Nghiên cứu của ĐH Harvard: 3 cơ hội để trẻ phát triển trí thông minh trong đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các bậc cha mẹ cho rằng chỉ số IQ là đã được định sẵn khi con người sinh ra, đầu tư tài chính và năng lực cũng chỉ vô ích, liệu nó có thực sự đúng như vậy?

Trong môi trường xã hội hiện đại vô cùng phức tạp và ngày càng chú trọng vào tri thức, nhiều bậc cha mẹ cố gắng hết sức để con có những nền tảng tốt nhất có thể, họ dành nhiều tâm sức và tài chính để bồi dưỡng cho con cái, mục đích là làm cho trẻ em thông minh hơn và ưu tú hơn.

Một số cha mẹ không hoàn toàn tin vào “sự can thiệp trong giai đoạn lớn lên sau này”. Họ cho rằng chỉ số IQ là đã được định sẵn khi con người sinh ra, đầu tư tài chính và năng lực cũng chỉ vô ích, liệu nó có thực sự đúng như vậy?

Ông Richard, một chuyên gia tâm lý hành vi người Mỹ và là giáo sư tại Đại học Harvard, đã nghiên cứu về hành vi của trẻ em và phát hiện ra rằng, sự lớn lên và phát triển của trẻ có những quy luật riêng. Trong giai đoạn trí não của trẻ phát triển nhanh chóng, phụ huynh có thể hướng dẫn và rèn luyện một cách phù hợp cho trẻ, nhờ đó trẻ có thể nâng cao được chỉ số IQ. Trong cuộc đời của một đứa trẻ, có ba giai đoạn não bộ phát triển nhanh chóng như vậy, và chúng đều là trước khi học trung học cơ sở. Hãy nắm bắt cơ hội để đạt cải thiện chỉ số IQ.

Ba cơ hội đó được phân ra các giai đoạn nào?

Giai đoạn đầu tiên: trẻ từ 0-3 tuổi

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về cơ thể con người, khi con người vừa mới sinh ra thì tỷ trọng não bộ chỉ bằng 1/4 so với người lớn, khi trẻ phát triển đến năm 3 tuổi thì trọng lượng của não bộ đã rất gần với của một người lớn.

Giai đoạn đầu từ 0 tới 3 tuổi: tốc độ não bộ phát triển toàn diện rất nhanh (Ảnh: pixabay)
Giai đoạn đầu từ 0 tới 3 tuổi: tốc độ não bộ phát triển toàn diện rất nhanh (Ảnh: pixabay)

Do đó, trong giai đoạn đầu, các nơ-ron trong não sẽ được kết nối với tốc độ cao, tốc độ có thể lên tới 700 đến 1.000 / giây, các nơ-ron liên kết càng nhanh thì chỉ số IQ của trẻ càng cao. Và tốc độ liên kết của nơ-ron không thể tách rời sự kích thích của môi trường bên ngoài.

Giai đoạn thứ 2: trẻ từ 3-6 tuổi

Khi trẻ bước sang giai đoạn phát triển trí não lần thứ 2, tốc độ phát triển toàn diện của não bộ trong giai đoạn này đã bắt đầu chậm lại tương đối so với giai đoạn thứ 1. Ở giai đoạn này, tốc độ phát triển chính của não sẽ tập trung ở phần não phải. Ai cũng biết não bộ được chia làm hai phần, bên trái và bên phải, hai phần này cần phải hợp tác và phối hợp với nhau để làm việc và hoạt động, chỉ khi hai phần này đạt được giá trị cân bằng tốt nhất thì mới đảm bảo chỉ số IQ của trẻ mới đạt mức cao nhất.

Trong giai đoạn phát triển não bộ thứ hai, não phải phát triển nhanh hơn não trái, lúc này tốc độ phát triển của não trái sẽ chậm lại. Khi này cha mẹ cần cho trẻ vận động và thúc đẩy trẻ phù hợp trong giai đoạn này để kích thích sự phát triển cân bằng của não trái và não phải. Trong quá trình phát triển của não phải, chức năng điều khiển của nửa não phải cần được phát huy hết, nếu không sẽ làm chậm quá trình phát triển trí tuệ của trẻ và dễ khiến trẻ trượt xuống mức tầm thường.

