Ngày chết thực sự bị nghi ngờ, lịch sử đen tối của Giang Trạch Dân được phơi bày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày chết thực sự của Giang là ngày nào? Ông ta cũng có một người con trai nổi tiếng nữa? Nơi Giang chết ở cạnh Trung lộ Urumqi? 

Sinh tiền Giang Trạch Dân ra nước ngoài và bị các cơ quan liên quan nhắm đến, dẫn đến lịch sử đen tối của ông ta: lẩn trốn ở nông thôn trong nửa năm! Và, rốt cuộc Giang là con của ai?

Thiếu nữ xinh đẹp bị lợi dụng, sự thật khiến người ta phẫn nộ

Năm 2018, Mỹ ra mắt bộ phim "Red Sparrow" (Đặc Vụ Chim Sẻ Đỏ) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của cựu điệp viên CIA Jason Matthews. Tác phẩm này của Matthews, một quan chức cấp cao của CIA, chứa đầy những chi tiết chân thực mà chỉ "người trong cuộc" mới có thể nắm bắt được, nhiều chi tiết trong đó là kinh nghiệm cá nhân thực tế của Matthews trong các hoạt động mật vụ, điều tra chống tình báo, tuyển dụng mật vụ, v.v.. Và Matthews quả là có bề dày kinh nghiệm, trong hơn 33 năm làm CIA, ông đã làm việc chuyên sâu ở Đông Âu, Trung Đông và Đông Á thời Liên Xô cũ, đồng thời là người phụ trách các nhiệm vụ tình báo ở các khu vực liên quan.

Trong bộ phim chuyển thể cùng tên, chúng ta có thể thấy rất nhiều điều, là hình ảnh phản chiếu trải nghiệm thực tế của ông ấy. Nhân vật nữ chính do ngôi sao Hollywood Jennifer Lawrence thủ vai, là trụ cột của một đoàn múa ba lê ở Liên Xô cũ, sau khi cô bị thương, không có nguồn thu nhập, bị cơ quan gián điệp Liên Xô nhắm đến và đưa vào trại huấn luyện nữ điệp viên.

Áp phích bộ phim "Red Sparrow" năm 2018. (Ảnh: wikimedia)

Ở đó, cô và rất nhiều cô gái Liên Xô khác không hề quen biết, bị ép quan hệ tình dục với những nam tù nhân ghê tởm, trước mặt mọi người... Họ được đào tạo để trở nên vô liêm sỉ, hèn hạ và không còn ranh giới cuối cùng, họ có thể làm mọi việc cho chính quyền Đảng Cộng sản ở Liên Xô.

Cốt truyện tương tự thực sự rất giống với ghi chép thực tế trong nhiều tài liệu lịch sử. Ở Liên Xô cũ, có một cô gái tên là Karenina thi trượt học viện khiêu vũ, khi cô ấy chán nản, bí thư chi bộ Đảng Liên Xô của trường đã nói chuyện với cô ấy, nói rằng cô ấy sẽ được giới thiệu vào một trường rất tốt, như một tài năng đặc biệt, và cô ấy sẽ được nhận ngay lập tức. Cô gái trẻ ngây thơ, lại đối mặt với miếng bánh từ trên trời rơi xuống, lại được hiệu trưởng đề nghị, nên cho rằng điều này hẳn rất tốt nên vui vẻ nhận lời. Cô mơ về một tương lai tươi sáng.

Một ngày nọ, một chiếc ô tô đặc biệt đưa cô và ba cô gái xinh đẹp khác, tổng cộng là bốn người, đến một trường đại học nơi họ muốn "học nâng cao", nhưng học gì thì họ không biết rõ. Ngày đầu tiên họ ở lại đó với những câu hỏi hoài nghi, ngày thứ hai hiệu trưởng nhà trường xuất hiện, trong bài phát biểu của mình, hiệu trưởng nói: Khi đảng và tổ quốc cần bạn, bạn sẽ làm gì? Liên Xô cũng thường sử dụng thuật ngữ "đảng và tổ quốc".

Vào ngày thứ ba, Karenina và nhiều tân sinh viên được sắp xếp để xem một bộ phim, và nhiều cô gái sợ hãi chạy ra khỏi phòng. Sau khi phim kết thúc, hiệu trưởng yêu cầu mọi người viết cảm nghĩ, chủ đề là bạn sẽ làm gì khi đảng và tổ quốc cần bạn? Karenina không viết gì cả. Các cô gái khác cũng vậy. Hiệu trưởng dường như biết điều gì đó, và sau đó tẩy não các cô gái bằng hai từ "cách mạng". Vào thời đó, đối với những đứa trẻ lớn lên dưới sự cai trị của ĐCS Liên Xô, từ "cách mạng" dường như có ma tính đặc biệt, và dần dần, nó thực sự có tác dụng.

