Nghệ thuật lễ nghi bị quên lãng: Hàm chứa hành vi trí tuệ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lễ nghi có trí tuệ thần thánh của nó. Lễ nghi là một loại hình thức nghệ thuật văn minh xuyên suốt các nền văn hóa và các thời đại, tạo phúc cho người thực thành theo lễ nghi.

Nếu thực hành được lễ nghi, có thể phòng ngừa chúng ta đi chệch, tránh trở thành một người ngu dốt và thô lỗ. Đồng thời, đưa ý thức chúng ta tiếp cận với lĩnh vực bên ngoài thế giới vật chất.

Ban đầu, lễ nghi phản ánh quy phạm hành vi phù hợp. Tuy nhiên, từ bản chất mà nói, việc này liên quan tự nhận thức. Khi ở một mình hoặc ở cùng người khác phương thức hành sự có tôn nghiêm như thế nào. Trong giao lưu chúng ta thể hiện thiện ý, nho nhã và chú ý đến tất cả các chi tiết nhỏ, bao gồm cả việc tôn trọng không gian sinh sống của chúng ta.

Thảo nào trong lịch sử, người coi trọng văn minh lễ nghi được ghi nhớ như những anh hùng chân chính. Tuy nhiên, về phương diện lễ nghi và lễ tiết, các nhà lãnh đạo vĩ đại đã dựng lập nên tấm gương rất tốt, đối sinh ra ảnh hưởng tích cực với lễ nghi của chúng ta, nhưng cũng có nhà lãnh đạo gây ra ấn tượng rất xấu.

Chẳng hạn, những công thần khai quốc của Hoa Kỳ rất chú trọng đến đạo đức và lễ nghi. Điều này trái ngược với nền văn hóa suy đồi hiện nay, được thúc đẩy bởi một số hệ tư tưởng chống loài người như xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.


(Hình minh họa - irina_angelic / Shutterstock)

Xu hướng văn hóa không văn minh

Từ lịch sự mà nhìn, lễ nghi hoặc thiếu lễ nghi, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa truyền thống của chúng ta. Thật không may, vì để theo đuổi chủ nghĩa thời thượng hoặc phái hiện đại, nên hầu như không mấy người hiểu lễ nghi mà tổ tiên chúng ta đã đề xướng và thực hành.

Nhiều thông tin không lành mạnh đã len lỏi vào trong xã hội tự do, và lễ nghi đã bị thay bằng sự thô lỗ và hành vi khiếm nhã. Những người mù quáng chạy theo phong trào đã quên mất lịch sử và bài học giáo huấn của lịch sử. Chúng ta có thể hỏi, lễ nghi tốt đẹp đã đi đâu mất rồi?

Ví dụ, khi chúng ta giao lưu chuyện trò, thường nói mãi mà không đặt điện thoại xuống. Hoặc khi chúng ta vội vàng đi qua hành lang phòng làm việc, đã bỏ qua việc mở lời chào hỏi đồng nghiệp. Chúng ta thường không chào nhau một cách thân mật trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Ngày nay còn có vấn đề là những phụ nữ đã ‘giải phóng’ ấy, nếu một người đàn ông mở cửa giúp cô ấy, đối mặt với vấn đề này, chưa biết chừng cô ấy có thể cảm thấy bị xúc phạm. Những ví dụ này có khá nhiều.


(Hình minh họa - sirtravelalot / Shutterstock)

Công nghệ đang tiến bộ. Vậy mà tại sao chúng ta lại trở nên thiếu văn minh ở thời đại văn minh, so với ngày xưa, thì hiện nay chúng ta thông qua công nghệ, có thể liên lạc mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên chúng ta ngày càng nhận được nỗi dằn vặt lo âu về xã hội. Một thế kỷ qua, chúng ta đã đạt được càng nhiều tiến bộ, thì chúng ta lại mất đi càng nhiều sự hiểu biết về vẻ đẹp của lễ nghi. Điều này chẳng phải là mỉa mai đó sao?

Một số lượng lớn các phong trào phản văn hóa, theo phương thức tương tư này, không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới, đều có thái độ lễ nghi không tốt. Ví dụ, lạm dụng ma túy làm con người mất đi phúc lành, mang lại sự hỗn loạn và tàn phá cho những người có liên quan.

Chính phủ đang cố gắng thông qua các trại an toàn và các trung tâm cai nghiện cho những người có đủ khả năng, điều này đã giải quyết vấn đề người nghiện thuốc phiện về bề ngoài. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không có gia đình để quay về. Về phương diện này, các gia đình tan vỡ vẫn tiếp diễn, vì các vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải quyết.

Tại sao không dạy các nguyên tắc văn minh mà vị tổng thống George Washington đã tuân theo, hoặc quy tắc trách nhiệm lễ nghi được nhà triết học Trung Quốc cổ đại Khổng Tử đề xướng, lấy lễ nghi kết hợp với việc sùng kính quyền lực cao thượng tốt đẹp hơn.

Người có tín ngưỡng và người phản Thần

Khổng Tử cho rằng, kết bạn cần phải là người chính trực, trung thực giữ chữ tín, và kiến ​​thức uyên bác, trong đó nhân phẩm là quan trọng nhất.
Khổng Tử khuyến khích tự giác quản lý bản thân. (Phạm vi công cộng)

Nhà triết học cổ đại Trung Quốc Khổng Tử cho rằng, con người cần hài hòa môi trường xung quanh. Ông khuyến khích mọi người phải tự giác chịu trách nhiệm. Trách nhiệm là một chủ đề quan trọng trong giáo huấn của ông về tự giác quản lý bản thân.

