Người có tu dưỡng là người biết nghĩ cho người khác

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những người có tu dưỡng đều có trái tim dịu dàng. Họ như cơn gió xuân mát lành, thổi qua không để lại dấu vết, nhưng khiến người ta có cảm giác dễ chịu, khoan khoái...

Có tu dưỡng là không để người khác khó xử, là dụng tâm cảm nhận tâm tư khó nói của người khác, sau đó chân thành hóa giải nỗi khó xử giúp họ.

  1. Nhìn thấu nhưng không vạch ra là có tu dưỡng thực sự

Cô bạn thân tên Hoa nói, một lần trong công việc chịu oan ấm ức, liền chạy vào nhà vệ sinh khóc rất lâu. Khi cô bước ra thì gặp ngay đồng nghiệp.

Lúc này hai mắt cô còn ngấn lệ, nhưng người đồng nghiệp chỉ chào cô một tiếng, không khác gì so với ngày thường, dường như không nhìn thấy điều gì khác thường vậy.

Sau đó trở về văn phòng, người đồng nghiệp đó vẫn như không có điều gì xảy ra, lại tiếp tục công việc của mình.

Cô đồng nghiệp không thì thầm bàn tán chuyện với người khác, cũng không hỏi Hoa tại sao khóc, cũng không an ủi khách sáo.

Sau này Hoa rất cảm tạ đồng nghiệp đã không vạch ra điều khó xử của cô, để cô có đủ thể diện.

Mọi người đều là người trưởng thành, không ai muốn người khác trông thấy bộ mặt yếu đuối và mắc cỡ của mình.

Không nói chuyện đời tư người khác, không bóc mẽ người, nhìn thấu nhưng không nói toạc ra, không vạch ra, không để người ta cảm thấy khó xử, xấu hổ, đó chính là tâm từ bi cơ bản nhất làm người.

Mọi người đều là người trưởng thành, không ai muốn người khác trông thấy bộ mặt yếu đuối và mắc cỡ của mình.
Mọi người đều là người trưởng thành, không ai muốn người khác trông thấy bộ mặt yếu đuối và mắc cỡ của mình. (Ảnh: Shutterstock)

Nhìn thấu mà không nói ra, đó không chỉ là quản chặt cái miệng mình mà còn là thấu hiểu người, biết đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ, xem xét, đối xử chân thành.

Cuộc sống có lúc rất gian nan, hầu như ai sống cũng không dễ dàng. Không để người khác khó xử, xấu hổ chính là thể hiện ấm áp đáng quý nhất của con người, cũng là biểu đạt cao nhất của người có tu dưỡng.

  1. Lặng lẽ giải nguy giúp người là sự tôn trọng lớn nhất đối với họ

Tôn trọng là có tác động qua lại, chỉ có tôn trọng người thì người mới tôn trọng mình.

Châu Kiệt Luân (Jay Chou) làm thầy hướng dẫn trong chương trình "Tiếng hát hay" quý 4. Một thời gian có cô bé 16 tuổi Vanatsaya người Thái gốc Hoa hát ca khúc của Đặng Lệ Quân (Teresa Teng), hát cực hay, trong trẻo du dương, rung động lòng người...

Đặng Lệ Quân cũng chính là một trong những nữ ca sĩ mà Châu Kiệt Luân kính phục nhất. Khi Vanatsaya đứng trên sân khấu nói cô đặc biệt thích Châu Kiệt Luân, toàn bộ khán giả đều hoan hô yêu cầu Châu Kiệt Luân hát cùng Vanatsaya.

Thế là Châu Kiệt Luân cùng Vanatsaya cùng hát bài "Ngàn dặm xa" (far away).

Châu Kiệt Luân hát trước: "Mái hiên như vách núi, chuông gió như biển xanh..."

Vanatsaya hát tiếp đoạn thứ hai: "Câu chuyện ở ngoài thành, sương mù đặc không tan..."

Do người nữ hát bài hát của nam nên âm điệu cao 8 độ, Vanatsaya xem chừng có chút mệt, âm điệu gắng gượng, cô cố hết sức theo kịp tiết tấu.

Hát sắp đến phần cao trào Vanatsaya hát tiếp câu sau, âm điệu bỗng vút cao, Vanatsaya có vẻ sắp không thể hát tiếp được nữa, hoặc sẽ rơi vào cảnh khốn cùng là bị phá âm.

Châu Kiệt Luân cực kỳ nhanh chóng và rất tự nhiên tiếp lời hát câu sau, bỗng chốc, giọng của Vanatsaya cũng trở nên êm ái uyển chuyển rõ rệt.