Hiệu trưởng cũng yêu cầu “tiền bối” của những cô gái trẻ này xuất hiện trước mặt chúng, đeo huy chương danh dự cao quý của người chiến sĩ ĐCS, và kể về quá khứ “phong lưu” của bản thân từng lập công cho đảng. Bị tẩy não và luyện tập ngày này qua ngày khác, những cô gái này dần đánh mất lương tâm, và đã trở thành một công cụ chủ chốt của đảng.

Nói đến đây phải nói đến người đàn ông “diễm phúc với phụ nữ” - Giang Trạch Dân, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến gặp Marx vào ngày 30/11 vừa qua. Sinh thời, ngay cả khi ông ta đến Moscow để đào tạo kỹ thuật, ông ta đã gặp gỡ giao lưu với những đại mỹ nhân ngang tầm minh tinh điện ảnh Hollywood.

Giang ra nước ngoài và bị các cơ quan liên quan nhắm đến, dẫn đến lịch sử lẩn trốn ở ngôi làng hẻo lánh

Người ta nói rằng vào năm 1955, Giang Trạch Dân 29 tuổi, là thành viên của "Nhà máy ô tô đầu tiên Trường Xuân", đã cùng 12 kỹ thuật viên khác đến Moscow để đào tạo.

Từ tháng 4/1955, cho đến mùa xuân năm 1956, gần một năm. Trong khoảng thời gian này, Giang Trạch Dân đã thể hiện hết khả năng chơi đàn và ca hát của mình, rất năng động. Giang trở thành mục tiêu của một cơ quan nổi tiếng của Liên Xô, KGB. Họ cảm thấy rằng một người tích cực như vậy có thể hữu ích cho họ, vì vậy họ bắt đầu điều tra chi tiết về Giang.

Thật trùng hợp, vào cuối cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Trung Quốc, Liên Xô đã xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc và thu giữ nhiều tài liệu bí mật của Nhật Bản. Trong số đó có "Doihara Kenji", một trong những thủ lĩnh của quân xâm lược Nhật Bản, người đã lên kế hoạch cho Sự kiện ngày 18/9 và sau đó được thăng cấp tướng quân đội Nhật Bản. Ông ta cũng là Giám đốc Cơ quan Mật vụ của Quân đội Nhật Bản, một số tài liệu mà ông để lại ở Đông Bắc cũng bị Liên Xô thu giữ.

Doihara Kenji - Giám đốc Cơ quan Mật vụ của Quân đội Nhật Bản. (Ảnh: wikimedia)

Khi điều tra chi tiết về Giang Trạch Dân, các đặc vụ Liên Xô đột nhiên phát hiện ra một điều bất ngờ. Hóa ra cha ruột của Giang Trạch Dân là Giang Thế Tuấn, là kẻ phản bội và đầu hàng chính quyền bù nhìn Uông Tinh Vệ, sau khi đào tẩu theo Uông Tinh Vệ vào tháng 11/1940, ông ta cũng đổi tên thành "Giang Quan Thiên", trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Giang Tô, ông ta phụ trách công tác tuyên truyền chống Trung Quốc của quân đội Nhật Bản.

Là một kẻ phản quốc, Giang Thế Tuấn cũng kỳ vọng vào con trai mình là Giang Trạch Dân sẽ có một "tương lai xán lạn" dưới ách thống trị của quân đội Nhật Bản nên luôn cố gắng tiến cử con trai mình với các quan chức cấp cao của quân đội Nhật Bản. Thật trùng hợp, ông Đinh Mặc Thôn, trợ lý Giám đốc Cơ quan Mật vụ Nhật Bản Doihara Kenji, đã mở “lớp đào tạo cán bộ thanh niên” tại Đại học Nam Kinh do Nhật Bản kiểm soát để đào tạo gián điệp cho chính phủ Uông Tinh Vệ. Khi đó nhờ lai lịch của cha, Giang Trạch Dân đã được tiến cử tham gia vào khóa đào tạo thứ tư.

