Năm Hổ đừng treo loại tranh hổ này: Câu chuyện của một người tu Phật

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Tuy nhiên, bức tranh cũng có linh tính, phẩm chất đạo đức của người vẽ tranh, và tất cả các loại tín tức khi vẽ cũng được phản ánh trong bức tranh, tất cả đều cần chú ý. Những tín tức không tốt của bức tranh có thể mang lại sát khí, và xui xẻo, cho chủ nhân của căn phòng.

Năm Hổ đến, rất nhiều người mua một số bức tranh hổ treo trong phòng khách. Mọi người treo tranh hổ không chỉ hy vọng trừ tà, mà còn cầu được may mắn. Treo tranh trong phòng khách, không chỉ có thể làm nổi bật khí chất văn hóa của chủ nhân, mà còn có thể làm đẹp cuộc sống gia đình, điều chỉnh phong thủy, thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp…. Tuy nhiên, bức tranh cũng có linh tính, phẩm chất đạo đức của người vẽ tranh, và tất cả các loại tín tức khi vẽ cũng được phản ánh trong bức tranh, tất cả đều cần chú ý. Những tín tức không tốt của bức tranh có thể mang lại sát khí, và xui xẻo, cho chủ nhân của căn phòng. Dưới đây là một câu chuyện có thật về kinh nghiệm cá nhân của một người tu hành.

Người tu Phật nói: “Hổ giấy cũng có thể làm tổn thương người khác”.

Lần đầu tiên nghe câu này, cảm thấy quá khó hiểu, làm thế nào một con hổ giấy có thể làm tổn thương người khác được? Liệu điều này có đúng không?

Thấy mọi người khó hiểu, ông nói tiếp:

Hơn ba mươi năm trước, vào một ngày đầu tháng Giêng, trong khi gia đình người anh rể tôi cùng nhau tận hưởng ngày Tết vui vẻ, đột nhiên, đầu gối của anh rể đau đớn, hai tay anh ôm đầu gối, đau đớn mãi cho đến khi mắt anh tối sầm, cả người đổ mồ hôi. Bầu không khí đón Tết vui vẻ đã bị quét sạch.

Những biện pháp có thể nghĩ đến đều đã sử dụng, nhưng cũng không có hiệu quả. Chịu đau đớn qua ba ngày cũng không thấy tốt lên, anh rể liền chuẩn bị đến bệnh viện lớn để khám. Trùng hợp ngẫu nhiên, phía tây của ngôi làng có một người phương Nam mới đến. Theo những kinh nghiệm trước kia, người phương Nam lưu lạc đến Đông Bắc đều mang tuyệt kỹ, bọn họ ngay cả Tết cũng không về nhà.

Con gái của anh rể đưa anh đến chỗ dừng chân của người phương Nam, muốn nhờ anh ta xem có cách nào không, chỉ cần có thể chữa khỏi, muốn bao nhiêu tiền cũng được. Người này cũng không từ chối, anh ta dùng ánh mắt xem xét khuôn mặt của anh rể, rồi lại nhìn tay anh rể, rồi dùng ngữ khí khẳng định nói: "Anh bị hổ cắn rồi. Anh về nhà xé bức tranh trên tường phía Bắc xuống, và ném nó vào bếp lửa thì chân không đau nữa”.

Hầu hết những người có mặt không biết chi tiết, lúc đó, anh rể gật gật đầu, tỏ vẻ ngưỡng mộ và nói: "Nhà tôi có một bức tranh trên tường phía Bắc, tôi đã mua nó trước Tết tại hội chợ. Bức tranh vẽ một con mãnh hổ xuống núi, với miệng to há ra đỏ lòm. Tôi thấy dáng vẻ uy phong lẫm liệt của nó, nghĩ rằng có lẽ có thể trừ tà, nên đã mua về nhà và treo ở bức tường phía Bắc, ai ngờ lại bị thế này".

Người trong gia đình làm theo lời khuyên của người miền Nam, quả đúng là chân lập tức không đau nữa, về sau cũng không tái phát nữa.

Người tu hành nói thêm: "Chuyện này đã qua nhiều năm, nhưng ký ức của tôi vẫn còn mới mẻ, lúc đó tôi cũng không hiểu, làm thế nào một con hổ giấy lại có thể cắn được người? Hầu hết mọi người cũng đều không tin điều đó. Sau này tôi tu Phật, nên cũng hiểu được đạo lý tại sao lại như vậy”.

Trung Hòa
Theo SOH



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Năm Hổ đừng treo loại tranh hổ này: Câu chuyện của một người tu Phật