Giai đoạn thứ 3: trẻ từ 8 - 10 tuổi

Trong nghiên cứu khoa học cơ thể người, người ta thấy rằng não bộ của con người không ngừng phát triển. Nhưng trước 10 tuổi là phân chia bước ngoặt. Sau 10 năm đầu đời, trạng thái phát triển của não bộ sẽ hoàn toàn khác trước, tốc độ phát triển trở nên rất chậm, thậm chí có thể tiến vào trạng thái trì trệ. Từ tám đến mười tuổi cũng là cơ hội cuối cùng để trẻ nâng cao trí thông minh, nếu không có sự hướng dẫn đúng đắn tương ứng trong giai đoạn này thì về cơ bản, trẻ không thể có bước nhảy vọt về trí tuệ trong tương lai.

Từ tám đến mười tuổi cũng là cơ hội cuối cùng để trẻ nâng cao trí thông minh, nếu không có sự hướng dẫn đúng đắn tương ứng trong giai đoạn này thì về cơ bản trẻ không thể có bước nhảy vọt về trí tuệ trong tương lai (Ảnh: pixabay)
Từ tám đến mười tuổi cũng là cơ hội cuối cùng để trẻ nâng cao trí thông minh, nếu không có sự hướng dẫn đúng đắn tương ứng trong giai đoạn này thì về cơ bản trẻ không thể có bước nhảy vọt về trí tuệ trong tương lai (Ảnh: pixabay)

Sau khi hiểu rõ về ba giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ, làm thế nào để nắm bắt ba cơ hội này và làm tốt việc nuôi dạy trẻ?

Giai đoạn 1: Dựa chủ yếu vào các trò chơi

Trò chơi là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong thời thơ ấu của con người, ở giai đoạn này, trò chơi cũng là phương thức giao tiếp quan trọng nhất giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có thể tiến hành phát triển sơ bộ não bộ của trẻ thông qua các trò chơi khác nhau mỗi ngày. Cha mẹ nên lưu ý không chỉ tập trung vào trò chơi đơn thuần mà cần thông qua trò chơi để kích thích thị giác, xúc giác, thính giác và khứu giác của trẻ, để trẻ có thể học hỏi và có kiến thức, thúc đẩy tốt hơn sự phát triển của não.

Giai đoạn thứ hai: Bồi dưỡng phát triển toàn diện khả năng

Thời kỳ này là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển cân đối của não trái và não phải, đồng thời cũng là thời kỳ tốt nhất để định hướng khả năng toàn diện của trẻ. Não trái và phải của con người kiểm soát các khả năng khác nhau, bao gồm trí tưởng tượng nghệ thuật, logic toán học, khái niệm không gian, khả năng phân tích và khả năng phán đoán...

Do đó, việc trau dồi khả năng toàn diện có thể thúc đẩy sự phối hợp của não trái và phải. Trong thời điểm này, học một số kiến ​​thức nhập môn về ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa... đối với trẻ có thể nhanh chóng nâng cao trí tưởng tượng không gian của trẻ, khả năng học tập cơ bản của ngôn ngữ và logic toán học.

Giai đoạn thứ ba: Phát triển phương thức tư duy

Theo kết luận nghiên cứu của các nhà tâm lý học và hành vi học, hầu hết những đứa trẻ có chỉ số IQ cao khác với người bình thường chủ yếu ở cách thức tư duy. Trong giai đoạn hoàn thiện trí thông minh lần thứ ba của trẻ, việc thiết lập một chế độ tư duy tốt cho trẻ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng và giúp ích cho việc học chính thức của trẻ sau này.

Việc thiết lập một chế độ tư duy tốt cho trẻ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng và giúp ích cho việc học tập của trẻ sau này (Ảnh: pixabay)
Việc thiết lập một chế độ tư duy tốt cho trẻ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng và giúp ích cho việc học tập của trẻ sau này (Ảnh: pixabay)

Tổng kết:

Chỉ số thông minh của trẻ cao hay thấp sẽ có ảnh hưởng liên tục suốt cuộc đời của trẻ. Trẻ có thể thông minh, nhanh nhạy, với chỉ số thông minh nhạy bén, trẻ có thể đi trên đường đời thuận lợi, đó là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ đều mong đợi. Một trong những nền tảng của sự thành công là trí thông minh của con người, nhưng điều này không thể tách rời sự bồi đắp hết lòng của cha mẹ. Ngoài việc chăm sóc từ những nhu cầu cơ bả như ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục vỡ lòng chính là bài học mà các bậc cha mẹ nên nghiêm túc làm tốt. Nắm chắc ba giai đoạn quan trọng của sự phát triển IQ của trẻ, và đào tạo, dẫn dắt đầy đủ cho trẻ sẽ giúp trẻ trở nên thông minh và lanh lợi hơn!

Minh An
Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu của ĐH Harvard: 3 cơ hội để trẻ phát triển trí thông minh trong đời