Người tầm thường tự gây nhiễu loạn, bậc cao nhân vô vi nhi trị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên đời không có sự tình nào là diễn ra vô duyên vô cớ, hiện tượng bề ngoài của vạn sự vạn vật đều là thể hiện tất yếu từ phép tắc và quy luật của vũ trụ. Đã là tất yếu thì hãy thuận theo tự nhiên, hoặc thiện giải những nhân tố tất yếu dẫn đến hiện tượng bề ngoài, từ đó đạt được trị cả ngọn lẫn gốc, tiến dần đến vô vi nhi trị...

Vô vi nhi trị: Gảy đàn mà bách tính yên vui, thái bình

Khi Vu Mã Kỳ làm huyện lệnh ở Đơn Phụ, hàng ngày lúc sáng sớm tinh mơ, sao trời còn chưa lặn, Mã Kỳ đã ra khỏi nhà, đến tối, khi sao giăng khắp bầu trời ông mới về nhà, đi sớm về muộn, ngày đêm không nghỉ, việc gì cũng đích thân làm, thấy việc gì cũng hăng hái bắt tay vào làm, nhìn cấp dưới làm việc gì cũng không vừa ý, phải đích thân ông đứng ra chỉ đạo. Dốc toàn tâm toàn sức cho công việc chính sự, Vu Mã Kỳ mới quản lý được Đơn Phụ tạm ổn.

Sau này Quốc quân nước Lỗ lại lệnh cho Mật Tử Tiện làm huyện lệnh huyện Đơn Phụ thay thế Vu Mã Kỳ. Trong thời gian nhậm chức, Tử Tiện rất ít khi ra khỏi nhà, còn thường xuyên an nhàn chơi đàn vui vẻ, nhưng lại quản lý Đơn Phụ còn tốt hơn, người dân tự giác bảo nhau làm việc, có tranh chấp, mâu thuẫn thì tự giác cùng nhau dàn xếp, chẳng mấy khi có việc phải kéo đến cửa quan cả.

Mật Tử Tiện và Vu Mã Kỳ người nước Lỗ thời Xuân Thu đều là học trò của Khổng Tử, nhưng qua công việc quản lý huyện Đơn Phụ thì thấy hai người ở hai cảnh giới khác nhau rất xa. Mật Tử Tiện gảy đàn, không làm gì mà bách tính yên vui, thái bình, bởi vì ông đã hiểu được cốt lõi của Đạo trị quốc "vô vi nhi trị".

Mật Tử Tiện gảy đàn, không làm gì mà bách tính yên vui, thái bình, bởi vì ông đã hiểu được cốt lõi của Đạo trị quốc "vô vi nhi trị".
Mật Tử Tiện gảy đàn, không làm gì mà bách tính yên vui, thái bình, bởi vì ông đã hiểu được cốt lõi của Đạo trị quốc "vô vi nhi trị". (Ảnh qua Secretchina.com)

Nhân đức, khoan dung: Thiên hạ vốn vô sự, người tầm thường tự gây nhiễu loạn

Sách "Tân Đường thư" có ghi chép câu chuyện về Lục Tượng Tiên rằng:

Sau khi Thái Bình Công Chúa mưu phản bị xử trảm, Lục Tượng Tiên bị bãi chức tể tướng, bổ nhiệm làm Trưởng sử Đại đô đốc phủ Ích Châu, Tứ Xuyên, Án sát sử Kiếm Nam, ông dùng nhân đức, khoan thứ để xử lý chính sự và đối đãi với mọi người, không dùng hình pháp nghiêm khắc để quản lý quốc sự, nhờ đó vùng Ba Thục được giáo hóa, dân chúng thuần hậu vui hưởng thái bình.

Bồ Châu ở Sơn Tây là một trong 6 Đại hùng trấn thời cổ đại. Khi Lục Tượng Tiên làm Thứ sử Bồ Châu, viên tiểu lại có tội, Lục Tượng Tiên chỉ dùng lời lẽ răn dạy, khiển trách. Viên Trưởng lại là người không có trách nhiệm liên quan, lại khuyên rằng cần phải dùng hình phạt đánh gậy để tạo dựng uy nghiêm của quan, Lục Tượng Tiên cho rằng làm người, dùng tình và lý đối nhân xử thế thì người thiên hạ ai cũng hiểu, không cần hành sự cực đoan, chỉ khiến sự tình càng thêm phức tạp. Nếu nhất định phải dùng hình pháp thì phải bắt đầu xử tội viên Trưởng lại vì tội dùng loạn chức quyền.

Lục Tượng Tiên đã từng nói: "Thiên hạ vốn không có mấy sự việc, người không hiểu rõ lý sự tự tìm phiền não mà sinh chuyện thi phi, đó mới thực sự là phiền nhiễu. Gặp sự việc thì từ lý lẽ lớn đầu nguồn rồi tuần tự phân tích rõ, gốc chính nguồn trong, khiến mọi người hiểu rõ đạo lý, hiểu mối quan hệ lợi - hại, thế thì còn có việc gì không đơn giản, rõ ràng đây?".

Thiên hạ vốn không có mấy sự việc, người không hiểu rõ lý sự tự tìm phiền não mà sinh chuyện thi phi, đó mới thực sự là phiền nhiễu.
Thiên hạ vốn không có mấy sự việc, người không hiểu rõ lý sự tự tìm phiền não mà sinh chuyện thi phi, đó mới thực sự là phiền nhiễu. (Ảnh: 志清/Secretchina).

