Người Trung Quốc ngày nay vì sao không biết nói đạo lý?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thậm chí có một số dân oan khiếu kiện với các bí thư chính trị và pháp luật địa phương. Các bí thư chính trị và pháp luật này nói rằng: Môi trên của tôi là bầu trời, môi dưới của tôi là đất, tôi là đại diện cho pháp luật. Họ nói đến như vậy, bạn còn có thể nói đây là một quốc gia giảng đạo lý sao?

Lake là một người Đức từng du học ở Trung Quốc. Trước đây, anh đã từng gây ra một cuộc tranh cãi rộng rãi trên mạng Internet. Lake nói: Anh không biết cách bày tỏ cảm xúc trên Weibo của Trung Quốc, và anh ấy nói bất cứ điều gì trên Weibo dường như cũng đều bị mắng.

Anh cũng cho biết mình đã quan sát thấy một hiện tượng: "Weibo xóa topic, đa số là do có người báo cáo. Tôi cảm thấy mọi người đang theo dõi lẫn nhau, tôi rất khó lý giải loại hiện tượng này. Nếu như có phần tử khủng bố, chúng ta có thể báo cáo. Nhưng nếu có quan điểm khác biệt, liền báo cáo lẫn nhau, cách làm như vậy là vô cùng xấu. Hậu quả của nó là, mỗi người đều sẽ có thói quen kiểm duyệt chính mình. Sau đó, lời nên nói cũng không dám nói, giống như khắp nơi đều là cảnh sát".

Lake cảm thấy, mọi người trên Weibo chụp mũ và chửi rủa lẫn nhau. Người Trung Quốc dường như không biết nói lời có đạo lý, cũng không lắng nghe người khác giảng đạo lý. Nhưng nếu như bạn nói người Trung Quốc không nói đạo lý, vậy thì từ thời cổ đại đã có tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, thời hiện đại lại có bát vinh bát nhục, thì làm sao lại không nói đạo lý vậy?

Dưới đây là những góc nhìn của Lake về con người Trung Quốc thời nay.

1. Người Trung Quốc không nói logic

Người Trung Quốc không nói đạo lý, đại khái là từ nhỏ khi họ ở trường học đã bắt đầu được bồi dưỡng. Lấy một thí dụ, lúc đi học họ thường xuyên nghe: Một cây làm chẳng nên non. Phàm là học sinh động thủ đánh nhau, giáo viên có thể nhận định rằng: Một chút tốt cũng không có. Đạo lý là: Người tốt có đánh nhau như vậy đâu? Loại logic này chắc chắn là hoang đường, nhưng mà người Trung Quốc sợ phiền phức, không muốn điều tra nghiên cứu làm rõ đúng sai tốt xấu thế nào, nhìn từ bề ngoài tựa hồ rất công chính, kỳ thực lại là lẫn lộn phải trái, là đang hộ giá hộ tống cho sự bất công. Nhưng loại logic này tại Trung Quốc lại rất có thị trường, rất phổ biến!

Nói đến khả năng tư duy logic của người Trung Quốc, Hegel (nhà triết học người Đức) nói, logic không thể dùng ở Trung Quốc. Chưa nói đến học sinh và giáo viên, ngay cả người phát ngôn của Bộ Ngoại giao có khi cũng khiến người ta cảm thấy không bình thường. Chẳng hạn có người hỏi người phát ngôn Bộ Ngoại giao rằng luật nào cấm phóng viên nước ngoài phỏng vấn những lĩnh vực nhạy cảm. Người phát ngôn này lại nói kiểu vô lý là: "Đừng sử dụng luật pháp như một lá chắn". Trả lời câu hỏi của phóng viên theo cách này, ngoài việc cho thấy ý thức pháp luật của anh ta còn “mỏng”, mà còn nói "toẹt" ra rằng "chúng tôi sẽ không nói đạo lý, chúng tôi coi quyền lực là đạo lý".

