Nhà khoa học chứng minh được Thần cũng luân hồi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thần thoại Bắc Âu, vũ trụ và các vị Thần đều có sinh tử, có cả luân hồi tái sinh. Một nhà vật lý vĩ đại đã khơi dậy những liên tưởng rằng, liệu vũ trụ này của chúng ta cũng như thế? Ông mạnh dạn suy luận và thực sự khám phá ra bí mật luân hồi của Thần.

Sinh viên Penrose

Một buổi chiều năm 1950, trong khuôn viên trường Đại học London, các sinh viên vẫn bận rộn như thường lệ. Một số đến lớp, một số làm thí nghiệm, cũng có một số thảo luận với giáo sư.

Một sinh viên khoa toán tên là Roger Penrose lặng lẽ đọc sách trong thư viện. Anh vô cùng say mê đọc cuốn sách tựa đề “Thần thoại Bắc Âu”. Câu chuyện kể rằng, vào thuở sơ khai của vũ trụ, khắp nơi đều là bóng tối. Một sức mạnh thần thánh lặng lẽ tiến đến, mặc dù không nhìn thấy và chạm được, nhưng nó âm thầm nuôi dưỡng, chuẩn bị cho mọi thứ trong tương lai. Sức mạnh thần thánh này thuộc về một vị Thần vĩ đại tên là Orlog. Ông là Chúa tể của vạn vật.

Bằng sức mạnh thần thánh của Orlog, trong khoảng trống mênh mông, xuất hiện một khe lớn gọi là Ginnungagap. Nó được bao quanh bởi một ánh sáng nhạt không bao giờ biến mất. Chẳng mấy chốc, ngay phía bắc của Ginnungagap, vương quốc bóng tối và sương mù Niflheim ra đời. Nơi đây có một con suối không bao giờ cạn, gọi là Hvergelmir. Suối nước tuôn trào đổ vào 12 con sông lớn. Nước sông lại đổ xuống khe vũ trụ Ginnungagap.

Bằng sức mạnh thần thánh của Orlog, trong khoảng trống mênh mông, xuất hiện một khe lớn gọi là Ginnungagap. Nó được bao quanh bởi một ánh sáng nhạt không bao giờ biến mất (Ảnh chụp màn hình)
Bằng sức mạnh thần thánh của Orlog, trong khoảng trống mênh mông, xuất hiện một khe lớn gọi là Ginnungagap. Nó được bao quanh bởi một ánh sáng nhạt không bao giờ biến mất (Ảnh chụp màn hình)

Dưới hơi thở lạnh giá của Ginnungagap, một phần của dòng sông ngưng tụ thành một sông băng khổng lồ. Tại phía nam của khe nứt vũ trụ Ginnungagap, một vương quốc của ngọn lửa thực sự được sinh ra. Người khổng lồ lửa tên là Surtur canh giữ ở nơi đây.

Người khổng lồ vung con đao lớn, chặt khối băng. Dưới tác động của ngọn lửa, khối băng bốc hơi thành hơi nước, lấp đầy khắp toàn bộ hư không. Sau đó, nó ngưng tụ thành một sông băng mới.

Vũ trụ được mô tả trong “Thần thoại Bắc Âu” khiến Penrose cảm thấy vô cùng mới lạ. Anh đã từng đọc Kinh Thánh nhưng anh không theo đạo. Dường như thuyết về Thần Sáng Thế không phải chỉ có trong Cơ Đốc giáo. Anh háo hức muốn biết về Thần Sáng Thế trong Thần thoại Bắc Âu khác với Cơ Đốc giáo như thế nào.

Anh lại tiếp tục say sưa đọc cuốn sách. Trong sách viết rằng, dưới sự cọ xát của băng và lửa, từ tảng băng trôi một người khổng lồ băng giá được sinh ra, gọi là Ymir. Cùng lúc đó một con bò cái khổng lồ cũng được sinh ra. Sữa bò tạo thành bốn dòng chảy nhỏ giọt không ngừng, nuôi dưỡng những người khổng lồ ban đầu và Thần tộc sau này.

