Nạn Canh Tý qua, “Hồng dương kiếp” đến: năm 2026, 2027 Trung Quốc xảy ra kiếp nạn nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Hồng dương kiếp” ban đầu là một lời sấm lịch sử, đề cập đến năm Bính Ngọ và Đinh Mùi là năm thiên tai xảy ra. Bính Đinh là hành Hỏa và có màu đỏ, Ngọ là ngựa, Mùi là dê, vì vậy “Xích mã hồng dương kiếp” có nghĩa trong hai năm này rất dễ xảy ra những biến động lớn (kiếp số) cấp quốc gia.

Năm Canh Tý vừa qua, người dân trên toàn thế giới thực sự đổ mồ hôi hột, COVID-19 đã gây ra đại dịch toàn cầu. Theo thống kê từ Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 11 tháng 10, tổng số ca COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt quá 238 triệu, số người tử vong vượt quá 4,85 triệu người. Và dịch vẫn đang có xu hướng lây lan.

Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Trong lịch sử có rất nhiều lời tiên tri nói về thảm họa mà nhân loại sẽ phải đối mặt, nhưng thời điểm cụ thể là một ẩn số. Con người chỉ có thể phân tích, lý giải và suy đoán dựa trên nội dung của lời tiên tri. Trong lịch sử cũng có một câu nói, đó là “Xích mã hồng dương kiếp” (Kiếp nạn ngựa đỏ dê đỏ), gọi tắt là “Hồng dương kiếp” (Kiếp nạn dê đỏ).

“Hồng dương kiếp” ban đầu là một lời sấm lịch sử, đề cập đến năm Bính Ngọ và Đinh Mùi là năm thiên tai xảy ra. Bính Đinh là hành Hỏa và có màu đỏ, Ngọ là ngựa, Mùi là dê, vì vậy “Xích mã hồng dương kiếp” có nghĩa trong hai năm này rất dễ xảy ra những biến động lớn (kiếp số) cấp quốc gia.

Vào thời Tống Lý Tông triều đại Nam Tống, có một thầy toán mệnh tên là Sài Vọng, người đã dâng bức thư "Bính Đinh quy giám" lên triều đình để nhắc nhở rằng: Vào những năm Bính Ngọ và Đinh Mùi, xã tắc sẽ có tai họa. Thiên can là Bính và Đinh và địa chi Ngọ trong ngũ hành Âm Dương đều là Hỏa và màu đỏ, còn địa chi Mùi là dê (dương). Cứ 60 năm mới xuất hiện “Xích mã hồng dương kiếp”, sau này gọi là Hồng dương kiếp.

宋理宗(图片:国立故宫博物院)

Chân dung Tống Lý Tông (Ảnh: Bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung)

Nỗi nhục Tĩnh Khang thảm trọng nhất của người Tống xảy ra vào năm Bính Ngọ (1126). Theo thống kê, từ năm Tần Chiêu Vương thứ 52 (255 năm trước) đến năm Thiên Phúc thứ 12, Đinh Mùi (947) của nhà Hậu Hán thời Ngũ Đại, tổng cộng đã trải qua 21 lần năm Bính Ngọ và Đinh Mùi, và đều có hỗn loạn hoặc thiên tai. Dương Giáng cũng có ghi chép riêng về nó trong tác phẩm “Bính Ngọ Đinh Mùi kỷ sự”.

Những tai họa Xích Mã Hồng Dương trong lịch sử Trung Quốc

Năm 195 TCN (Bính Ngọ): Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Lã Hậu bắt đầu thống trị quyền lực, cơ nghiệp nhà Hán hầu như bị lật đổ.

Năm 74 TCN (Đinh Mùi): Hán Chiêu Đế băng hà, Lưu Hạ lên ngôi chỉ 27 ngày rồi bị phế truất, Hán Tuyên Đế lên ngôi.

Năm 15 TCN (Bính Ngọ): Vương Mãng được phong là Tân Đô Hầu, Triệu Phi Yến được phong là hoàng hậu; Vương Mãng soán ngôi chiếm quyền lực, nhà Tây Hán diệt vong.

Năm 46 (Bính Ngọ): Không có chuyện gì xảy ra trong nước, nhưng lại gây chuyện Nam Hung Nô, dẫn đến Lưu Uyên làm loạn Trung Nguyên sau này.

Năm 106 (Bính Ngọ): Hán Thương Đế lên ngôi, năm sau Hán An Đế lên ngôi, bắt đầu từ đó triều Đông Hán loạn lạc trong 2 năm.

Năm 167 (Đinh Mùi): Hoàn Đế băng hà, Linh Đế lên ngôi, từ đó triều Hán bắt đầu suy yếu.

Năm 226 (Bính Ngọ): Ngụy Văn đế giá băng, Minh Đế lên ngôi, Tư Mã Ý thụ mệnh thác cô phụ chính. Sau đó họ Tư Mã tiêu diệt Tào Ngụy là khởi nguồn từ năm này.

Năm 286 (Bính Ngọ): Huệ Đế vẫn còn ở Đông cung, và năm cuộc hỗn loạn của người Hồ bắt nguồn từ đây. Sau đó, Nam và Bắc triều phân chia, thảm họa liên tục xảy ra trong nhiều năm, nhiều không kể xiết.

