Nguồn gốc câu thành ngữ “Đánh trận trên giấy"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hoặc thậm chí là sử dụng qua câu thành ngữ “đánh trận trên giấy" với hàm ý rằng: ai đó làm việc mà chỉ nắm được lý thuyết, chứ không có kinh nghiệm thực tế, không phải là người có thực lực. Kỳ thực, câu thành ngữ này có nguyên văn gốc Hán là “Chỉ thượng đàm binh”, nghĩa là đàm luận chuyện quân sự, binh pháp trên giấy. Thành ngữ “chỉ thượng đàm binh” xuất phát từ một câu chuyện có liên quan đến Triệu Quát là người nước Triệu, thời Chiến Quốc. Câu chuyện như sau:

Năm 270 TCN, Tần Chiêu Tương Vương phong Phạm Tuy làm Thượng khanh giúp mình trị vì nhà nước, Phạm Tuy nêu ra chủ trương liên kết với các nước xa, tiến đánh nước gần, rồi dần dần thôn tính 6 nước, tiến tới thống nhất thiên hạ, Tần Chiêu Tương Vương rất tán đồng chiến lược này rồi bàn cách thực thi.

Năm 262 TCN, nước Tần tiến đánh nước Hàn, bao vây và ngăn cách nước Hàn với quận Thượng Đảng, vùng lãnh thổ phương Bắc. Tướng lĩnh nước Hàn ở Thượng Đảng không nguyện ý đầu hàng nước Tần, bèn mang theo địa đồ đem Thượng Đảng cho nước Triệu. Qua hai năm, nước Tần lại phái Vương Hột chuẩn bị thu hồi Thượng Đảng. Triệu Vương nghe được tin, liền phái Liêm Pha dẫn đại quân hơn hai mươi vạn đi cứu Thượng Đảng. Đại quân mới đến Trường Bình, Thượng Đảng đã sớm bị quân Tần chiếm được rồi.

Lúc ấy Vương Hột còn muốn tiếp tục tiến công Trường Bình, thế là nhiều lần khiêu chiến với quân Triệu, nói thế nào Liêm Pha cũng không giao chiến chính diện với họ, ngược lại dự định chuẩn bị trường kỳ kháng cự. Quân hai bên giằng co không xong, Vương Hột đành phải phái người hồi báo Tần Chiêu Tương Vương. Tần Vương mời Phạm Thư nghĩ kế. Phạm Thư nói: “Muốn đánh bại nước Triệu, trước hết phải khiến cho nước Triệu đổi Liêm Pha đi.”

Qua vài ngày sau, Triệu Vương nghe được chúng thần nghị luận ầm ĩ: “Nước Tần sợ nhất để Triệu Quát tuổi trẻ dẫn binh, Liêm Pha tuổi đã già không còn dùng được rồi!”

Bọn họ nói tới Triệu Quát là danh tướng của nước Triệu, con trai của Triệu Xa. Triệu Quát lúc nhỏ thích học binh pháp, nói đến đạo lý dụng binh thì nói rõ ràng rành mạch, tự cho là vô địch thiên hạ, ngay cả cha của anh ta cũng không để vào mắt.

Triệu Vương tin vào lời đồn đại, lập tức triệu kiến Triệu Quát, hỏi anh ta có thể đánh lui quân Tần hay không. Triệu Quát nói: “Nếu là Tần quốc phái Bạch Khởi đến, thần còn phải suy tính một chút. Hiện tại chỉ là Vương Hột, hắn bất quá chỉ là đối thủ của Liêm Pha mà thôi. Nếu đổi vị trí cho thần, đánh bại hắn ta chỉ là chuyện nhỏ nhặt.”

Triệu Vương nghe rất mừng, liền ra lệnh cho Triệu Quát làm Đại tướng, đi thay thế Liêm Pha. Lạn Tương Như nói với Triệu Vương: “Triệu Quát chỉ biết đọc binh thư của cha anh ta, không thể lâm trận ứng biến, không thể phái anh ta làm Đại tướng.”

Thế nhưng Triệu Vương nghe không lọt tai lời khuyên can của Lạn Tương Như. Mẹ của Triệu Quát cũng dâng lên Triệu Vương một tấu chương, cầu xin Triệu Vương phái người con khác của bà đi. Nhưng Triệu Vương vẫn là khăng khăng phái Triệu Quát làm chủ tướng.

Sau đó Triệu Quát thanh thế thật lớn dẫn bốn mươi vạn xe ngựa, đem toàn bộ quy định ban đầu của Liêm Pha hủy bỏ, ra lệnh rằng: “Nếu như Tần quốc lại đến khiêu chiến, nhất định phải đón đầu đánh lại. Đánh bại địch nhân, liền phải đuổi tiếp, phải giết đến bọn họ không chừa một manh giáp!”

Triệu Quát thanh thế thật lớn dẫn bốn mươi vạn xe ngựa, đem toàn bộ quy định ban đầu của Liêm Pha hủy bỏ. (Trang: Winnie Wang - Secretchina)

Nước Tần biết được tin Triệu Quát thay thế Liêm Pha, biết kế phản gián thành công, liền bí mật phái Bạch Khởi làm tướng quân. Bạch Khởi vừa đến Trường Bình, bố trí tốt mai phục, cố ý đánh thua mấy trận rút chạy. Triệu Quát không biết là cạm bẫy, còn hạ lệnh liều mình đuổi theo, kết quả trúng mai phục của quân Tần, bốn mươi vạn đại quân bị cắt thành hai đoạn. Triệu Quát lúc đó mới biết quân Tần lợi hại, đành phải chờ đợi cứu binh.

Không ngờ, nước Tần lại đem binh cắt đứt đường vận lương và cứu binh của nước Triệu. Cuối cùng, quân đội của Triệu Quát do bên trong không lương thảo, bên ngoài không cứu binh, giữ được hơn bốn mươi ngày thì binh sĩ kêu khổ thấu trời, Triệu Quát mang binh xông ra lớp lớp vòng vây, lại bị quân Tần bắn chết. Quân Triệu nghe tin chủ tướng bị giết, cũng nhao nhao ném vũ khí đầu hàng. Toàn bộ bốn mươi vạn quân Triệu bị tiêu diệt trong tay vị chủ soái Triệu Quát, người chỉ biết bàn chuyện đánh trận trên giấy.

Câu thành ngữ này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc áp dụng vào thực tiễn, nhưng không có nghĩa là xem nhẹ việc học tập tri thức và kinh nghiệm từ sách vở. Nếu không tìm hiểu lý thuyết mà vội bắt tay vào thực hành tức là làm việc một cách mù quãng, dạng người này sẽ rất cố chấp tự cho mình là đúng, ngược lại không thể minh bạch ra đạo lý chân chính.

Mỗi câu thành ngữ đều có nguồn gốc trực tiếp từ lịch sử, nó không phải là thứ mà con người biên tạo ra, mà là tự nhiên hình thành trong quá trình diễn biến lịch sử. Mỗi một thành ngữ dường như đều có một câu chuyện, một điển cố, hoặc những lai lịch khác. Vậy nên tìm hiểu ngọn nguồn của những câu thành ngữ cũng là một phương diện để tìm hiểu văn hoá truyền thống từ ngàn xưa.

Lam Sơn
(T/h)

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Nguồn gốc câu thành ngữ “Đánh trận trên giấy"