1. Người Trung Quốc không nói logic
Trên Internet thường xuyên xuất hiện một đội quân hùng hậu, gọi là đội quân 50 xu. (Ảnh tổng hợp từ Getty)

Ngoài kiểu đó ra, Trung Quốc còn có một kiểu "biện chứng" logic. Trên Internet thường xuyên xuất hiện một đội quân hùng hậu, gọi là đội quân 50 xu. Đám người này, vừa nhìn thấy có người tán dương nước Mỹ, hoặc là có người tán thành di dân đến nước ngoài, liền sẽ hô hào những gì mà bọn họ cho là luận chứng thuyết phục nhất. Nào là: "Con không chê mẹ xấu, chó không chê chủ nghèo". Lại ví như nói: "xã hội chuyên chế cố nhiên là không tốt, nhưng mà xã hội dân chủ cũng chưa chắc là tốt". Vừa giảng ưu điểm vừa rao khuyết điểm, như vậy liền không rạch ròi được tốt xấu. Loại tư duy này tại Trung Quốc rất phổ biến, nhưng kỳ thực là kiểu quấy nước đục không phân nặng nhẹ, không phân chủ thứ. Loại người này ngoài miệng thường xuyên treo một câu: "Trên thế giới không có sự tuyệt đối, cho nên cái gì cũng không quan trọng". Ví dụ như vậy thực sự rất nhiều, không thể đếm hết.

Không nói logic, khiến cho các cuộc tranh luận trên mạng thường bắt đầu từ một quan điểm, kết thúc bằng một cuộc tấn công cá nhân, và cuối cùng phát triển thành một cuộc "đối đầu" giữa hai bên. Cho nên đúng sai không phân biệt được, mọi người phần lớn bởi vì thấy ủng hộ mà ủng hộ, bởi vì thấy phản đối mà phản đối. Khi không biết phân rõ phải trái, phản đối lại không dám phản đối, việc bác bỏ những quan điểm bất đồng cuối cùng sẽ biến thành "tham gia chính trị", công kích đạo đức và nhục mạ nhân thân. Mọi thứ dường như không bao giờ liên quan đến sự thật.

2. Không biết phân biệt phải trái

Người Trung Quốc không nói đạo lý, có lẽ cũng bởi vì không cách nào phân rõ đúng sai. Trong Cải cách văn hóa còn có một câu thoại kinh điển: "Đại Cách mạng Văn hóa nói tốt chính là tốt. Đại Cách mạng Văn hóa không phải nói cái gì là tốt, nhưng mà, cứ nhấn mạnh nhiều lần, như vậy là tốt". Tại Trung Quốc, tri thức lại bị coi là một thứ bịt mắt, bị coi là đồ nói hươu nói vượn. Cho nên, những chuyên gia chiếm giữ đỉnh cao chỉ huy của quyền lực diễn ngôn vội vàng công bố đủ loại lời sấm truyền hàm súc. Cái gì như: "khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc chưa đủ lớn, chênh lệch giàu nghèo càng lớn càng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển"; "Tham nhũng có chỗ tốt cho sự phát triển kinh tế"; "Trung Quốc lạm phát chủ yếu là nhập khẩu, đều là do lỗi của sự mất giá của đồng đô la Mỹ".

Rất nhiều người còn động một chút lại mắng người ta là Hán gian, quân bán nước, hận không thể nấu da ăn thịt hắn. Từ góc độ tâm lý sâu xa, những loại người này hy vọng cậy nhờ quyền lực chính trị trợ giúp mình thắng trong tranh luận, đủ để được gọi là đáng khinh. Di sản của Cách mạng Văn hóa năm ấy, vẫn không hề suy giảm. theo quan điểm tâm lý, mắng chửi người chắc chắn là một phương pháp chiến thắng tinh thần. Mắng người khác là ngốc, ngớ ngẩn, tựa hồ biến mình trở thành tiên tri và thiên tài, trên tinh thần liền cảm thấy vui vẻ. Dùng ngôn ngữ để làm mẹ người khác, vậy người khác liền thành con của họ, họ trên tinh thần liền cảm thấy thắng lợi.

Điều đáng buồn hơn nữa là, một số người lúc đầu nghe cũng cảm thấy không có đạo lý, nhưng vì những câu nói hồ đồ này lại trở nên phổ biến trên TV. Ví dụ, năm đó Nhuế Thành Cương (Rui Chenggang - là một phóng viên tin tức và nhà báo Trung Quốc cho Đài truyền hình trung ương nhà nước Trung Quốc) đã đem việc Đại sứ Mỹ Gary Locke ngồi khoang máy bay hạng phổ thông đến Trung Quốc nhậm chức, nói thành: Nhắc nhở người Mỹ rằng họ nợ tiền Trung Quốc.