Trong tháng 06/1942, Hán gian Lý Sỹ Quần Bộ trưởng Bộ Cảnh chính kiêm Giám đốc Tổng bộ Đặc vụ chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ đã gặp Giang Trạch Dân tại lớp đào tạo cán bộ thứ tư, và chụp ảnh chung. Nhưng có lẽ ông ta không ngờ rằng 15 năm sau, bức ảnh và hồ sơ thời học sinh lại cho con trai ông cơ hội phục vụ Liên Xô, trở thành “kẻ phản bội” ​​thứ hai dưới danh nghĩa “hai kẻ phản bội, hai điều dối trá”.

Đúng như tên gọi, "hai kẻ phản bội" ám chỉ Giang và cha ruột của ông ta là Giang Thế Tuấn, cả hai đều là những kẻ phản bội làm việc cho Nhật Bản. Sau đó Giang còn trở thành kẻ phản bội và là đặc vụ cho Nga. Điều đầu tiên trong "hai điều dối trá" đề cập đến việc Giang tuyên bố sai rằng ông ta là đảng viên ngầm của ĐCSTQ trước năm 1949, và điều dối trá khác là Giang mạo nhận làm "con nuôi" của Giang Thượng Thanh.

Giang Thượng Thanh. (Ảnh: wikimedia)

Giang Thượng Thanh chỉ hơn Giang Trạch Dân 10 tuổi. Cha của Giang Trạch Dân, Giang Thế Tuấn, là anh cả trong số anh em trong gia đình. Giang Thượng Thanh là con thứ sáu, tên gốc là Giang Thế Hầu, sinh năm 1911, gia nhập ĐCSTQ năm 1929, qua đời tháng 8/1939 khi bị quân Nhật và ngụy quân địa phương tấn công và trở thành liệt sĩ của ĐCSTQ. Sau đó Giang Trạch Dân khai rằng mình là con nuôi của Giang Thượng Thanh, được Giang Thượng Thanh nhận nuôi khi còn nhỏ. Và nghiễm nhiên trở thành “con liệt sĩ”, tuy nhiên, kiểu lập luận này thật khó thuyết phục. Có thể nói, quỹ đạo hoạt động tích cực của Giang dưới chế độ bù nhìn Nhật Bản thời trẻ không thể tách rời khỏi sự sắp đặt của cha ông ta là Giang Thế Tuấn.

Đặc biệt, sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 9/1945, chính quyền bù nhìn Uông Tinh Vệ cũng bị lật đổ, Giang Thế Tuấn và con trai Giang Trạch Dân bị Chính phủ Quốc dân truy nã.

Vào thời điểm đó, vì chính phủ quốc gia muốn điều tra, Giang và cha là Giang Quan Thiên, cả hai đã chọn "tẩu vi thượng sách" và chạy đến vùng quê hẻo lánh để lánh nạn.

Vào thời điểm đó, không có giám sát dữ liệu lớn, không có hệ thống đăng ký hộ khẩu nghiêm ngặt của ĐCS và không có phương tiện truyền thông xã hội để mọi người có thể biết chuyện gì đã xảy ra. Vì vậy, khi nhóm Giang Trạch Dân chạy đến những ngôi làng xa xôi thì rất khó tìm ra. Giang Trạch Dân đã trốn ở một nơi gọi là "Miên Hoa Bình" ở huyện Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, nơi ông ta ẩn náu trong khoảng nửa năm.

Rốt cuộc Giang Trạch Dân là con của ai?

Vào năm 1940, khi Giang Trạch Dân 14, 15 tuổi, ông ta đã đến "lớp huấn luyện thanh niên" của quân đội Nhật Bản. Ông ta và cha mình đều muốn làm việc cho Nhật Bản, vì sao không lập tức gửi Giang cho ĐCS. Năm 1945, Chính phủ Quốc dân bắt gián điệp, nếu Giang Trạch Dân "thanh bạch" thì tại sao ông ta lại trốn đến nông thôn?

Hơn nữa, trong xã hội Trung Quốc trước đây, ý thức lễ giáo truyền thống rất mạnh mẽ, nhận con nuôi là một việc trọng đại. Trước hết, con trai cả và cháu trai không thể được nhận làm con nuôi. Giang Thế Tuấn là con trai cả, và Giang Trạch Dân là con trai cả của Giang Thế Tuấn, đúng ra không được Giang Thượng Thanh nhận làm con nuôi. Ngoài ra, những người lớn tuổi trong gia đình phải có mặt và làm lễ “chứng kiến” thì mới được coi là con nuôi, còn phải có giấy chứng nhận của chính quyền cấp. Trong khi Giang Trạch Dân thì không có những thứ này.