Sự ra đời của Thần tộc cũng không thể tách rời khỏi con bò cái. Con bò sống bằng cách liếm muối trên mặt băng. Bị lưỡi bò mềm liếm, sông băng dần tan chảy, một cái đầu khổng lồ lộ ra. Ông là Buri, tổ tiên của Thần tộc, cũng là ông nội của Odin.

Người khổng lồ băng giá và Thần tộc vốn dĩ rất không hoà hợp với nhau. Bởi vì máu của người khổng lồ băng giá có độc, vì vậy trong người họ phần ác nhiều hơn thiện. Còn Thần tộc thì ngược lại, thiện nhiều hơn ác. Cả hai chủng tộc dần dần sinh sôi đông lên. Vì không hoà hợp nên không tránh khỏi chiến tranh. Người khổng lồ khơi mào tấn công với ý muốn loại bỏ Thần tộc. Thần tộc phản kích trở lại.

Người khổng lồ băng giá và Thần tộc vốn dĩ rất không hoà hợp với nhau nên không tránh khỏi chiến tranh (Ảnh chụp màn hình)
Người khổng lồ băng giá và Thần tộc vốn dĩ rất không hoà hợp với nhau nên không tránh khỏi chiến tranh (Ảnh chụp màn hình)

Cả hai bên thi triển thần thông, đánh đến trời đất mịt mù vẫn bất phân thắng bại. Lúc này, cha của Odin đã nảy ra một ý tưởng, cưới một nữ khổng lồ làm vợ, sinh ra ba anh em Odin. Việc kết hôn ngoài chủng tộc mang đến lợi thế di truyền.

Ba anh em nhà Odin vừa đồng thời có được sức mạnh nguyên thuỷ của Thần tộc vừa có được sức mạnh của những người khổng lồ băng giá. Họ hợp lực để tìm cơ hội giết Ymir, tổ tiên của người khổng lồ, và gần như đã xóa sổ toàn bộ tộc người khổng lồ băng giá. Chỉ có một đôi vợ chồng người khổng lồ băng giá trốn thoát đến một góc rất xa xôi của vũ trụ và ở lại. Họ là tổ tiên của Jotunheim - vương quốc của những người khổng lồ băng giá.

Jotunheim - vương quốc của những người khổng lồ băng giá (Ảnh chụp màn hình)
Jotunheim - vương quốc của những người khổng lồ băng giá (Ảnh chụp màn hình)

Chúa tể vũ trụ trong thần thoại Bắc Âu Orlog không giống như Thượng Đế của Do Thái giáo. Mặc dù Orlog là Chủ của vũ trụ nhưng ông không đích thân sáng tạo ra vạn vật, nhưng ông đã ủy thác vị Thần khác tạo ra vũ trụ của cảnh giới thấp hơn.

Ba anh em nhà Odin rõ ràng được Chúa tể vạn vật Orlog chọn là những vị Thần sáng tạo. Họ bắt đầu sáng tạo ra một vũ trụ bên trong Ginnungagap khe nứt Thái Hư.

Chất liệu sáng tạo là di thể của người khổng lồ Ymir. Ba anh em Odin dùng đầu của Ymir làm bầu trời, não làm thành đám mây, máu và mồ hôi làm nên đại dương, thịt làm nên trái đất, tóc làm thành thảm thực vật. Một vũ trụ hoàn chỉnh với quy mô đơn giản như thế bắt đầu hình thành.

Chất liệu sáng tạo vũ trụ bên trong Ginnungaga là di thể của người khổng lồ Ymir (Ảnh chụp màn hình)
Chất liệu sáng tạo vũ trụ bên trong Ginnungaga là di thể của người khổng lồ Ymir (Ảnh chụp màn hình)

Anh em Odin đã tạo thêm 9 thế giới trong vũ trụ này, bao gồm Thần tộc, tộc tinh linh, tộc người khổng lồ, tộc người lùn và nhân tộc.

Ở trung tâm của vũ trụ là một cây thế giới khổng lồ. Chín thế giới được phân bổ xung quanh cây thế giới. Trong thần thoại Bắc Âu, cây thế giới là hình thức tồn tại cụ thể của vũ trụ. Rễ cây một mạch kéo dài đi xuống. Một đài phun nước vô tận kéo dài đến xứ sở sương mù.