Không biết phân biệt phải trái
Chân dung Nhuế Thành Cương. (Ảnh qua trithucvn)

Bất cứ ai có một chút hiểu biết về kinh tế thông thường đều biết rằng, khoản mua nợ của Hoa Kỳ là một loại hành vi đầu tư, số lượng lớn ngoại hối mà Trung Quốc đổi lấy nhờ xuất khẩu không thể tất cả nằm ngủ hết trong ngân hàng, dù sao cũng phải có một số kênh đầu tư. Nếu như bạn nhằm vào ngoại hối từ các khoản nợ của Mỹ mà tức tối, bạn hẳn là nên kháng nghị đến cục quản lý ngoại hối của chính phủ Trung Quốc, thay vì chế nhạo đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Dù sao, không thể bởi vì chính mình mua quốc trái, liền khoác lên bộ dáng của "địa chủ" đi chế giễu châm chọc người khác, không những đã lộ ra không có tu dưỡng, còn lộ ra không có hiểu biết.

3. Người Trung Quốc trong lòng chỉ có quyền uy, không có chân lý

Khi người Trung Quốc tham gia vào học thuật, trước tiên họ không hỏi đạo lý mà hỏi ai là thẩm quyền. Thứ nhất, thẩm quyền của quyền lực chính trị, thẩm quyền của mối quan hệ thân quyến trong gia đình, tiếp theo là thẩm quyền của “văn hóa”. Ở Trung Quốc, ngay cả luật pháp cũng chưa chắc mạnh hơn quyền lực, và đạo lý càng không thể so sánh với quyền lực. Trung Quốc có câu tục ngữ rằng, "tú tài gặp quân binh, có lý cũng nói không lại".

Thế là, bộ phận quyền lực liền tìm đủ mọi cách bào chữa khiến người ta buồn cười cho đủ loại sự việc vừa không hợp pháp vừa không hợp lý. Những viện cớ này thoạt nhìn có đầy sơ hở, nhưng bộ phận quyền lực ấy vẫn không hề đắn đo. Thành thật mà nói, đây cũng không phải là hiểu lầm rằng dân trí của người dân thấp, nhưng bất kể lý do nào bào chữa cho sự tắc trách qua loa, dân chúng cũng chỉ có thể "không thể làm gì".

Trong một số ban ngành chính phủ, nếu bạn nói đạo lý với anh ta, thì anh ta sẽ dở thói côn đồ với bạn; bạn chơi côn đồ với anh ta, thì anh ta nói với bạn về hệ thống luật pháp; bạn nói chuyện với anh ta về hệ thống pháp luật, thì anh ta giảng cho bạn về chính trị... Bộ phận quyền lực có thể tùy tiện bao biện cho những điều vừa bất hợp pháp vừa bất hợp lý.

Thậm chí có một số dân oan khiếu kiện với các bí thư chính trị và pháp luật địa phương. Các bí thư chính trị và pháp luật nói rằng: Môi trên của tôi là bầu trời, môi dưới của tôi là đất, tôi là đại diện cho pháp luật.

Nói đến như vậy, bạn còn có thể nói đây là một quốc gia giảng đạo lý sao?

Người Trung Quốc trong lòng chỉ có quyền uy, không có chân lý
Trong một số ban ngành chính phủ, nếu bạn nói đạo lý với anh ta, thì anh ta sẽ dở thói côn đồ với bạn. (Ảnh: FRED DUFOUR/AFP qua Getty Images)

4. Người Trung Quốc thiếu sự thanh tỉnh trong suy nghĩ

Bởi vì không có tư duy logic, liền sẽ trở thành một dân tộc "cái gì cũng đều hiểu, cái gì cũng biết, cái gì cũng dám tin, cái gì cũng dám nói". Loại logic sai lầm này từng đưa nhân loại rơi vào vực thẳm của chiến tranh hoặc khổ đau, đặc biệt là một quốc gia khi người lãnh tụ không nói đạo lý.

Ví dụ, trong bài phát biểu của Hitler, 90% đều là phán đoán suy luận, nhưng quá trình phân rõ phải trái thì chưa đến 10%! Mười năm Cách mạng Văn hóa cũng như thế: "Phàm là địch phản đối, chúng ta phải ủng hộ; Phàm là địch ủng hộ, chúng ta phải phản đối; Chủ nghĩa xã hội là tốt, là tốt nhất!"

Cho tới bây giờ, cũng không có ai nói cho chúng ta, chủ nghĩa xã hội vì cái gì mà tốt? Vì sao chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu được Trung Quốc?

