Người có trí tuệ sẽ không hỏi ba điều này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thiên hạ vốn vô sự, chỉ có con người tự khuấy rối, tự chuốc lấy ưu phiền. Có nhiều thứ không cần hỏi, tự nhiên là hiểu được.

Trên đời này, rất nhiều phiền não của con người đều bắt nguồn từ lòng dạ của chính mình. Nếu như trái tim lớn, thì sự tình sẽ nhỏ, nếu trái tim nhỏ, sự tình sẽ lớn.

Người có trí tuệ hiểu được đạo lý này, cho nên có thể làm được "ba điều không hỏi".

1. Không hỏi quá khứ

Trời đông giá rét đang đến, tất cả hoa cỏ cây cối trong sân đều héo úa, tiểu đồ đệ trông thấy lá rụng đầy đất, sinh lòng sầu bi.

Trông thấy sư phụ đang tĩnh tọa, tiểu đồ đệ bèn hỏi: "Sư phụ, ngài ngày thường chẳng phải rất thích những bông hoa này sao, vì sao ngài không buồn?"

Vị sư phụ nói: "Ngày hôm qua ta đã buồn vì nó rồi".

Đến mùa xuân, trăm hoa đua nở, sắc màu rực rỡ, cả một khoảng sân trông rất đẹp mắt, tiểu đồ đệ tung tăng vui vẻ.

Trông thấy sư phụ đang miệt mài quét dọn ở một bên sân, tiểu đồ đệ sinh lòng nghi hoặc, hỏi: "Sư phụ, nhìn hoa đẹp như vậy, ngài không vui sao?"

Sư phụ cười nói: "Hôm qua ta đã vui vẻ vì nó rồi".

"Bao nhiêu sự việc quá khứ thì hôm qua kể như là ngày cuối cùng. Bao nhiêu sự việc tương lai thì hôm nay là ngày khởi đầu".

Người sống một đời, chuyện tốt hay chuyện xấu, cuối cùng cũng trở thành chuyện cũ, yêu hận tình thù, tất cả đều sẽ thành mây khói.

Không nghĩ suy quá khứ, không mộng tưởng tương lai, sống ở hiện tại, tự do tự tại là cách sống tốt nhất.

Một người thực sự trưởng thành, sẽ không để quá khứ chiếm cứ trong hiện tại quá nhiều, cũng sẽ không để ngày hôm qua chiếm lấy quá nhiều ngày hôm nay.

2. Không hỏi hiện tại

Nhà thư pháp trứ danh Vương Hi Chi có con trai là Vương Hiến Chi, cũng là một thư pháp gia vốn có tài thiên bẩm, tuổi nhỏ đã thành danh, nhưng bởi vì tâm tính bộp chộp, năm mười lăm mười sáu tuổi thì bị chững lại, không có đột phá mới.

Một ngày, Vương Hi Chi dẫn Vương Hiến Chi ra sân sau, nói với ông: "Nếu con dùng hết 18 vại nước lớn này để mài mực viết chữ, thì thư pháp của con nhất định sẽ tiến bộ".

Từ đó, Vương Hiến Chi ổn định lại tinh thần, không còn chấp nhất vào thành tựu trước mắt, mà bình tĩnh lại để nghiên cứu thư pháp, cả ngày lẫn đêm dốc lòng luyện chữ.

Cho đến khi nước trong 18 vại lớn đều đã dùng hết, lúc này Vương Hiến Chi cũng đã đạt được thành tựu phi thường về thư pháp.

Cổ ngữ có câu rằng: “Bảo kiếm sắc bén nhờ mài giũa, hoa mai thơm bởi đôn hàn”. Con người muốn thành công đều cần phải trả giá, kinh qua khảo nghiệm, thời gian không phụ lòng người.

Chúng ta chỉ cần chăm chỉ cố gắng, mọi thứ Thượng Thiên tự có an bài. Từ xưa đến nay, phàm là người thành đại nghiệp, đều là có thể nắm bắt hiện tại, sống ở hiện tại.

3. Không hỏi tương lai

Ngày xưa, có một người nông dân chăn dê trồng trọt, tiêu dao tự tại. Bỗng một ngày, ông ta đột nhiên nghĩ đến việc nếu trời sập thì phải làm sao?

Nỗi lo sầu này cứ như một lời nguyền, quấn lấy ông ta suốt ngày đêm không yên.

Một người vốn dĩ đang vui vẻ hạnh phúc, lại vì ngày mai mà sợ hãi không thôi, cuối cùng lại phải sống cả đời trong lo lắng.

Người xưa nói: "Vật lai thuận ứng, vị lai bất nghênh" (sự việc đến thì thuận ứng theo nó, cái chưa đến thì không chủ động nghênh đón nó), ý rằng nên thuận theo tự nhiên, những chuyện chưa xảy ra không cần lo lắng, chuyện đã xảy ra rồi hãy cứ để nó trôi qua.

Có câu: "Binh tới tướng đỡ, nước tới đất ngăn". Ngày mai là ẩn số, không ai đoán trước được, tốt nhất là cứ dũng cảm đối mặt.

Tục ngữ có câu: "Xe đến trước núi tất có đường, thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng”. Vạn sự vạn vật đều có biện pháp giải quyết, không cần sợ hãi đối với những sự việc chưa xảy ra. Chúng ta có thể lập quy hoạch cho tương lai, nhưng không thể bởi vì nó mà sầu khổ bất an.

Trong cuộc đời này, một người phải học cách không hỏi ba điều: Không hỏi quá khứ, bởi vì quá khứ sẽ không bao giờ quay trở lại; không hỏi hiện tại, hãy làm tốt những việc trước mắt; không hỏi tương lai, bởi vì những gì bạn lo nghĩ trong lòng chưa hẳn sẽ thành hiện thực.

Được là chính mình, sống tốt từng ngày mới là cách sống tốt nhất của đời người! Bạn có tán đồng với quan điểm này không?

Người học Pháp Luân Công hướng đến một trạng thái vị tha, tỉnh thức, minh triết, trong sáng trong tâm hồn và sự cân bằng - sâu hơn còn có thể gọi là một trạng thái khỏe mạnh thật sự về cả tinh thần và thể chất.
Người học Pháp Luân Công hướng đến một trạng thái vị tha, tỉnh thức, minh triết, trong sáng trong tâm hồn và sự cân bằng...(Ảnh: The Epoch Times)

Lý Tuệ
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Người có trí tuệ sẽ không hỏi ba điều này