Nếu tâm hồn có nỗi buồn khổ, nó làm sao để than khóc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đôi mắt – ‘cửa sổ tâm hồn’ của bạn có đang biểu hiện khác lạ?

Bác sĩ Đông y Ôn Tần Dung người Đài Loan đã thuật lại một câu chuyện như sau:

Một người đàn ông 53 tuổi, sống ở miền Bắc Đài Loan, mở công ty kinh doanh và khởi nghiệp từ khi còn trẻ, tới nay đã hơn 20 năm. Dù có nhân viên nhưng ông vẫn làm việc quần quật, không dứt ra được.

Ông bận tới tối tăm mặt mũi, bạn bè nói mí mắt bên phải của ông đang giật, nhưng ông lại không có cảm giác gì. Cho đến một ngày khi đang lái xe, tình trạng mí mắt bị giật ảnh hưởng đến thị lực, ông mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề co giật mí mắt không tự chủ (Blepharospasm).

Những lúc rất bận rộn và mệt mỏi, mí mắt của ông lại “gây náo loạn”, co giật không ngừng, không để ông yên. Ban đầu, mí mắt co giật từng cơn, về sau giật liên hồi từng giây từng phút, ngay cả khi ông đang ngủ. Thế là ông bắt đầu con đường tầm y chữa bệnh dài hơi, từ Tây y đến Đông y, từ bác sĩ chuyên khoa đến bác sĩ nổi tiếng, đã hơn 3 năm nhưng dường như không có nhiều cải thiện. Lúc này, ông mới bắt đầu phát hoảng.

Ông bắt đầu tầm y chữa bệnh, từ Tây y đến Đông y, đã 3 năm mà bệnh không khỏi. (Fotolia)

Ông là một người theo Cơ đốc giáo (Kitô giáo), ông đã thành kính cầu nguyện và xin Chúa phù hộ cho ông, nhưng ông mãi không nhận được hồi âm từ Ngài!

Dù công việc bận rộn đến đâu, ông cũng phải dành ra thời gian đi vào Nam Đài Loan để tìm thầy thuốc chữa bệnh. Khi xuất hiện trong phòng khám của tôi, ông có vẻ ngoài lực lưỡng, lông mày rậm và đôi mắt to, mái tóc đen xoăn rối bù. Sắc mặt ông u ám, đặc biệt là vùng quanh mắt phải.

Các cơ xung quanh mí mắt phải của ông đang co giật, phạm vi co giật đã lan đến má và khóe miệng. Mắt phải bị co rút chỉ còn bằng 1/3 mắt trái, lòng trắng đục ngầu, ánh mắt trái sắc nhọn. Toàn thân toát lên vẻ của một ông trùm xã hội đen, khiến người ta không dám nhìn thẳng quá lâu.

Bắt mạch cho ông xong, tôi hỏi thẳng: “Ông đã có gia đình và sinh con chưa?”.

Nghe xong, ông hơi sững người, chuyện này có liên quan gì đến bệnh tình sao? Ông thẳng thắn trả lời: "Tôi là một ông bố đơn thân, có hai đứa con. Từ khi chúng được 2 tuổi, tôi đã một mình nuôi dạy chúng tới lớn".

Tôi lại hỏi: “Ông không tái hôn sao?”.

Điều này có liên quan gì đến căn bệnh? Ông lưỡng lự một hồi rồi đáp: "Tôi không dám tái hôn, tôi sợ kết hôn rồi thì những đứa con không những mất mẹ mà còn mất cả cha. Bây giờ đứa lớn đã đi làm, còn đứa thứ hai đang học đại học, sắp tốt nghiệp. Tôi còn phải chăm sóc mẹ già".

Ồ! Thật không dễ dàng! Tôi thốt lên: "Một mình ông gánh cả gia đình. Thật đáng kinh ngạc!".

Ông thấy rất khó hiểu, sao bác sĩ không hỏi thăm bệnh tình mà lại hỏi những thứ kia. Ông nóng lòng nói: "Bác sĩ, tôi đến khám mắt. Tôi bị co thắt mí mắt hơn 3 năm nay, đi khám nhiều nơi nhưng đều không khả quan”.

