khi xưa hoàn toàn biến mất. Tôi nghĩ, nhất định cậu ta đã làm việc gì đó xấu xa, công danh đã bị hủy hết.

Thầy tướng lại nói với Vương Sinh: “Năm nay anh cũng sẽ đỗ kỳ thi này”.

Vương Sinh cười đáp: “Học trò có làm được việc thiện nào đâu?”

Thầy tướng nói: “Chính vì làm việc thiện mà lại không để ý đến, nên đó được gọi là âm đức!

Về tới quán trọ, anh đem toàn bộ sự tình đầu đuôi kể lại cho Vương Sinh, đồng thời nói: “Nếu không có số bạc mà ân huynh tặng cho, thì tôi chỉ có thể mở mắt trừng trừng mà nhìn người ta chết! Nay nhờ có Thần linh phù hộ, đây chính là ân huệ của hiền huynh!”

Nhìn tâm hai người trẻ tuổi như vàng kim lóe sáng, như hoa sen nơi bùn dơ mà không bị nhiễm ô, chứa đầy sự thánh khiết. (Toàn Cảnh Lâm/Đại Kỷ Nguyên).

Vương Sinh kinh ngạc nói: “Đây là sự rộng lượng của cậu! Đúng là vậy đó, tôi phải cảm tạ cậu mới đúng!”

Hai người khiêm nhường đùn đẩy, nhìn tâm hai người trẻ tuổi như vàng kim lóe sáng, như hoa sen nơi bùn dơ mà không bị nhiễm ô, chứa đầy sự thánh khiết.

Kỳ thi năm ấy, quả nhiên chàng thiếu niên trúng Giải nguyên, Vương Sinh cũng có tên trên bảng vàng, năm sau cả hai đều vào hàn lâm viện làm quan.

Bạn bè Tọa Hoa Chủ Nhân khi nghe xong câu chuyện, cảm thán thốt lên: “Thế nhân đều nói khốn cùng đoản mệnh là đều do số định, nhưng lại không biết đạo ân thưởng cùng thi ân của Ông Trời, đều là xem người ta lựa chọn thế nào. Tuy mười lạng bạc không phải nhiều, nhưng Thần linh xem xét ngọn nguồn, nên ban cho phúc báo sâu dày. Có người kia được chủ định đỗ Giải nguyên, do phạm vào tà dâm nên bị xóa công danh lập tức.

Quả thật ứng với lời dạy cổ nhân: “Phúc họa vô môn, duy nhân tâm tự chiêu.” (Phúc họa không có cửa, do nhân tâm chiêu mời). Cứ giữ vững thiện lương, trời xanh đã tự có an bài.

(Theo “Tọa Hoa chí quả”)

Theo Đỗ Nhược - Epochtimes

Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mười lạng bạc cải biến vận mệnh