Điều đáng phẫn nộ nhất là Giang Thượng Thanh đã đi theo "Hồng quân Chu Mao", những người bị coi là lưu manh. Và Giang Thế Tuấn không chỉ là con trai cả của gia đình Giang, một gia đình lớn ở Dương Châu, mà còn là một quan chức cấp cao của chính quyền Uông Tinh Vệ. Với điều kiện này, tại sao ông ta lại đưa con mình làm “con nuôi” của kẻ lưu manh thời đó? Điều này không phù hợp với kỳ vọng của Giang Thế Tuấn đối với sự phát triển của Giang Trạch Dân dưới chế độ bù nhìn Nhật Bản. Vì vậy, việc Giang là con nuôi của Giang Thượng Thanh được coi là điều "vô lý".

Bộ dạng Giang ra sao khi gặp đại mỹ nhân ở nước ngoài? Mỹ nhân biết ông ta quá rõ

Năm 1955 tại Moscow, KGB phát hiện ra hồ sơ phản bội của Giang Trạch Dân, đã từng làm Hán gian cho Nhật Bản, điều này giống như nhặt được một kho báu.

Bây giờ có hai bức ảnh về Clava trên Internet. Một là người đẹp khuynh nước khuynh thành, với khí chất phi thường, mang phong thái của ngôi sao điện ảnh Hollywood Angelina Jolie khi còn trẻ. Nhưng sau khi kiểm tra cẩn thận và phát hiện ra rằng người này thực sự không phải là "Clava", mà là một ngôi sao ca múa nhạc người Anh tên là Christine Keeler, ‘nữ anh hùng’ của một vụ bê bối chính trị có thật ở Anh năm 1963.

Christine Keeler (trái) ra tòa vào tháng 9/1963. (Ảnh: wikimedia)

Còn một bức ảnh khác, người phụ nữ này chụp ảnh với Giang, nên Clava có độ tin cậy cao hơn. Mặc dù vẫn còn một khoảng cách về ngoại hình so với cô gái nêu trên, nhưng với tư cách là một cô gái Liên Xô với chiếc mũi cao, đôi mắt sâu và mái tóc hoe, cũng đủ để khiến Giang phải tơ tưởng. Khi đó, Giang và vợ Vương Dã Bình mới kết hôn được 4 năm, nhưng so với "Chim Sẻ Đỏ" được huấn luyện đặc biệt trước mặt, thì không thể sánh bằng.

Giang và Clava. (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi Giang trúng kế, Clava bất ngờ đề cập đến tên “Lý Sỹ Quần” là cấp trên thời Giang Trạch Dân là đặc vụ cho Nhật Bản, khiến Giang vô cùng kinh hoàng. Dưới ép buộc và dụ dỗ, cuối cùng Giang trở thành đặc vụ của Cục Viễn Đông Liên Xô, chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo về Trung Quốc, còn phía Liên Xô cũng đồng ý giúp ông Giang Trạch Dân che giấu thân phận.

Giang Trạch Dân - phiên bản ‘Không yêu nước mà yêu mỹ nhân’, chuyện phong lưu để tiếng xấu muôn đời

Sau năm 1989, Giang Trạch Dân đạt đến đỉnh cao quyền lực trong ĐCSTQ. Năm 1991, ông ta còn sang Liên Xô trước khi nó tan rã, thăm lại nhà máy sản xuất ô tô của Liên Xô, nơi ông ta từng thực tập.

Vào tháng 4/2004, tạp chí “Open” của Hồng Kông đưa tin rằng phía Liên Xô đã cố tình sắp xếp cho Clava xuất hiện trở lại, với tư cách là người yêu cũ của năm đó, mục đích chính của sự xuất hiện của Clava không phải để khơi lại niềm đam mê ban đầu của Giang, mà để nhắc nhở Giang Trạch Dân rằng: “đừng quên cội nguồn của mình”, cũng đừng quên “tình bạn” với KGB.

Lúc này, các phương tiện truyền thông Liên Xô cũng đưa tin rằng "người tình" Clava của Giang đang ở Moscow vào thời điểm ấy, và tình tiết trong câu chuyện này không chỉ dừng lại ở hai từ đó.