Quân tử trọng Đạo bất trọng khí

Trên đời không có sự tình nào là vô duyên vô cớ, hiện tượng bề ngoài của vạn sự vạn vật đều là thể hiện tất yếu từ phép tắc và quy luật của vũ trụ. Đã là tất yếu thì hãy thuận theo tự nhiên, hoặc thiện giải những nhân tố tất yếu dẫn đến hiện tượng bề ngoài, từ đó đạt được trị cả ngọn lẫn gốc, dần dần sẽ đạt đến vô vi nhi trị.

Quân tử trọng Đạo bất trọng khí cũng có nghĩa như thế. Vạn vật là khí, lớn thì đến vũ trụ, trời đất, quốc gia và xã hội, nhỏ thì đến các loại dụng cụ trong đời sống và sản xuất của con người, bao gồm từ máy bay, tàu hỏa, xe hơi cho đến hạt bụi,v.v. chúng đều là khí. Tinh thần và đặc tính vũ trụ xuyên suốt nguyên lý và quy luật của hết thảy sự vận động của vạn vật từ trên xuống dưới, và tinh thần bản chất của âm dương, chính tà, thiện ác, v.v. đó chính là Đạo mà người xưa luận thuật. Người quân tử coi trọng nguyên lý và quy luật của vạn sự vạn vật, chứ không coi trọng hiện tượng bề ngoài, đó chính là quân tử bất khí. Văn hóa truyền thống Á Đông vốn coi trọng tả ý, là văn hóa bán Thần coi trọng ý cảnh và thần vận.

Trong con mắt của người trí tuệ thì không có người, không có sự việc của con người, mà là thông qua hiện tượng bề ngoài của việc con người để ngộ được bản chất của đạo lý, từ đó cầu Đạo giải khai nghi hoặc, thiện giải, thuận theo đạo lý mà tùy kỳ tự nhiên. Đó chính là vô vi nhi trị của Đạo ở tầng con người. Chỉ có người tầm thường thấy sắc động lòng, tự gây phiền mình nhiễu người, chấp trước vào lợi ích và những được - mất, tốt - xấu bề mặt. Đó chính là đại họa, làm loạn cái tâm của người trong thiên hạ.

"Thiên hạ vốn vô sự, người tầm thường tự gây nhiễu loạn", ngữ ý của câu này là từ Đạo Đức Kinh: "Tu học thì ngày càng thọ ích thêm, tu Đạo thì ngày càng giảm bớt đi. Giảm bớt rồi lại giảm bớt, giảm đến vô vi, vô vi nhi vô bất vi. Người có được thiên hạ là bởi thường vô sự, người hữu sự thì không đủ để có được thiên hạ".

Người có được thiên hạ là bởi thường vô sự, người hữu sự thì không đủ để có được thiên hạ".
Người có được thiên hạ là bởi thường vô sự, người hữu sự thì không đủ để có được thiên hạ". (Ảnh: Wikipedia)

Câu này có thể diễn giải đơn giản là: Kỹ năng và học vấn thì học nhiều có lợi ích nhiều. Tu Đạo thì trái lại, xả hết tất cả những quan niệm hậu thiên và những tâm chấp trước, thì mới có thể đồng hóa với thiên cơ, trở thành một phần tử trong tầng Pháp đó. Thuận theo thiên cơ mà hành động thì làm gì cũng thuận lợi, dễ dàng. Xả bỏ hết thảy những chấp trước của con người thì mới có thể đắc Đạo, đại trí đại huệ, đại năng lực, không gì không thể, không việc gì không thành công.

Người có được thiên hạ là người hiểu rõ sự việc trong thiên hạ đều là tất yếu nhân quả của Thiên Đạo vận hành, đương nhiên là không có chuyện thị phi của con người, thuận theo tự nhiên là được, làm gì có chuyện gì đâu? Lấy lợi ích làm cơ điểm để luận sự việc đúng sai của con người, từ đó hành động cuồng vọng, thì nhìn đâu cũng là việc, không có việc cũng sinh ra sự việc, đến đâu cũng tạo ra mâu thuẫn, và dùng ác để trị thiên hạ. Loại người trái với quy luật nhân quả của Thiên Đạo này đương nhiên không đủ phẩm hạnh cũng như khả năng để có được thiên hạ.

Văn hóa truyền thống Á Đông coi trọng kính Thiên tri mệnh, thuận theo Thiên ý mà làm hết việc con người, gọi là "quan sát Đạo Trời, thực hiện hành động thuận Thiên ý. Dùng cái tâm bình thường mà yên vui với Đạo con người. Người xưa nói "tâm bình thường" chính là tâm thanh tịnh nhờ tu tâm mà ra. Dùng tâm thái vô sự đương nhiên đối đãi với vạn sự vạn vật, dùng bất động khắc chế vạn động, dùng bất biến ứng đối vạn biến.

Cổ nhân hành sự đều là hành Đạo. Thuận theo thiên thời, xem xét thời để nắm được thế, thuận thế hành động. Người không đắc thế thì tuyệt đối không có cái lý thành công. Thế tức là cơ chế vận hành của Thiên Đạo, là hình thế vận hành của thiên cơ tạo nên. Trị thế, tu Đạo và làm người đều lấy việc tu tâm, đồng hóa với tinh thần và quy luật của vũ trụ làm căn bản, thì mới có thể kết thiện quả, mới có được kết cục có hậu.

Trung Hòa

Theo Quán Tâm



BÀI CHỌN LỌC

Người tầm thường tự gây nhiễu loạn, bậc cao nhân vô vi nhi trị