Nhà văn huyền thoại người Anh nhớ lại kiếp trước là một pharaoh của Ai Cập cổ đại [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Dậy đi, tỉnh lại đi Joan!” Một giọng nói sâu thẳm trong trái tim cô bắt đầu lên tiếng. Cô cố gắng mở mắt ra, định thần lại nhìn kỹ: ồ, cô giáo và đền Thần đâu mất rồi?

Mơ về Ai Cập

Hôm đó, trong chánh điện của ngôi đền, một cô gái trẻ đang chăm chú nghe bài giảng của Thầy Tư tế Thượng phẩm. Cô là Sekeeta, con gái của Pharaoh, tác giả tương lai của quyển “Pharaoh có cánh” (Winged Pharaoh), là người thống trị tối cao với chức tư tế. Để chứng minh trình độ của mình, cô ấy phải có đủ kỹ năng sinh tồn qua khảo nghiệm nhập môn khắc nghiệt của các vị tư tế. Cô ấy cũng phải có thể buông bỏ bản thân và cống hiến cuộc đời cho những thần dân dưới quyền cai trị của mình. Có vẻ như đó là một chặng đường dài phía trước! Vì vậy, bố mẹ cô đã sớm cho cô vào đền Thần để rèn luyện.

Giọng nói của cô giáo thật ấm áp và ân cần, cùng với làn gió mùa hè sảng khoái, dễ chịu, cô bé bắt đầu cảm thấy buồn ngủ khi nghe, và đầu cô nhanh chóng rũ xuống. “Dậy đi, tỉnh lại đi Joan!”. Một giọng nói sâu thẳm trong trái tim cô bắt đầu lên tiếng. Cô cố gắng mở mắt ra, định thần lại nhìn kỹ: ồ, cô giáo và đền Thần đâu mất rồi?

Cô gái hoàn hồn và khẽ thở dài. Cô biết rằng mình đã Thần du (đi vào cõi Thần Tiên) giữa thanh thiên bạch nhật một lần nữa và đã quay trở lại Ai Cập cổ đại. Cô ấy là nhân vật chính của câu chuyện của chúng ta ngày hôm nay, nhà văn huyền thoại người Anh Joan Grant. Còn nàng công chúa Ai Cập cổ đại Sekeeta chính là kí ức kiếp trước không thể lay chuyển hay xóa nhòa trong tâm trí của Grant.

Mảnh ký ức

Grant sinh ra trong một gia đình giàu có ở London vào năm 1907. Từ nhỏ đã múa ba lê, chơi tennis và sống nhàn nhã. Mẹ Blanche có khả năng tâm linh siêu phàm và đã tiên đoán chính xác vụ đắm tàu ​​Titanic. Có lẽ nó được di truyền từ gia đình, Grant đã có thể nhìn thấy những điều mà người khác không thể nhìn thấy từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như ma.

Chồng của Joan Grant là Leslie (Leslie Grant) làm công việc chụp ảnh khảo cổ học. Năm 1934, Leslie đến Iraq để khai quật khảo cổ, Grant cũng đi cùng chồng, nhân tiện cũng đến Ai Cập một chuyến, và sống ở đó gần một tháng. Grant nhận thấy khung cảnh xung quanh vách đá bên ngoài thủ đô Amarna của Ai Cập cổ đại trông rất quen thuộc. Sau đó, cô nhận ra rằng Sekeeta đã từng đánh một trận lớn với quân xâm lược ở đây với tư cách là một pharaoh, điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ký ức của cô.

Joan Grant và chồng, nhà khảo cổ học Leslie Grant. (Ảnh chụp màn hình video)
Joan Grant và chồng, nhà khảo cổ học Leslie Grant. (Ảnh chụp màn hình video)

Kể từ đó, những mảnh ký ức của Sekeeta cứ hiện lên trong tâm trí Grant. Chồng cô, Leslie đã sử dụng tốc ký để giúp cô ghi lại những cảnh thoáng qua này, và sau đó đã tổng hợp hơn 100 clip. Về cơ bản, cặp đôi này chắc chắn đây là từ ký ức kiếp trước của Grant. Nhưng công chúa Ai Cập cổ đại này sống ở triều đại nào và thuộc thế hệ nào?

