“Người không vì mình, Trời tru đất diệt” đã bị hiểu sai như thế nào [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tục ngữ có câu: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Nhưng ý tứ của câu này đã bị nhiều người hiểu nhầm thành: Nếu con người không mưu cầu danh lợi, quyền lực, dục tình cho mình thì sẽ bị Trời đất trừng phạt. Lý giải như thế thật quá sai lầm.

Kỳ thực, trong câu “Người không vì mình, Trời tru đất diệt” có nguồn gốc từ Kinh Phật "Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh". Nguyên văn chữ Hán là: "Nhân sinh vị kỷ, Thiên kinh Địa nghĩa, nhân bất vị kỷ, Thiên tru Địa diệt" (人生為己,天經地義,人不為己,天誅地滅), nghĩa là: “Con người là vì bản thân, đó là đạo lý của Trời đất, người không vì mình thì Trời tru đất diệt”.

Chữ “Vị” ( 為) trong câu trên có 2 cách đọc và cũng có hai ý nghĩa khác nhau, đọc là Vi thì có nghĩa là “tu dưỡng”, còn đọc là Vị thì có nghĩa là “vì”.

Đọc là Vi thì hàm nghĩa chân chính của câu này chính là: “Con người phải tu dưỡng bản thân, đó là đạo lý của Trời đất, người không tu dưỡng bản thân thì Trời tru đất diệt”.

Một người mà không mà tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất. Điều đó có nghĩa là con người phải tuân theo các pháp tắc đạo đức.

Phật gia giảng: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không loạn ngữ, không nói 2 lời, không nói lời mê hoặc, không nói lời ác khẩu, không tham dục, không tức giận oán hận, không tà kiến, như vậy mới là “vi kỷ”, là tu dưỡng bản thân chân chính.

Đời người ngoài thiên định còn nhân tố nào?
Phật gia giảng: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không loạn ngữ, không nói 2 lời, không nói lời mê hoặc, không nói lời ác khẩu, không tham dục, không tức giận oán hận, không tà kiến. (Ảnh: Pixabay)

Không tu dưỡng bản thân sẽ tạo thành quả ác mới, không tu dưỡng bản thân sẽ tạo thành tai hoạ mới Chỉ có tu dưỡng bản thân mới không bị Trời tru đất tru đất diệt, đó mới là vì mình thực sự.

Nếu đọc là Vị, thì có nghĩa là: “Người không vì mình, Trời tru đất diệt”. Theo chủ trương của đạo Phật, những người thực sự vì mình là người tu dưỡng bản thân, không màng danh lợi, siêu thoát khỏi sự trói buộc của ngoại vật, hành vi hài hòa, đúng mực, không ngừng nâng cao cảnh giới, cuối cùng thoát khỏi nỗi khổ luân hồi.

Phật gia giảng về Lục đạo luân hồi, con người sống trên đời có làm việc tốt và phạm việc xấu, làm việc tốt, chịu khổ là tích đức, làm việc xấu, buông thả phóng túng hưởng lạc là tạo nghiệp. Tùy theo đức và nghiệp tích nhiều hay ít mà đời sau chuyển sinh vào một trong 6 nẻo luân hồi.

Con người chìm đắm, chìm chìm nổi nổi trong luân hồi hàng ngàn hàng vạn kiếp. Nếu người làm toàn điều ác, thập ác bất xá, không còn chút đức nào, thì sẽ bị hình thần toàn diệt, trong Phật giáo gọi là đọa vào Địa ngục Vô gián, vĩnh viễn chịu khổ trong đó mà hoàn trả nợ, vĩnh viễn không bao giờ thoát ra được.

Các bậc Giác Giả thấy con người như thế là khổ, nên qua các thời kỳ, các vùng đất khác nhau, các nền văn minh khác nhau đều có các Giác Giả xuống độ nhân. Họ cũng đầu thai làm người, rồi tự tu luyện đắc Đạo, thoát khỏi lục đạo luân hồi, giảng Pháp và làm mẫu cho con người để tu luyện quay trở về Thiên quốc, Phật quốc.

Các bậc Giác Giả thấy con người như thế là khổ, nên qua các thời kỳ, các vùng đất khác nhau, các nền văn minh khác nhau đều có các Giác Giả xuống độ nhân. (Tranh: FalunArt)

Thế nên Đức Phật có giảng “Nhân thân nan đắc”, thân người khó có được. Trong lục đạo luân hồi chìm chìm nổi nổi, hàng trăm năm, hàng nghìn năm, có khi hàng vạn năm mới được thân người, do đó cần quý tiếc tấm thân người khó có được này mà tu luyện thoát luân hồi, đó chính là tu sửa mình, đó chính là ý nghĩa câu nói trong Kinh Phật nói trên: “Con người phải tu dưỡng bản thân, đó là đạo lý của Trời đất, người không tu dưỡng bản thân thì Trời tru đất diệt”.

Nhưng hiện nay nhiều người lại hiểu ý này theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn như: trong việc kinh doanh buôn bán ngày nay, người ta chỉ vì một chút lợi nhỏ mà làm hàng giả, hàng độc hại. Cái gì có thể đem đến lợi nhuận thì đều kinh doanh, chứ không màng đến việc nó có gây hại cho người khác hay không. Họ cho rằng đó là “vì mình”, nhưng trái lại họ đang hại chính bản thân mình mà không tự biết.

“Người không vì mình, Trời tru đất diệt”, câu này đặc biệt được dùng làm cái cớ cho nhiều người hiện đại. Khi người khác hỏi bạn: Tại sao bạn lại ích kỷ thế? Tại sao bạn không quan tâm đến cảm thụ của người khác? Bạn sẽ trả lời: “Người không vì mình, Trời tru đất diệt”.

Thế nên, dù đọc theo cách nào đi nữa, thì từ ngữ nghĩa nguyên gốc trong Kinh Phật, câu nói trên đều khuyên con người tu đức hành thiện, mới tránh được ác báo và đọa ác đạo.

Lam Sơn



BÀI CHỌN LỌC

“Người không vì mình, Trời tru đất diệt” đã bị hiểu sai như thế nào [Radio]