Tôi chậm rãi nói: "Mắt của ông không sao, nhưng gan của ông có vấn đề. Đôi mắt là khiếu huyệt của gan, gan là nơi cất giấu tâm hồn, linh hồn của ông đang kêu khóc suốt".

Ông kinh ngạc hỏi lại: “Sao thế được?”.

Tôi đề nghị: “Ông có muốn điều chỉnh lại cuộc sống của mình không, về vợ cũ của ông, về việc các con ông trưởng thành, nỗi vất vả khi chăm sóc mẹ già, cả những cực nhọc và rắc rối trong công việc".

Ông có chút kích động, đáp lại: "Bác sĩ, tôi có thể cam đoan với bác sĩ rằng tôi sẽ không bị xuống địa ngục. Tôi chưa từng làm hại ai. Cả việc vợ cũ phản bội tôi, tôi cũng đã buông bỏ từ lâu”.

Tôi nhẹ nhàng nói: "Ông có thể không xuống địa ngục, nhưng cũng không nhất định có thể lên Thiên đường. Bởi vì ông đang tàn nhẫn với hàng nghìn tỷ tế bào trong cơ thể mình!".

Ông không phục, đáp lại: “Bác sĩ, thật sự đó! Từ lâu tôi đã không còn oán hận sự phản bội của cô ấy, tôi cũng không oán hận bất kỳ ai".

Tôi nhìn ông và nói: "Được rồi! Được rồi! Tôi không muốn tranh cãi với ông. Ông vẫn dùng những từ ngữ mạnh mẽ như 'phản bội' để miêu tả cô ấy. Ông chỉ là đang cất giấu vợ cũ của mình đi chứ chưa hề buông bỏ. Còn việc liệu khi ông tái hôn, các con sẽ có tình mẫu tử hay tình phụ tử hay không, điều đó phụ thuộc vào thái độ của chính ông".

"Ông có thể dựng lên những bức tường, đứng sừng sững ở đó, và cho người khác thấy ông làm một người cha đơn thân khó nhọc và vĩ đại nhường nào. Nhưng ông phải thành thật và đối diện với chính mình, nỗi cô đơn và hiu quạnh đang ăn mòn tâm hồn ông. Ông không cần phải thừa nhận điều gì với tôi. Hãy thành thật và nói chuyện với tâm hồn của chính mình. Nếu ông không giải quyết được vấn đề với tâm hồn mình, thì cửa sổ tâm hồn của ông – đôi mắt của ông sẽ không thể hồi phục".

Nếu ông không giải quyết được vấn đề với tâm hồn mình, thì cửa sổ tâm hồn của ông – đôi mắt của ông sẽ không thể hồi phục. (Pixabay)

Ông bối rối hỏi tôi: “Hai việc này có liên quan sao?”.

Tôi vừa cầm một tấm gương cho ông soi mặt, vừa đáp: “Cảm xúc của ông không thể lên tiếng nên nó đã biểu hiện qua đôi mắt, nó đang than khóc! Ông có thể cất giấu trái tim nhưng không thể cất giấu đôi mắt”.

Ngừng một lúc, tôi hỏi: "Tâm trạng lúc này của ông có phải đã tốt hơn một chút? Nhìn xem, mí mắt không ngừng máy động của ông, nó cảm động mà dừng lại rồi, nếu có co giật thì mức độ cũng chậm lại rất nhiều! Đó là sự khơi thông và bài tiết giữa gan và mắt, nó có liên quan đến tình cảm, cảm xúc và tâm hồn”.

Ông thực không tin vào mắt mình, mí mắt của ông giờ đây lại có thể nằm yên trên vành mắt. Lúc này ông mới nhận ra rằng, cuộc trò chuyện khi nãy với bác sĩ cũng chính là quá trình trị liệu.

Tướng do tâm sinh

Khi tôi bước vào phòng châm cứu, tôi thấy ông đang khóc và nói: “Bác sĩ, tôi thừa nhận điều đó, như lời bác sĩ nói”.

Tôi vỗ nhẹ vào tay ông ấy và động viên. Một trận khóc, đã trả hết món nợ tình cảm của một người.