646 (Bính Ngọ): Võ Tắc Thiên bước vào hậu cung.

Năm 766 (Bính Ngọ): Loạn An Sử đã được giải quyết, nhưng tàn quân còn Hà Bắc, một trấn chư hầu hùng mạnh, và suýt nữa tiêu diệt nhà Đường.

Năm 826 (Bính Ngọ): Đường Kính Tông bị một hoạn quan giết chết, và sau đó xảy ra biến loạn Cam Lộ.

Năm 886 (Bính Ngọ): Thiên hạ đại loạn, Đường Hy Tông chạy trốn đến Hán Trung.

Năm 947 (Đinh Mùi): Nhà Hậu Tấn bị người Khiết Đan tiêu diệt.

Năm 1067 ​​(Đinh Mùi): Vương An Thạch vào triều sau đó bắt đầu cải cách, quốc gia nhiễu loạn.

Năm 1126 (Bính Ngọ): Quân Kim đánh vào Biện Kinh, triều đại Bắc Tống bị tiêu diệt, đó chính là Nỗi nhục Tĩnh Khang.

Năm 1187 (Đinh Mùi): Tống Cao Tông qua đời.

Năm 1906 (Bính Ngọ): Thảm họa bão Bính Ngọ xảy ra ở đông nam Trung Quốc (Hồng Kông, Quảng Đông và những nơi khác), giết chết khoảng 4.000 đến 15.000 người. Vùng trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử có mưa và mưa nhiều. Các tuyến đê ở Hồ Nam bị vỡ và lũ lụt gây ra 40.000 người chết và hơn 400.000 người bị ảnh hưởng tai họa.

Năm 1966 (Bính Ngọ): Cách mạng Văn hóa. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, số người chết bất thường ở Trung Quốc từ hàng trăm nghìn đến 20 triệu người.

Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.
Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác. (Epoch Times)

Tai họa Xích Mã Hồng Dương sắp tới thế nào?

Theo lịch vạn niên, năm Xích Mã Hồng Dương tiếp theo sẽ là vào năm 2026 (Bính Ngọ) và 2027 (Đinh Mùi). Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bài đồng dao phổ biến nhất ở Trung Quốc ngày nay tiết lộ Thiên cơ:

Nội dung lời bài hát là: “Ô đỏ, sào trắng, ăn xong cùng nằm ván. Nằm ván, ngủ trong quan tài, rồi cùng nhau chôn núi, vùi núi. Chôn núi, khóc lóc, bạn bè người thân đều đến ăn cơm. Ăn cơm, có ô, mọi người đều nằm ván. Nằm ván, không ai quản, cả làng phơi gió khô. Phơi gió khô, ô dài, trên núi năm sau mọc ô dài"

"Ô đỏ, sào trắng" dùng để chỉ một loại nấm độc hoang dã, ngọn nấm này có màu đỏ và thân dưới có màu trắng. Mặc dù câu mở đầu "ô đỏ, sào trắng" chỉ nấm đỏ (Hồng ma cô), từ đồng âm với nấm đỏ là "quỷ đỏ" (Hồng ma). Bởi vì những người có công năng nhìn thấy rằng, ĐCSTQ thể hiện ở không gian khác là một con rồng ác màu đỏ, nên "quỷ đỏ" dùng để chỉ ĐCSTQ.

“Nằm ván, chôn núi vùi núi” ai cũng biết nếu ăn phải nấm độc thì chết. Không những thế, “mọi người cùng nhau nằm ván, nằm ván, không ai quản”, nghĩa là bạn bè, người thân khi đến ăn đều bị ngộ độc, thậm chí cả làng cũng bị ngộ độc mà chết, và không ai được chôn cất. Như thế có nghĩa, những ai tiếp thu tư tưởng và tuyên truyền độc hại của ĐCSTQ sẽ gặp nạn, phải chết. Những ca từ như vậy đã vượt xa sự ngây thơ của những bài hát thiếu nhi và cho thấy một cảnh tượng vô cùng đáng sợ. Dường như có quá nhiều người chết và không ai chôn cất họ.

Sự lan truyền của những bài hát thiếu nhi như vậy trên Internet không những không phải là một dấu hiệu tốt mà cũng không phải là ngẫu nhiên. Điều kỳ lạ là bài đồng dao này lại trùng khớp với thời gian được nói đến trong "Xích mã hồng dương kiếp", và những tiên đoán về ngày nay của Lưu Bá Ôn thời nhà Minh, và Nostradamus ở Pháp. Tuy nhiên, Trời có đức hiếu sinh, trước kiếp nạn, Thần luôn cấp cho con người cơ hội thoát nạn, hy vọng chúng ta nhận ra để không ai bỏ lỡ cơ hội này.

Trung Dung
Theo Huệ Minh - Soundofhope



BÀI CHỌN LỌC

Nạn Canh Tý qua, “Hồng dương kiếp” đến: năm 2026, 2027 Trung Quốc xảy ra kiếp nạn nào?