Leslie đã mua lại một cuốn “Lịch sử Ai Cập”, và hai người cùng nhau tìm hiểu từng chút một. Kết quả thực sự tìm thấy một số manh mối. Không chỉ tìm thấy những chữ tượng hình mà Grant đã nhìn thấy trong một bức ảnh chụp xác ướp, còn nhìn thấy chiếc vòng tay mà Sekeeta đã tặng cho mẹ. Vì vậy, về cơ bản chắc hẳn tuổi của Sekeeta là khoảng 3.000 năm trước Công nguyên. Cha của cô là Djer, vị pharaoh thứ ba của triều đại đầu tiên của Ai Cập cổ đại. Tên của cô khi còn là nữ hoàng là Merneith.

Bia mộ của vua Djer. (Ảnh: wikimedia)
Bia mộ của vua Djer. (Ảnh: wikimedia)
Djet, Uadji hay Wadji, bia đá nổi tiếng của Djet cạnh ngôi mộ ở Umm el-Qa'ab. (Ảnh: wikimedia)
Bia đá từ ngôi mộ của Merneith ở Umm el-Qa'ab. (Ảnh: wikimedia)

Vì quá lâu đời nên sử sách viết về Merneith không còn nhiều. Nhưng Grant đã đối chiếu cuộc đời của vị nữ pharaoh này và lần lượt lấp đầy hơn 100 mảnh ký ức. Vậy là, cuộc đời huy hoàng của vị nữ hoàng xinh đẹp đã được tái hiện một cách sinh động trên giấy mực.

Câu chuyện bắt đầu từ một vùng nông thôn yên bình, kể về cách Sekeeta trở thành một “Nữ tư tế Anubis”, người có thể nhớ lại nhiều kiếp trước. Là một tư tế, cô ấy có thể rời khỏi cơ thể trong giấc mơ, giúp mọi người vượt qua khó khăn và chống lại cái ác; cô ấy cũng có thể nhìn vào chiếc bát phát sáng, có thể nhìn thấy hình ảnh của các vị tư tế khác gửi đến bằng sức mạnh tâm linh. Vào thời điểm đó, tất cả các vùng của Ai Cập đều được kết nối theo cách này, có thể nói đó là “internet cổ đại”.

Sau đó, cha pharaoh của cô bị đánh bại và chết trong cuộc chiến chống lại xâm lược của người Sumer, và cô bắt đầu thống trị Ai Cập cùng với anh trai Nea, người hơn cô ba tuổi. Họ có chung danh hiệu Pharaoh, được gọi là Djet, cũng được gọi là Uadji hay Wadji. Sau đó, họ đánh bại người Sumer ở ​​Amarna và đánh đuổi quân xâm lược. Sau trận chiến, cô đã dựng một hòn đá tưởng niệm ở đó để tuyên bố chiến thắng của mình.

Djet, Uadji hay Wadji, bia đá nổi tiếng của Djet cạnh ngôi mộ ở Umm el-Qa'ab. (Ảnh: wikimedia)

Cô cũng đã vượt biển Địa Trung Hải để thực hiện chuyến thăm tới vương quốc Minoan trên đảo Crete trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Có vẻ như xã hội loài người thịnh vượng cách đây 5.000 năm đã đánh đổ hoàn toàn trí tưởng tượng của chúng ta.

‘Pharaoh có cánh’

Vào năm 1937, với sự giúp đỡ của một người bạn, câu chuyện của Sekeeta được xuất bản với tựa đề “Pharaoh có cánh” (The Winged Pharaoh), ngôn ngữ đơn giản và đẹp đẽ toát lên ánh sáng chân thành cùng những tình tiết thăng trầm của mỗi chương đều rất hấp dẫn.