Một con ác long trong lòng đất liên tục rỉa rễ cây. Một khi rễ bị cắn đứt, ngày tận thế của vũ trụ đang đến. Khoảnh khắc này được gọi là Ragnarök. Thần tộc, nhân loại và thiên địa các giới sinh ra từ cây vũ trụ, đều đã từng có một thời đại hoàng kim.

Một con ác long trong lòng đất liên tục rỉa rễ cây. Một khi rễ bị cắn đứt, ngày tận thế của vũ trụ đang đến. Khoảnh khắc này được gọi là Ragnarök (Ảnh chụp màn hình)
Một con ác long trong lòng đất liên tục rỉa rễ cây. Một khi rễ bị cắn đứt, ngày tận thế của vũ trụ đang đến. Khoảnh khắc này được gọi là Ragnarök (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng theo thời gian, vũ trụ đang dần già đi. Một ngày nọ, con ác long cuối cùng đã cắn đứt gốc cây. Ragnarök đang đến. Vào ngày này cũng là tới hồi kết của trận quyết chiến giữa Thần tộc và đối thủ cũ của họ từ khi ban đầu sáng thế - người khổng lồ băng giá.

Odin và các vị Thần đều chết trong cuộc chiến. Người khổng lồ lửa dùng lửa để thiêu rụi cây vũ trụ. Hầu như tất cả sinh mệnh trên chín thế giới đã bị hủy diệt.

Khi vũ trụ mới tái sinh từ đống đổ nát của vũ trụ cũ, chỉ có một người con trai của Odin là Baldr hồi sinh. Ông bước vào vũ trụ mới, bắt đầu một tiến trình sinh mệnh mới.

Điều cuốn hút Penrose là vũ trụ trong thần thoại Bắc Âu có tính tuần hoàn. Cựu Thần tái sinh trong vũ trụ mới. Đó là điều mà anh chưa bao giờ nghe nói đến, và là khái niệm anh chưa bao giờ tiếp xúc tới.

Cơ Đốc giáo không chấp nhận quan niệm luân hồi. Các vị Thần trong tín ngưỡng Hy Lạp cổ đại cũng bất tử. Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, các vị Thần không bao giờ chết. Ông sẽ bị ném xuống địa ngục hoặc bị cầm tù. Việc các vị Thần cũng sẽ bị hủy diệt và tái sinh cùng với vũ trụ là một khái niệm rất mới đối với Penrose. Anh không ngừng hỏi vậy sự thật vũ trụ rốt cuộc là gì? Có thực sự tồn tại quá trình tuần hoàn từ sáng tạo đến hủy diệt, rồi lại sinh ra mới?

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, các vị Thần không bao giờ chết. Ông sẽ bị ném xuống địa ngục hoặc bị cầm tù (Ảnh chụp màn hình)
Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, các vị Thần không bao giờ chết. Ông sẽ bị ném xuống địa ngục hoặc bị cầm tù (Ảnh chụp màn hình)

Lúc này bụng của Penrose sôi lên. Anh ngước mắt nhìn lên đồng hồ trên tường, không ngờ đã tới giờ ăn tối. Penrose vội vã rời thư viện. Lần rời đi này, anh không còn có cơ hội nghiên cứu sâu về chủ đề nguồn gốc của vũ trụ nữa.

Sau khi tốt nghiệp, vì Penrose có năng khiếu toán học nên đã làm nghiên cứu và giảng dạy ở những trường đại học hàng đầu như Princeton. Với thành tích học thuật nổi bật, Penrose có thể tiếp tục phát triển trong lĩnh vực toán học và trở thành một nhà toán học nổi danh như Riemann và Hardy. Tuy nhiên, một hội nghị học thuật tại Đại học Cambridge đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Penrose.

Ông đã gặp Dennis Sciama - nhà vũ trụ học người Anh và giáo viên nổi tiếng trong cộng đồng vật lý thiên văn. Ông Sciama đã đào tạo rất nhiều các nhà vật lý xuất sắc, chẳng hạn như Stephen Hawking nổi tiếng cũng là học trò của ông.