Vào ngày 9/12/1999, khi ĐCSTQ cầm quyền được 50 năm và thực hiện ‘cải cách và mở cửa’ trong 21 năm, tự hào rằng Trung Quốc ‘đứng lên’ và ‘làm giàu’, Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Yeltsin đã ký kết "Nghị định thư tường thuật về hai ranh giới quốc gia giữa Trung Quốc và Nga" tại Bắc Kinh. Nội dung hoàn toàn công nhận các hiệp ước bất bình đẳng như Hiệp ước Aigun và Hiệp ước Bắc Kinh do Nga Sa hoàng ký bằng cách ép buộc chính quyền cuối nhà Thanh tham nhũng và bất tài phải trao vô điều kiện cho Nga lãnh thổ rộng hơn 1 triệu km vuông phía đông bắc Trung Quốc.

Khu Đường Nỗ Ô Lương Hải (hơn 170.000 km vuông) do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Stalin sáp nhập vào năm 1944 cũng được Giang Trạch Dân trao cho Nga vô điều kiện.

Vào tháng 10/2002, Giang Trạch Dân quyết định ‘phân chia bình đẳng’ đảo Hắc Hạt Tử với Nga, đã trao vô điều kiện cho Nga một nửa đảo Hắc Hạt Tử ở Trung Quốc mà Stalin đã đưa quân đến chiếm đóng vào năm 1929.

Giang Trạch Dân cũng đã ký các hiệp định biên giới với Tajikistan và các nước khác để trao vô điều kiện hơn 500.000 km vuông lãnh thổ ở tây bắc Trung Quốc do Nga hoàng chiếm đóng cho các nước Trung Á này.

Giang Trạch Dân đã bán hơn 1,7 triệu km vuông lãnh thổ Trung Quốc, gấp 40 lần Đài Loan.

Năm 2002, trong chuyến thăm Mỹ của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, một chiếc xe ghi rõ dòng chữ “Giang Trạch Dân bán nước” chạy sát theo. (Hình ảnh từ internet/ qua Trithucvn)

Loại người vô lương tâm này sẽ làm bất cứ điều gì vì lợi ích cá nhân của mình. Một số cư dân mạng cười và nói, không biết lão Giang đã thay đổi “bộ phận” của mình bao nhiêu lần kể từ khi ông ta sống đến năm nay. Vài năm trước, các nhà khoa học của ĐCSTQ đã tiến hành thí nghiệm tráo đổi não, nghĩa là chỉ giữ lại đầu của một con khỉ và thay thế nó bằng những con vật khác. Sau khi thí nghiệm được tiết lộ, đã có rất nhiều sự lên án trong và ngoài nước. Vào thời điểm đó, một số người nói rằng thí nghiệm này được thực hiện để "kéo dài tuổi thọ của lão Giang", lấy đầu não của con cóc hoán lên cơ thể người khỏe mạnh. Bây giờ có vẻ như thí nghiệm đã không thành công.

Ngày chết thực sự của Giang, ông ta cũng có một con trai nổi tiếng

Theo tin tức do cựu nhà báo Trung Quốc Triệu Lan Kiện gửi đến, Giang Trạch Dân thực sự đã qua đời vào ngày 16/11 năm nay, tại Bệnh viện Hoa Đông Trung Quốc Thượng Hải, trùng hợp là, chưa đầy nửa tháng sau, nơi này bắt đầu “Phong trào Giấy trắng”, và cuộc biểu tình "Trung lộ Urumqi" diễn ra rất gần, ngay bên cạnh.

Còn gia đình Giang, đặc biệt là cháu trai của ông ta, lần lượt từ nước ngoài trở về Trung Quốc, họ rất bức xúc khi chính quyền hiện tại vẫn tiếp tục "đặt nội khí quản" cho "xác chết của Giang" tại Bệnh viện Hoa Đông. Vì Giang đã chết từ lâu, nên ngày 30/11 rất đáng ngờ, sau đó chính quyền đã hủy bỏ lễ tiễn biệt thi thể, góp phần khiến tuyên bố này rất đáng tin cậy.

Chuyện tình của Giang ở nước ngoài, ở trong nước gây giống "Tống Giang", chính là câu nói trêu của dân mạng, con trai Tống Tổ Anh gọi là "Tống Giang".

Tổ chế tác: Tin tức Phách án kinh kỳ

Tác giả: Lý Hạo - The Epoch Times

Cao Nguyên biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Ngày chết thực sự bị nghi ngờ, lịch sử đen tối của Giang Trạch Dân được phơi bày