Lại ví dụ như, khi nói về thời kỳ lịch sử cận đại của Trung Quốc, các vị lãnh đạo thường nói rằng sự sỉ nhục của Trung Quốc là do chủ nghĩa đế quốc gây ra, chúng luôn bắt nạt chúng ta, chúng quá hung tàn, quá tham lam. Mỗi lần chiến tranh thất bại, các vị ấy lại luôn nói rằng vũ khí của địch quá tân tiến còn vũ khí của chúng ta quá lạc hậu, mà hiếm khi nghĩ lại những sai lầm và thiếu sót của mình. Một khi có những nhận xét chỉ trích Trung Quốc, dù là tự phê bình cũng sẽ bị coi là “nói xấu Trung Quốc” gây chia rẽ, thậm chí là chửi rủa. Đây không chỉ là nguyên nhân chính trị, mà một nguyên nhân quan trọng hơn là người Trung Quốc không giỏi phản ánh, càng không thích phản ánh.

Đặc biệt là trong những năm tháng hoang đường của Cách mạng Văn hóa, chúng ta luôn quy kết tội cho những sai lầm của một nhà lãnh đạo nào đó và âm mưu của một số ít người, thay vì đưa ra những suy ngẫm sâu sắc hơn về dân tộc, hệ thống, văn hóa và tư tưởng... Dường như tất cả mọi người đều vô tội, đều trong sạch. Vào thời điểm đó, biết bao người đã bị chỉ trích, bị bỏ tù, bị đánh chết, bị phát điên, bị hãm hại, tự sát, còn có nhiều người đã bị mật báo, đấu tố, bị sát hại, và bị làm nhục. Nhưng nhiều thập niên đã trôi qua, và chúng ta hiếm khi nghe thấy người ta phản ánh về việc họ đã mật báo, chỉ trích, đấu tố và giết người trong Cách mạng Văn hóa. Mặc dù nhiều người trong số này vẫn đang sống trên thế giới, thậm chí là đang sống một cách tiêu dao tự tại, họ cảm thấy mình vô tội, trong sạch, và lỗi lầm của họ đều là của người khác.

Nhưng nhiều thập niên đã trôi qua, và chúng ta hiếm khi nghe thấy người ta phản ánh về việc họ đã mật báo, chỉ trích, đấu tố và giết người trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh tổng hợp)

Phân rõ phải trái nhất định phải đứng trên góc độ khách quan, không thể bởi vì lợi ích mà thay đổi đạo lý. Thí dụ như nói, chúng ta không thể bởi vì yêu nước, liền cho rằng phàm là nói thay cho đất nước, thì đó chính là yêu nước. Nếu không, ngay cả khi bạn nói sự thật, bạn sẽ có thể trở thành một kẻ cặn bã về mặt đạo đức vì những điều bạn nói có thể có tác động tiêu cực đến danh tiếng của quốc gia. Nếu như vậy, Victor Hugo năm đó đã tức giận lên án việc lục soát Cung điện Mùa Hè cũ của quân Anh và Pháp, thậm chí còn mắng chửi đồng bào của mình là đồ ăn cướp, ông cũng sẽ trở thành kẻ phản bội của quốc gia sao?

Đạo đức chính là muốn mọi người dám nói lên sự thật. Nếu như bởi vì lời nói thật làm tổn hại danh dự quốc gia, chúng ta liền nói lời nói dối, vậy thì chúng ta còn có tư cách và lý do để lên án người Nhật che giấu hành vi xâm lược của mình không?

***

Như đã nói ở phần đầu của bài viết, người Trung Quốc vậy thì từ thời cổ đại đã có tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức... Người Trung Quốc xưa xem luân lý xã hội là một loại tín ngưỡng, Trung Hiếu Nhân Nghĩa, là tiêu chuẩn tối quan trọng xác định đạo đức tốt xấu, phẩm đức cao thấp, bất trung – bất hiếu – bất nhân – bất nghĩa, đủ để làm cho một cá nhân không cách nào có thể tiếp tục tồn tại trong xã hội.

Tiếc thay, từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc soán đoạt chính quyền cho đến nay, đã phát động không biết bao nhiêu cuộc vận động chính trị, trải qua cuộc Đại Cách mạng Văn hóa tàn khốc, không ngừng nhồi nhét thuyết vô Thần luận và triết học đấu tranh, chủ nghĩa duy vật... biến người dân Trung Quốc ngày càng trở nên xấu tệ.

Vậy nên mới nói rằng, người dân Trung Quốc ngày nay không còn biết nói về đạo lý.

Quỳnh Chi
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Người Trung Quốc ngày nay vì sao không biết nói đạo lý?