Sau khi châm cứu, ông nói rằng đó là lần đầu tiên ông có được cảm giác này. Cảm giác như những cây kim trên đầu chạy thẳng vào mắt, kéo dài tới 20 phút, ông cảm thấy rất thần kỳ! Cửa sổ tâm hồn ông cuối cùng cũng mở ra.

Sau 30 phút châm cứu, khi rút kim ra, ông trông rạng rỡ và sảng khoái, sắc mặt sáng hẳn lên. Trước khi trị liệu, ông trông u ám như một ông trùm xã hội đen. Tướng do tâm sinh, tâm vừa chuyển biến, tướng liền lột xác.

Hình minh họa: Điều trị bằng châm cứu. (Xue Wen / The Epoch Times)

Trong buổi điều trị thứ hai, tần suất và biên độ co giật cơ mắt của ông đã thuyên giảm, nước da trông tươi hơn. Vừa bước vào phòng, ông đã vui vẻ nói: “Tôi rất vui khi được gặp bác sĩ".

Đến lần điều trị thứ ba, nét mặt ông hồng hào, tinh thần quắc thước, ông vui vẻ nói: “Bác sĩ, tôi có một tin vui cho bác sĩ: Tôi đã thực sự điều chỉnh lại cuộc sống của mình. Tôi chân thành, tha thiết nói với bản thân rằng, phải tha thứ cho vợ cũ và gia đình của cô ấy, cũng như hết thảy đau khổ họ gây ra cho tôi. Không ngờ đến ngày thứ hai, điều kỳ diệu đã xảy ra. Tần suất mí mắt tôi co giật đã giảm rất nhiều. Thật không thể tin được!".

Tôi mỉm cười và nói: "Chúc mừng ông, Chúa đã lắng nghe lời cầu nguyện và sám hối của ông".

Ông cười nói: "Tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều khi gặp bác sĩ. Không ai thực sự quan tâm đến tâm hồn của tôi. Bác sĩ vừa châm cứu, tâm hồn tôi liền được khai mở".

Tôi nhân cơ hội khích lệ ông: “Các con ông đã trưởng thành, ông vẫn còn trẻ, hãy tìm một tri kỷ cho tâm hồn mình. Nếu có được một cô gái tốt, đừng bỏ lỡ mùa xuân thứ hai!”.

Bạn bè của ông không thể hiểu nổi, tại sao mỗi tuần ông nhất định phải đi xa như vậy để châm cứu. Tôi đã giới thiệu bác sĩ ngoài Bắc cho ông để điều trị cho gần, nhưng tôi chưa kịp nói xong thì ông đã từ chối. Ông nói rằng đã từng khám hơn 20 bác sĩ ở ngoài đó.

Trong lần điều trị thứ tư, mắt của ông phục hồi rất nhanh, tần suất co giật mí mắt mỗi ngày đã có thể tính đếm bằng số. Kích thước mắt phải đã phục hồi nguyên trạng sau 6 lần châm cứu. Một tháng sau, ông đã phục hồi khoảng 90%, về sau duy trì mỗi tuần đến dưỡng mắt một lần. Nửa năm sau, ông nắm tay một cô gái, đeo nhẫn cưới, cùng dạo bước trên đường đời.

Nửa năm sau, ông nắm tay một cô gái, đeo nhẫn cưới, cùng dạo bước trên đường đời. (Pixabay)

Người bình thường đều chỉ đang sinh tồn, ngày ngày chìm ngập trong những việc vụn vặt, riêng việc sống thôi đã tiêu hết sức lực. Ông nói rằng ông chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường. Con người đến nơi thế gian này thực không dễ dàng, nên mang tấm lòng tôn kính đối với cuộc sống.

Bình thường là sự bình yên của tâm hồn sau khi vượt ngàn sóng gió.

Bình thường là sự thản nhiên của tâm hồn sau khi trông thấy hết thảy những thăng trầm của thế gian.

Nam Phương
Theo Broad Press / The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nếu tâm hồn có nỗi buồn khổ, nó làm sao để than khóc?