Châu Kiệt Luân cực kỳ nhanh chóng lại rất tự nhiên tiếp lời hài tiếp câu sau, bỗng chốc, giọng của Vanatsaya cũng trở nên êm ái uyển chuyển rõ rệt.
Châu Kiệt Luân cực kỳ nhanh chóng lại rất tự nhiên trất tự nhiên tiếp lời hát câu sau, bỗng chốc, giọng của Vanatsaya cũng trở nên êm ái uyển chuyển rõ rệt. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Trong chớp mắt, cảnh tượng xấu hổ, khốn cùng, ồn ào hỗn loạn đã không xảy ra.

Sau đó, Châu Kiệt Luân cũng không bình luận về sự việc này, cũng không nói với truyền thông, cứ để nó lặng lẽ qua đi...

Lặng lẽ giải nguy giúp người, càng không đem việc đó ra để khoe tài bản thân, không đàm luận hùng hồn, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của người khác.

Khéo léo hóa giải nỗi khó xử, giúp người ta vừa vặn đúng lúc, không chỉ là thiện lương mà còn là phẩm chất làm người đáng quý.

Lặng lẽ giúp đỡ người khác thoát khỏi việc khó xử, xấu hổ, cố gắng hết mức giữ thể diện cho họ... không những khiến người ta cảm thấy vui thích, mà còn thể hiện tấm lòng, đó là sự tôn trọng tốt nhất đối với người khác, cũng là sự tu dưỡng cao nhất khi làm người.

  1. Không vì ưu thế của mình khiến người xấu hổ là tu dưỡng cảnh giới cao

Tâm con người là tương hỗ lẫn nhau, đối xử với người bằng lòng khoan hậu, để lại dư địa cho họ cũng là tích lũy nhân phẩm cho mình.

Người có tu dưỡng tốt có thể nhận ra sự khó xử, lúng túng của người xung quanh, và lặng lẽ hóa giải.

Một ca sĩ nổi tiếng làm giám khảo một cuộc thi hát truyền hình. Một thí sinh khi giới thiệu bản thân đã nói vẻ ngượng nghịu: "Tôi là ca sĩ hoạt động".

Ca sĩ nổi tiếng hỏi: "Ca sĩ hoạt động là gì?"

Thí sinh lúng túng chưa trả lời thì một giám khảo ở bên nói: "Là ca sĩ biểu diễn các lễ khai trương, khánh thành".

Ca sĩ nổi tiếng nói: "Ô, cũng không khác chúng ta là mấy".

Với thí sinh kia thì nghĩ "ca sĩ hoạt động" với ca sĩ chuyên nghiệp, nhất là ca sĩ nổi tiếng thì quả là khác biệt một trời một vực. Nhưng đối với ca sĩ nổi tiếng kia thì đều là dùng tiếng hát đem lại niềm vui cho người, họ cũng có những hoạt động biểu diễn thương mại, thực sự là không khác nhau là mấy.

đối với ca sĩ nổi tiếng kia thì đều là dùng tiếng hát đem lại niềm vui cho người, họ cũng có những hoạt động biểu diễn thương mại, thực sự là không khác nhau là mấy.
Đối với ca sĩ nổi tiếng kia thì đều là dùng tiếng hát đem lại niềm vui cho người, họ cũng có những hoạt động biểu diễn thương mại, thực sự là không khác nhau là mấy. (Ảnh: Pexels)

Chỉ một câu nói này thấy rõ sự hòa ái và ấm áp của ca sĩ nổi tiếng nói trên, bày tỏ sự cảm thông, không hề có chút châm biếm giễu cợt.

Tu dưỡng thực sự chính là lặng lẽ, hóa giải nỗi khó xử, lúng túng của người ta mà không khoe khoang mình.

Không vì ưu thế của mình mà đứng ở trên cao, khiến người ta cảm thấy lúng túng, khó xử, trái lại biết hạ thấp mình, hóa giải tất cả, và thành tựu người khác lặng lẽ.

Thấu hiểu, làm việc tốt cho người, chu đáo nghĩ cho người, chân thành xuất phát từ nội tâm, đó chính là tu dưỡng tốt nhất.

Cảnh giới cao của tu dưỡng là khiến người khác thoải mái dễ chịu. Thể hiện trực tiếp nhất của tu dưỡng là không khiến người khác lúng túng, khó xử.

Người có tu dưỡng đều có trái tim dịu dàng. Họ như cơn gió xuân mát lành, thổi qua không để lại dấu vết, nhưng khiến người ta có cảm giác dễ chịu, khoan khoái.

Người có tu dưỡng luôn khiến người khác như tắm trong gió xuân, lòng yêu thích.

Người không có tu dưỡng khiến người ta tức nghẹn cổ, chỉ muốn tránh xa.

Người càng có tu dưỡng thì càng có lòng cảm thông, đứng ở vị trí người khác mà suy nghĩ vấn đề, dùng cái tâm bình thường cư xử tốt với người.

Hoàng Mai (biên dịch)
Theo aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Người có tu dưỡng là người biết nghĩ cho người khác