Cuốn sách tuyệt vời này nhanh chóng trở thành sách bán chạy nhất trên toàn thế giới và nhận được nhiều lời khen ngợi. Vào thời điểm đó, tờ “New York Times” nhận xét rằng đây là: một cuốn sách rất lý tưởng, có thiện ý sâu sắc và phẩm chất tinh thần thuần khiết trong sáng như ngọn lửa.

Bìa trước của cuốn sách “Pharaoh có cánh” do Joan Grant viết. (Ảnh: wikimedia)
Bìa trước của cuốn sách “Pharaoh có cánh” do Joan Grant viết. (Ảnh: wikimedia)

Nhưng mặc dù Grant cho rằng cô đang kể lại lịch sử có thật, nhưng độc giả lại đọc sách như tiểu thuyết. Tuy nhiên, nhiều năm sau, khi nhiều hiện vật Ai Cập cổ đại được khai quật và diện mạo thực sự của thời đại đó dần được khôi phục, người ta đột nhiên phát hiện ra rằng điều mô tả trong sách gốc thực sự dựa trên sự thật.

Ví dụ, vào thời điểm đó, giới học thuật Ai Cập không có kết luận cuối cùng về việc ai là pharaoh đầu tiên của triều đại đầu tiên. Có ba cái tên là Narmer, Menes và Hor-Aha. Rốt cuộc là ai?

Trong sách của Grant, Narmer là pharaoh đầu tiên của triều đại, và Hor-Aha là người kế vị ông. Từ Menes có nghĩa là “thành tựu”, thuộc về danh hiệu kính trọng của vị pharaoh vĩ đại, người đã thống nhất thượng và hạ Ai Cập, và có lẽ là một bí danh của Hor-Aha.

Vào năm 1961, tức 24 năm sau, nhà Ai Cập học cổ đại Walter Emery lặp lại tuyên bố của Grant trong cuốn sách “Sơ triều đại Ai Cập” (Archaic Egypt) của ông; là một học giả khắt khe, ông không thể đưa ra kết luận này bằng cách đề cập đến một “cuốn tiểu thuyết”. Do đó, rất có thể Grant đã thuật lại sự thật, và Emery đã xác nhận điều này dựa trên bằng chứng khảo cổ học.

Ví dụ khác, Grant đã từng mô tả chi tiết một chiếc lược của Sequeta trong cuốn sách của mình:

“Trong đền tế Thần, tôi chỉ có một chiếc lược và một chiếc gương đồng nhỏ, hình ảnh của tôi rất hư ảo… Bây giờ chiếc lược ngà của tôi được chạm khắc biểu tượng ‘Pharaoh có cánh’ của tôi, con đại bàng được huấn luyện ngồi trên chiếc tàu chiến thắng, đây là phần trên; bên dưới là tên Horus của tôi (Zat), được viết như một con rắn, với chìa khóa sự sống bên cạnh và sức mạnh ở cả hai bên đang vẫy vùng trên trái đất”.

Chiếc lược ngà voi đúng như Grant mô tả, được khai quật từ lăng mộ của Pharaoh Zat, hiện đang lưu giữ trong Bảo tàng Ai Cập. (Ảnh chụp màn hình video)
Chiếc lược ngà voi đúng như Grant mô tả, được khai quật từ lăng mộ của Pharaoh Zat, hiện đang lưu giữ trong Bảo tàng Ai Cập. (Ảnh chụp màn hình video)

Chưa kể, có một chiếc lược như vậy, đúng như Grant mô tả, được nhà Ai Cập học nổi tiếng Sir Flinders Petrie khai quật từ lăng mộ của Pharaoh Zat. Chiếc lược này hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Ai Cập.