Khổng Tử khuyến khích lấy lễ quản lý bản thân trước, từ đó tạo ra một trật tự hòa bình và hài hòa trong thế giới của mỗi người. Dùng tâm thiện lương tu dưỡng cảnh giới bên trong, thì sẽ dẫn đến nội tâm bình hòa và ngoại cảnh yên bình.

Tổng thống George Washington xem trọng đạo đức

George Washington, người cha sáng lập Hoa Kỳ, đã sao chép “110 quy tắc lễ nghi xã giao” vào những năm còn trẻ.

George Washington đã viết những quy tắc lễ nghi này trong bài tập của mình khi còn là một thiếu niên. Ông biết được những trí tuệ thần thánh ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai từ một bộ quy tắc do Dòng Tên Pháp viết vào năm 1595. Một số lễ nghi mà Washington tuân theo bao gồm: tôn trọng người khác, trung thực, ăn mặc chỉnh tề và thể hiện một phẩm chất tốt, không đắm chìm vào những lời đồn đại, hoặc có những hành vi hiếu chiến, học hỏi những người có đạo đức và trí huệ.

Washington đã tuân theo các nguyên tắc này để giáo huấn thế hệ sau, nguyên tắc lễ nghi phải thông qua thực tiễn bồi dưỡng bản thân và được người khác tôn trọng. Tránh để tinh lực một người rơi vào vòng luẩn quẩn, chỉ có cách là ở một môi trường hài hòa giúp đỡ lẫn nhau mới mang đến phúc lành to lớn.


Washington (Phạm vi công cộng)

Mao Trạch Đông đề xướng văn hóa đấu tranh

Các nhà lãnh đạo không quan tâm hoặc xem xét các lễ nghi thích hợp, thì sẽ xảy ra tác dụng ngược lại, gây ra nhiều đau khổ cho người dân của họ và thế giới.

Trong lịch sử nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông đã hoàn thành phong trào phản Thần, ông đã từ bỏ các lễ nghi truyền thống và thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản bạo lực. Dưới sự cai trị của mình, ông đã gây ra cuộc Cách mạng Văn hóa và nhiều sự tàn phá sau đó, chẳng hạn như kích động cuộc đấu tranh và không khoan dung với truyền thống, đã tạo ra một nạn đói lớn nhất ở khắp Trung Quốc.

Sau khi chịu khuất phục trước sự cai trị của ông ta, người dân Trung Quốc đã bị bức hại từ bỏ đi tư tưởng chính thống đã bám rễ sâu vào tín ngưỡng, để tôn sùng cái gọi là lãnh đạo Đảng Cộng sản là cứu thế chủ của nhân loại, và theo đuổi cái gọi là thiên đường nhân gian.

Kết quả là, văn hóa đạo đức và lễ nghi dần bị thay thành những hành vi gian dối xảo quyệt, đây là hành vi che đậy động cơ ích kỷ của một người.


Những bức tượng Phật bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ (1966-1976). (Pat B / CC BY-SA 2.0)

Trí tuệ thần thánh của lễ nghi

Mỗi hành động, dù nhỏ đến đâu, chỉ cần thể hiện ra thiện lương, nho nhã, phong độ, vô tư, thì có thể kết nối chúng ta với trí tuệ thần thánh. Nếu chúng ta lấy cuộc sống bản thân tưởng tượng thành 1 bức tranh sơn dầu hào hùng, để thực hiện nghệ thuật lễ nghi, để mỗi một khoảnh khắc đều có ý nghĩa, như vậy thể nghiệm được nhiều mặt sâu sắc.

Một người có hành vi nho nhã, biết quan tâm, và văn minh, là biểu hiện của lễ nghi tốt đẹp, nó có khả năng cải biến cuộc sống chúng ta. Nếu trong hành vi chúng ra thực hành giá trị lễ nghi truyền thống, như vậy thế giới chúng ta càng thêm tốt đẹp hơn. Điều này, có thể giúp giảm đáng kể những cảm xúc tiêu cực và tác dụng phụ của việc tương tác giao lưu với nhau ngày nay

Nếu chúng ta nhìn lại quá khứ, quả thật đã có những người có mỹ đức đã phấn đấu vì văn minh, chính nghĩa, mỹ lệ, hòa bình. Quá khứ đã để lại cho chúng ta những tấm gương lễ nghi đáng chú ý. Những hình mẫu lễ nghi này đến từ trí huệ thần thánh trong giáo lý, và nghệ thuật, vũ điệu và văn hóa của phương Đông và phương Tây.

Trong năm mới này, hãy suy nghĩ học lịch sự, hoặc dành thời gian trò chuyện chân thành với ông bà, hoặc những người thông thái xung quanh bạn, hãy ở bên những trí tuệ này. Đừng quên con cái trong gia đình bạn, hãy làm tấm gương và bồi dưỡng cho trẻ vẻ đẹp của cử chỉ và văn minh, đó là một khởi đầu tuyệt vời.

Thuần Chân
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Nghệ thuật lễ nghi bị quên lãng: Hàm chứa hành vi trí tuệ