Nguồn gốc và tinh thần của võ thuật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kim cổ xưa nay, từ bậc đế vương cho đến bình dân bách tính, võ thuật truyền thống đều được đại chúng tôn sùng, bởi vì nó không chỉ làm cho người ta thân thể khỏe mạnh, mà còn chứa đựng nội hàm đạo đức thâm sâu.

Nói đến nguồn gốc võ thuật, người ta thường nói đến hai phái lớn là Thiếu Lâm quyền của Phật gia và Thái cực quyền của Đạo gia. Tuy nhiên, thời Tam Quốc, Ngũ Cầm Hí của Hoa Đà chính là một bộ võ thuật hoàn chỉnh. Ngược dòng thời gian, thì thấy võ thuật sản sinh cùng với sự sản sinh nền văn minh.

Võ thuật truyền thống là bảo vật của 5000 năm văn minh Trung Hoa, là một công phu đã từng dương danh thế giới. Kim cổ xưa nay, từ bậc đế vương cho đến bình dân bách tính, võ thuật truyền thống đều được đại chúng tôn sùng, bởi vì nó không chỉ làm cho người ta thân thể khỏe mạnh, mà còn chứa đựng nội hàm đạo đức thâm sâu.

Võ thuật truyền thống Trung Hoa nhấn mạnh võ đức. Lão Tử giảng: “Đạo sinh chi, Đức súc chi.” (Tạm dịch: Đạo sinh ra vạn vật, Đức nuôi dưỡng vạn vật), vạn vật có Đức thì tồn tại, thất Đức tất bại vong, mà võ đức chính là nền tảng cho sự truyền thừa của võ thuật, là thể hiện đồng thời của võ đức và võ nghệ.

Võ thuật truyền thống là văn hóa Thần truyền

Võ thuật xuất hiện từ rất sớm, thời thượng cổ xa xưa khi Hoàng Đế tạo ra binh khí để chiến đấu với Xi Vưu. Sau đó, một bộ phận thân pháp, thân hình của võ thuật phát triển thành vũ đạo (múa), dùng cho tế tự và lễ tiết, cũng nói nhất vũ lưỡng dụng (vũ có hai công dụng), dùng cho văn thì là vũ đạo, dùng cho võ là để đánh trận. Võ và Vũ, một võ một văn, âm dương cân bằng, sự bác đại tinh thâm của văn hóa Thần truyền nằm trong đó.

Nội hàm của võ thuật truyền thống

Võ thuật truyền thống bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của Trung Hoa, ngoài việc để trị bệnh nâng cao sức khỏe, ngăn chặn bạo lực, thưởng thức nghệ thuật, còn bao gồm cả hàm dưỡng Đạo Đức. “Võ Đức” bao gồm cả Nhân, Lễ, Nghĩa,Trí, Tín, nên có thể nói võ thuật là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Giới võ thuật luôn đặt võ đức là linh hồn của võ thuật, lấy võ đức ưu tú ra sao làm tiêu chuẩn để đánh giá nhân vật võ lâm. Ví dụ: Võ thuật truyền thống yêu cầu hành thiện, không lấy võ thuật để ức hiếp người khác, mà dùng để rèn luyện thân thể và phòng thân tự vệ.

Chắp tay, cũng là ôm quyền, luôn là lễ nghi trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, biểu thị kính nhường khiêm tốn, cũng như người ta thường nói là “Tác ấp” (Vái chào); người nữ tay chắp ngang vùng eo, gối hơi khuỵu hành lễ. Võ thuật là một phần của văn hóa Trung Hoa, cũng như vậy mà ôm quyền thi lễ.

Ngoài Ngoài ra, võ thuật truyền thống hết sức coi trọng việc kính trọng thầy dạy, nếu một võ sinh mà không kính trọng sư phụ, thì cũng như là bất hiếu với cha mẹ mình, cho nên chỉ có kính sư, kính đạo, kính trưởng (kính trọng bề trên), kính hữu(kính trọng bạn hữu), mới có thể học võ, mới có thể thành tài.

Võ thuật truyền thống coi trọng võ đức. Võ đức là ngăn cái ác và hoằng dương cái thiện. (Ảnh: Epochtimes)

Sự khác biệt của ‘võ thuật truyền thống mới’ ngày nay và võ thuật truyền thống chân chính

Cái mà ngày nay gọi là ‘võ thuật truyền thống’ hoàn toàn khác với võ thuật truyền thống chân chính, nên để phân biệt, tạm gọi nó là ‘võ thuật truyền thống mới’

Võ thuật truyền thống chân chính chú trọng võ đức, người tập võ chiểu theo quy tắc vận động của vũ trụ, thuận ứng phép tắc của thiên địa tự nhiên, vận dụng kinh lạc của nhân thể, vận động chính xác kết cấu của nhân thể, từ đó sản sinh ra sức mạnh. Đồng thời phải đề cao tâm tính, vứt bỏ tâm tranh đấu, chú trọng phẩm chất đạo đức cùng sự đề cao tinh thần.

Ngày nay, chúng ta thường thấy ‘võ thuật truyền thống mới’ trên màn ảnh, TV, chỉ lưu lại một phần động tác của võ thuật truyền thống, cho thêm vào để nhìn đẹp mắt, và thêm động tác có độ khó cao, ví dụ thêm các động tác thể hình, tạp kỹ. ‘Võ thuật truyền thống mới’ tuy nhìn bề ngoài thì đẹp, nhưng lại không phù hợp với kết cấu sinh lý của nhân thể, người học võ rất dễ bị tổn thương phần đầu gối và vùng thắt lưng.

Đặc biệt là vài chục năm gần đây, Trung Quốc còn đưa võ thuật thành hạng mục thi đấu trong Thế vận hội, đầu tư tiền bạc, ra sức thúc đẩy cải biến ‘võ thuật truyền thống mới’, để cho đẹp mắt, nó cho thêm vào võ thuật truyền thống rất nhiều động tác, ví dụ như bay nhảy, nhào lộn trên không, nhưng lại bỏ đi hàm dưỡng đạo đức truyền thống.

Thái Bình
Theo Mai Viên - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Nguồn gốc và tinh thần của võ thuật