Dennis Sciama - nhà vũ trụ học người Anh và giáo viên nổi tiếng trong cộng đồng vật lý thiên văn (Ảnh chụp màn hình)
Dennis Sciama - nhà vũ trụ học người Anh và giáo viên nổi tiếng trong cộng đồng vật lý thiên văn (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi trò chuyện, Sciama và Penrose rất trân trọng nhau. Sciama kinh ngạc trước tài năng toán học của Penrose. Với Penrose, giấc mơ theo đuổi sự thật về nguồn gốc vũ trụ từ nhiều năm trước lại trỗi dậy. Khi đó, Penrose vừa bước qua tuổi 30.

Penrose ngay lập tức chuyển từ toán học thuần túy sang nghiên cứu vũ trụ học và vật lý học.

Hai lý luận vũ trụ

Bấy giờ có hai lý thuyết quan trọng nhất về vũ trụ. Đó là thuyết vụ nổ lớn và thuyết trạng thái ổn định của vũ trụ. Một đối thủ cạnh tranh lớn của lý thuyết vụ nổ lớn vào thời điểm đó là mô hình trạng thái ổn định của vũ trụ. Giả định của nó là: Vũ trụ của chúng ta không bắt đầu và cũng không có kết thúc. Vào bất kỳ thời điểm nào, nó vẫn luôn không đổi.

Ngay cả khi sự giãn nở của vũ trụ có thể quan sát được, nó cũng được thúc đẩy bởi năng lượng tối. Vật chất tiêu hao trong quá trình nở rộng sẽ liên tục được bù đắp từ những vật chất mới được sinh ra. Hao tổn và bù đắp, một tích cực và một tiêu cực, triệt tiêu lẫn nhau.

Thuyết trạng thái ổn định của vũ trụ cho rằng vật chất tiêu hao trong quá trình nở rộng sẽ liên tục được bù đắp từ những vật chất mới được sinh ra (Ảnh chụp màn hìnhv
Thuyết trạng thái ổn định của vũ trụ cho rằng vật chất tiêu hao trong quá trình nở rộng sẽ liên tục được bù đắp từ những vật chất mới được sinh ra (Ảnh chụp màn hình)

Vì vậy vũ trụ vẫn ở trạng thái ổn định. Nhưng cả hai lý thuyết đều là những khái niệm hạt giống vào thời điểm đó. Bởi vì không có dữ liệu quan sát và lý luận toán học ủng hộ nên không có điều kiện để nảy mầm. So với lý thuyết vụ nổ lớn, Sciama lạc quan hơn về lý thuyết trạng thái ổn định vũ trụ, vì vậy ông đã giao chủ đề này cho học trò cưng Penrose. Ông hy vọng Penrose sử dụng lợi thế toán học của mình làm cho hạt giống này bén rễ.

Vậy là Penrose nhốt mình trong văn phòng mỗi ngày và làm việc chăm chỉ, hy vọng từ toán học có thể suy ra cơ sở cho việc thiết lập lý thuyết trạng thái ổn định.

Tới năm 1964, một số nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có một bức xạ điện từ có mặt khắp nơi trong vũ trụ. Bức xạ này bây giờ được gọi là bức xạ nền vi sóng vũ trụ (viết tắt tiếng Anh là CMB), và ủng hộ thuyết Big Bang. Các nhà khoa học rất phấn khích cho rằng CMB chính là tia sáng nguồn gốc của Big Bang, là bằng chứng của vụ nổ Big Bang. Trước những bằng chứng, Sciama cũng phải thừa nhận thất bại và tin chắc rằng ông đã nhầm.

Các nhà khoa học rất phấn khích cho rằng CMB chính là tia sáng nguồn gốc của Big Bang, là bằng chứng của vụ nổ Big Bang (Ảnh chụp màn hình)
Các nhà khoa học rất phấn khích cho rằng CMB chính là tia sáng nguồn gốc của Big Bang, là bằng chứng của vụ nổ Big Bang (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng Penrose nhanh nhạy hơn, và ông lập tức nghĩ rằng nếu có một vụ nổ lớn như vậy vào thời điểm khởi đầu của vũ trụ, thì nó phải bắt đầu từ một hoặc một số điểm. Vậy những điểm này ở trong trạng thái như thế nào?

Chẳng mấy chốc Penrose và Hawking cùng đề xuất định lý điểm kỳ dị Penrose-Hawking. Cái gọi là "điểm kỳ dị" đề cập đến một trạng thái ban đầu nhất định. Ở trạng thái này, mật độ vật chất và độ cong của hình học thời không trở nên vô hạn.

