Ngồi giếng ngắm trời: Cách người xưa quan sát thiên tượng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyện người xưa thông qua thị giác cục bộ để quan sát thiên văn đều được ghi chép lại. Người xưa quan sát các hiện tượng thiên văn bí truyền bằng cách ngồi trên giếng, xem bóng mặt trời, vậy nên có điển cố: “tọa tỉnh quan thiên" (ngồi giếng ngắm trời)

Lý giải điển cố: Ngồi giếng ngắm trời - Người xưa quan sát thiên tượng

Nói đến câu “ngồi giếng ngắm trời" người ta sẽ nghĩ ngay đến câu chuyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử, không biết được biển rộng bao la, trời đất rộng lớn mà dương dương tự đắc. Hiện tại nó được dùng để nói về những người tự cao tự đại, luôn cho rằng mình là đúng. Kỳ thực câu ngồi giếng ngắm trời còn có một truyền thuyết nữa, đó là câu chuyện về người cổ đại quan sát thiên văn học.

Thời cổ đại có một người thuộc nước Kỷ, ban ngày xem ngắm gió mây, ban đêm quan sát bầu trời cùng các vì tinh tú không ngừng nghỉ. Một đêm mùa đông nọ, khi người này đi vào trong hầm để hái rau, đúng vào khoảnh khắc ông trèo ra khỏi hầm, ông ngước đầu nhìn lên trời thấy các vì tinh tú được chia thành những vòng tròn cố định, đường kính xấp xỉ miệng hầm. Vậy nên ông ấy đào một giếng ở nơi đất cao và căn cứ theo độ nông sâu của giếng (giống như điều chỉnh độ dài của ống thẳng của kính viễn vọng) chia bầu trời thành các khu vực có kích thước lớn nhỏ khác nhau, bởi vì khoanh thành từng vùng nhỏ trọng tâm nên nhìn thấy các vì tinh tú càng rõ ràng hơn. Ông thường ngồi trên miệng giếng để theo dõi quan trắc thiên thượng, nắm chắc quy luật biến hoá bốn mùa trong một năm của các vì sao. Câu chuyện của ông được người đời sau lưu truyền rộng rãi, người đời sau chê cười người nước Kỷ này ngồi giếng ngắm trời đến độ đôi mắt bị cận thị, mà không biết rằng ông ngồi giếng là để quan sát quan trắc thiên tượng.

Khuê biểu - Đài quan sát thiên tượng cổ đại ở Bắc Kinh (Miền công cộng)
Khuê biểu - Đài quan sát thiên tượng cổ đại ở Bắc Kinh. (Miền công cộng)

Người xưa thông qua thị giác cục bộ để quan sát thiên văn và đều có ghi chép lại. Hơn 3000 năm trước, Chu Công Cơ Đán tại Dương thành (nay là khu Đặng Phong phía đông nam trấn Cáo Thành, Hà Nam) đã lập nên đài Chu Công đo bóng mặt trời, dùng một loại dụng cụ gọi là “khuê biểu". Biểu là một cột đá dựng thẳng và khuê là bàn tọa độ nối liền với biểu, bóng mặt trời chiếu lên biểu đổ bóng xuống khuê. Lợi dụng bàn tọa độ khuê để quan trắc bóng mặt trời thì có thể trắc định chính xác ngày đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân, trắc định được được độ dài của năm dương lịch, xác định được bốn mùa và chế định ra lịch pháp. Khi nhà Chu phân phong các nước chư hầu, Chu Công dựa vào độ dài của bóng mặt trời ở những ngày hạ chí ở mỗi nơi để xác định ra “địa giới đất phong của từng nước chư hầu".

Thậm chí còn sớm hơn, cách đây 4.700 năm ở di tích Đài quan sát thiên tượng và tế tự chùa Đào có 13 cây cột và 12 khe quan sát. Từ khe quan sát thứ hai có thể quan sát thấy mặt trời mọc thì đó là ngày đông chí, từ khe quan sát thứ bảy có thể thấy mặt trời mọc thì đó là ngày xuân phân và thu phân, từ khe quan sát thứ mười hai có thể thấy mặt trời mọc thì đó là ngày hạ chí... 12 lần khe quan sát giúp người xưa có thể làm chủ được quy luật biến hoá của 24 tiết khí.

Lão Tử đã nói: Đồ nan ư kì dị, vi đại ư kì tế(Mưu tính việc khó từ những việc dễ, làm những việc lớn từ những việc nhỏ). Người xưa quan sát các hiện tượng thiên văn sâu xa huyền bí bằng các phương pháp đơn giản như ngồi trên giếng, xem bóng mặt trời, quan sát mặt trời mọc qua các khe hở, bằng cách dùng cái nhỏ quan sát cái lớn, một chiếc lá rụng là biết mùa thu đến. Khí hậu cùng những thay đổi thiên tượng đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người xưa. Người xưa rất coi trọng việc quan sát thiên văn, nhằm đưa cuộc sống của con người tiến gần hơn với thiên đạo, thiên ý. Hán tự chữ "Người" (人) cung kính đứng cạnh chiếc bàn tọa độ đo bóng mặt trời "Khuê" (圭), đó chính là chữ "Giai" (佳 - tốt đẹp), biểu thị người quan trắc thiên văn. Đó cũng chính là chữ "Tiến" ( ) gồm bộ xước (bước đi) và chữ Giai (tốt đẹp), biểu thị sự tiến bộ của xã hội nhân loại, càng ngày càng bước tới tốt đẹp.

Anh Kỳ
Theo: Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Ngồi giếng ngắm trời: Cách người xưa quan sát thiên tượng