Sir Flinders Petrie, 1903, chủ tịch đầu tiên của Hội Ai Cập học ở Anh, ông đã khai quật nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Ai Cập. (Ảnh: wikimedia)
Sir Flinders Petrie, 1903, chủ tịch đầu tiên của Hội Ai Cập học ở Anh, ông đã khai quật nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Ai Cập. (Ảnh: wikimedia)

Sau đó, có thể có người nói, Grant đã đọc các tài liệu liên quan và sao chép chúng? Không hẳn. Tại sao?

Chiếc lược này lần đầu tiên được Petrie giới thiệu với mọi người trong một bài báo học thuật xuất bản năm 1925, và nó không phải là một di tích văn hóa nổi tiếng vào thời điểm đó, nên không có nhiều sự chú ý ngoại trừ giới học thuật khảo cổ học.

Vào những năm 1930 khi thông tin chưa phát triển, cơ hội của Grant có thể tiếp cận nội dung của bài báo này là rất ít. Và việc giải thích ý nghĩa đằng sau các hoa văn và chữ tượng hình trên lược là điều mà Petrie không có trong luận án của mình.

Người thợ mộc thời Ai Cập cổ đại tái sinh

Cái gọi là không ngẫu nhiên thì không thành sách, một sinh viên Đại học Oxford trong một lần tham gia thí nghiệm tâm lý bằng phương pháp thôi miên, anh đã nhớ lại trải nghiệm từng làm thợ mộc ở Ai Cập cổ đại, và anh ấy sinh cùng thời đại với Sekeeta.

Theo một ghi chép trong cuốn “The Big Book of Reincarnation” của Roy Stemman, sinh viên này nói với họ rằng “anh ấy phải chạm khắc gỗ trong lăng mộ rỗng của Quốc vương ‘Den’”, anh ấy mô tả lăng mộ và đề cập rằng có một vị Thần đội vương miện màu trắng trong lăng.

Trong cuốn sách của Grant, ‘Den’ là con trai của Sekeeta.

Vài tháng sau, hai nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số bằng chứng trong một số tài liệu do Sir Petrie khai quật. Trong lăng mộ được coi là của Pharaoh ‘Den’, chiếc vương miện màu trắng mà người sinh viên đề cập được đội trên đầu của bức chân dung Thần Osiris trong thần thoại Ai Cập. Hình dáng của ngôi mộ cũng khớp với mô tả của chàng sinh viên.

Chiếc vương miện màu trắng mà người sinh viên đề cập được đội trên đầu của bức chân dung Thần Osiris trong thần thoại Ai Cập. (Ảnh chụp màn hình)
Chiếc vương miện màu trắng mà người sinh viên đề cập được đội trên đầu của bức chân dung Thần Osiris trong thần thoại Ai Cập. (Ảnh chụp màn hình)

Có vẻ như nhiều người đã chuyển sinh từ Ai Cập cổ đại xa xưa. Thế giới này thật nhỏ bé, phải không?

Năm 1989, sau khi Grant qua đời, tiểu thuyết gia người Anh Jean Overton Fuller, đã xuất bản một bài báo có tên “Joan Grant: Pharaoh có cánh”, trong văn bản trích dẫn các bằng chứng và chứng minh tính xác thực về ký ức tiền kiếp của Grant.

Sau khi bài báo được xuất bản đã gây chấn động trong cộng đồng khảo cổ học. Tất nhiên, một số người tin điều đó, một số người không tin, và một số khác thì dùng kính lúp để vạch lá tìm sâu. Nhưng cho đến nay, dường như không ai có thể tìm ra những gì không phải là sự thật lịch sử trong cuốn sách.

Chính vì vậy, trong giới khảo cổ, Grant được biết đến như một trong hai nhân vật huyền thoại có thể giúp các nhà khảo cổ vén màn bí ẩn của lịch sử. Vậy người còn lại là ai? Chúng ta hãy chờ xem phần tiếp theo nhé!

Cao Nguyên
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhà văn huyền thoại người Anh nhớ lại kiếp trước là một pharaoh của Ai Cập cổ đại [Radio]