Độ cong là gì? Đơn giản là dùng các điểm kỳ dị để giải thích nguồn gốc của vũ trụ, thì có thể nói rằng, vũ trụ khởi đầu là hỗn loạn, có một hoặc vô số điểm được gọi là điểm kỳ dị. Trong điểm kỳ dị, mật độ vật chất và không gian lớn vô hạn. Chúng được nén vô hạn. Đột nhiên một ngày, điểm kỳ dị bùng nổ, vật chất bắt đầu phun ra bên ngoài. Đây là những vật chất nguyên thủy của vũ trụ. Các chất ban đầu này chuyển động và tương tác với nhau. Sau hàng tỷ năm, dần dần hình thành vũ trụ mà chúng ta thấy ngày nay. Với đóng góp này của mình, Penrose đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2020.

Vì những đóng góp này của mình, Penrose đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2020 (Ảnh chụp màn hình)
Vì những đóng góp này của mình, Penrose đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2020 (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng ở đây có vấn đề, điểm kỳ dị này cụ thể là ở đâu? Penrose dùng mô hình toán học để tính toán ra rằng, lẽ ra phải có những điểm kỳ dị như vậy trong vũ trụ. Nhưng khoa học chú trọng điều gì? Đó là quan sát và bằng chứng. Chính xác thì những điểm kỳ dị này ở đâu, cho đến nay chưa ai có thể quan sát được.

Ban đầu, các nhà khoa học suy đoán có thể điểm kỳ dị chính là trung tâm của lỗ đen. Bởi vì tại điểm kỳ dị, vật chất và không gian bị nén vô hạn, mật độ siêu dày đặc. Dường như nó rất giống với sự tồn tại của một lỗ đen? Và lỗ đen thậm chí nuốt chửng cả ánh sáng, chúng ta đều không thể quan sát được lỗ đen, vì vậy, không quan sát được điểm kỳ dị.

Penrose nói rằng, có thể là do lực lượng không xác định nào đó đã che giấu điểm kỳ dị. Đối với câu hỏi điểm kỳ dị ở đâu, Penrose đã bước vào ranh giới của khoa học và huyền học. Ông không phủ nhận giả thuyết trung tâm của lỗ đen chính là điểm kỳ dị. Ông cũng cởi mở trước những điều mà chúng ta chưa biết.

Nhưng với một người không tin Thần như Stephen Hawking, lại không hài lòng với câu trả lời này. Hawking không đồng ý trước khả năng có thể có vị Thần che giấu điểm kỳ dị, không có gì chứng minh được điều này. Vì vậy, Hawking khẳng định chắc chắn rằng, vụ nổ lớn chỉ là một sự việc xảy ra với xác suất nhỏ. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và nhất thời, việc không thể quan sát được điểm kỳ dị là điều bình thường.

Hawking không đồng ý trước khả năng có thể có vị Thần che giấu điểm kỳ dị, không có gì chứng minh được điều này. Vì vậy, Hawking khẳng định chắc chắn rằng, vụ nổ lớn chỉ là một sự việc xảy ra với xác suất nhỏ (Ảnh chụp màn hình)
Hawking không đồng ý trước khả năng có thể có vị Thần che giấu điểm kỳ dị, không có gì chứng minh được điều này. Vì vậy, Hawking khẳng định chắc chắn rằng, vụ nổ lớn chỉ là một sự việc xảy ra với xác suất nhỏ (Ảnh chụp màn hình)

Penrose trả lời một cách chậm rãi rằng, mặc dù bây giờ chúng ta không thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, nhưng cũng không thể phủ định. Mặc dù hiện nay có lý thuyết vụ nổ lớn giải thích sự ra đời của vũ trụ, dường như không cần phải quy điều này cho Thần. Nhưng quá trình ra đời của vũ trụ cụ thể như thế nào, vẫn còn là một bí ẩn. Cuộc tranh luận cứ thế kéo dài và không ai thuyết phục được ai.

Penrose chợt nhớ lại vũ trụ Odin trong thần thoại Bắc Âu. Một sự khởi đầu và kết thúc như vậy, lại vừa là mô hình vũ trụ tái sinh tuần hoàn. Penrose tự hỏi có phải luân hồi và chu kỳ mới là mô hình chính xác để hiểu về sự sáng tạo của vũ trụ?

Tuần hoàn và luân hồi

Vì vậy, kể từ mùa hè năm 2005, Penrose bắt đầu tiến hành những khám phá “không chính thống” của riêng mình. Ông đã sử dụng mô hình toán học tự thiết kế để đi sâu nghiên cứu dữ liệu bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Mục đích của ông là để trả lời câu hỏi rằng liệu vũ trụ có phải cũng có chu kỳ của sinh mệnh không. Nghiên cứu này kéo dài một vài năm. Tới năm 2010, cuối cùng Penrose đã có một khám phá quan trọng. Ông đã phân tích dữ liệu từ tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson (WMAP). Đây là một vệ tinh do NASA phóng vào năm 2001, mục đích để phát hiện nhiệt bức xạ còn lại sau vụ nổ lớn. Đây chính bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) được đề cập ở trên.

Penrose đã phân tích dữ liệu từ tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson (WMAP), một vệ tinh do NASA phóng vào năm 2001, để phát hiện nhiệt bức xạ còn lại sau vụ nổ lớn (Ảnh chụp màn hình)
Penrose đã phân tích dữ liệu từ tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson (WMAP), một vệ tinh do NASA phóng vào năm 2001, để phát hiện nhiệt bức xạ còn lại sau vụ nổ lớn (Ảnh chụp màn hình)

Penrose ngạc nhiên khi thấy trong dữ liệu nền vi sóng vũ trụ có thừa một số cấu trúc vòng tròn đồng tâm. Không ai biết chúng là gì. Penrose tính toán cẩn thận bằng mô hình toán học của riêng mình. Kết quả làm ông vô cùng vui mừng, cuối cùng ông đã tìm thấy bằng chứng.

Theo ông, những vòng tròn đồng tâm dường như dư thừa này, thực ra chính là dấu vết của bức xạ hấp dẫn ở vũ trụ chu kỳ trước để lại. Điều này có nghĩa là trước vũ trụ của chúng ta, có tồn tại vũ trụ chu kỳ trước.

Trước khám phá tuyệt vời này, ba nhóm nghiên cứu khác đã lập tức tiến hành nghiên cứu. Nhưng họ lại phải lắc đầu trước kết quả tính toán, nó không giống như những gì Penrose nói. Penrose lại cẩn thận so sánh các tính toán của đồng nghiệp. Hoá ra, sự khác biệt nằm ở sự khác nhau giữa các mô hình toán học sử dụng.

Penrose cho rằng mô hình toán học của các nhóm khác rõ ràng có những sai sót. Ông không những chỉ ra những sai sót của đồng nghiệp, mà còn cung cấp cho họ phương pháp của ông. Cuối cùng mọi người cũng đi đến kết luận giống nhau.

Penrose tuyên bố vòng đời sinh mệnh của vũ trụ thực sự có khả năng là theo chu kỳ. Ông gọi lý thuyết của mình là Mô hình vũ trụ học chu kỳ bảo giác (Conformal cyclic cosmology - viết tắt là CCC). Quá trình của vụ nổ lớn hoàn toàn không ồn ào, mà khá nhẹ nhàng. Nó giữ một số thứ từ vũ trụ cũ và chuyển sang vũ trụ mới. Trong lý thuyết này, Penrose đưa ra giả thuyết lỗ đen là nơi trú ngụ của sinh mệnh trong vũ trụ. Mọi vật chất cuối cùng sẽ bị lỗ đen nuốt chửng. Hố đen giống như “quy khư” (một cái vực sâu không đáy hút tất cả nước dưới đáy biển) được đề cập trong “Liệt tử”.

Penrose tuyên bố vòng đời sinh mệnh của vũ trụ thực sự có khả năng là theo chu kỳ (Ảnh chụp màn hình)
Penrose tuyên bố vòng đời sinh mệnh của vũ trụ thực sự có khả năng là theo chu kỳ (Ảnh chụp màn hình)

Không chỉ tất cả nước trên thế giới, ngay cả nước ở sông Thiên Hà cuối cùng cũng sẽ chảy vào vực sâu không đáy này. Nó không bao giờ dừng lại, cũng không bao giờ đầy, và chỉ chảy vào mà không chảy ra. Lỗ đen chính là sự “trở lại” này trong vũ trụ. Nhưng có một chút khác biệt giữa hố đen và truyền thuyết "quy khư". Đó là lỗ đen không thực sự chỉ vào mà không ra. Vật chất mà nó nuốt chửng, bị bốc hơi bởi bức xạ. Quá trình này được gọi là “bức xạ Hawking”. Khi quá trình bay hơi kết thúc, lỗ đen không có gì để ăn, và không có gì để xả loại đi. Tự lỗ đen sẽ chết. Mọi người đều nghĩ lỗ đen là Tử Thần của vũ trụ. Nhưng bản thân Tử Thần cũng chết. Cõi âm là nơi người chết lui tới nhưng nó cũng là một phần của vũ trụ. Nó cũng sẽ diệt vong theo sự thành, trụ, hoại, diệt của vũ trụ.

Khi Tử Thần cũng chết, địa ngục cũng sụp đổ. Sau đó, vũ trụ bắt đầu sự kết thúc thực sự. Và những vòng tròn đồng tâm còn lại trên bản đồ bức xạ nền vũ trụ chính là vết tích lỗ đen của chu kỳ trước lưu lại. Nó là hình ảnh được để lại bởi các vị Thần chết. Penrose đặt tên cho chúng là “Hawkin's Point” (điểm Hawkins).

Những vòng tròn đồng tâm còn lại trên bản đồ bức xạ nền vũ trụ chính là vết tích lỗ đen của chu kỳ trước lưu lại. Nó là hình ảnh được để lại bởi các vị Thần chết. Penrose đặt tên cho chúng là “Hawkin's Point” (Ảnh chụp màn hình)
Những vòng tròn đồng tâm còn lại trên bản đồ bức xạ nền vũ trụ chính là vết tích lỗ đen của chu kỳ trước lưu lại. Nó là hình ảnh được để lại bởi các vị Thần chết. Penrose đặt tên cho chúng là “Hawkin's Point” (Ảnh chụp màn hình)

Điều này có liên quan gì đến Thần thoại Bắc Âu? Cơ học lượng tử hiện đại cho rằng tất cả các hạt tạo nên vũ trụ có thể chia thành hai loại. Loại đầu tiên được gọi là fermion, thứ hai được gọi là boson. Đại diện tiêu biểu nhất của fermion là electron. Đại diện tiêu biểu nhất của boson là photon.

Trong thuyết vũ trụ tuần hoàn của Penrose các electron bị giới hạn trong chu kỳ sinh mệnh của một vũ trụ, nó không thể đi qua chu kỳ sinh mệnh vũ trụ mới. Các electron phải trải qua quá trình bay hơi của lỗ đen. Nó phải được chuyển đổi không thể đảo ngược thành bức xạ, nghĩa là nó phải được chuyển đổi thành boson, thì mới có thể du hành giữa các "thế hệ" vũ trụ cũ và mới.

Quá trình biến đổi không thể đảo ngược đó chính là cái chết của vũ trụ cũ và sự ra đời của vũ trụ mới. Chỉ có các boson như photon và sóng hấp dẫn lượng tử mới có thể đi qua hai “thế hệ” của vũ trụ dưới dạng bức xạ, xuyên việt qua kiếp quá khứ và kiếp hiện tại của vũ trụ. Trong Thần thoại Bắc Âu, sau Ragnarök, nhân loại, Thần tộc và người tuyết khổng lồ gần như bị xóa sổ, chỉ một vài sinh mệnh có thể tiến vào vũ trụ mới.

Chỉ có Thần ánh sáng Baldr hồi sinh một lần nữa từ địa ngục tối tăm. Ông là người duy nhất đến từ vũ trụ cũ, bước vào vũ trụ mới.

Chúng ta hãy lưu ý tới Thần ánh sáng Baldrr. Sau đó suy nghĩ về nó một cách cẩn thận. Đây không phải là dùng ngôn ngữ của Thần thoại để nói về nói về vấn đề các photon bao trùm vũ trụ cũ và mới sao?

Theo Wenzhao

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nhà khoa học chứng minh được Thần cũng luân hồi