Nhẫn Kinh: Nhẫn thì trăm cái xấu tự tiêu tan

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Người trong lòng có phẫn uất ắt có tranh chấp. Người có tranh chấp ắt có tổn thất. Phẫn uất mà tranh đấu thì tổn hại tấm thân, phẫn uất mà kiện tụng thì tổn hại tiền tài. Do đó người quân tử học theo quẻ Tổn trong Kinh Dịch để chế ngự phẫn uất".

Nhẫn Kinh là trước tác của Ngô Lương triều Nguyên. Năm Bính Ngọ niên hiệu Đại Đức thứ 10 đời Nguyên Thành Tông (năm 1306), Ngô Lượng người Hàng Châu đã tập hợp những lời luận đàm về chữ Nhẫn qua các triều đại, và những nhân vật cũng như những câu chuyện thực về nhẫn nhịn khiêm nhường, trung hậu khoan thứ trong lịch sử, rồi biên soạn thành sách Nhẫn Kinh. Nhẫn Kinh là bộ sách tốt, ngụ ý sâu sắc, khuyến thiện tế thế. Nhẫn thì trăm cái xấu tự tiêu tan.

Những lời hay khuyên nhủ thế nhân, những lời đẹp trong những lời dạy cổ xưa, có thể để ngày nay tham khảo, học tập. Xin giới thiệu một phần nội dung Nhẫn Kinh.

Xích Tùng Tử răn dạy rằng: "Nhẫn thì không nhục"

Tôn Chân Nhân nói: "Nhẫn thì trăm cái xấu tự tiêu tan, tự xét mình thì họa chẳng đến thân".

Siêu Nhiên cư sĩ nói: "Gặp nghịch cảnh thì nên thuận theo nhẫn chịu".

Ngạn ngữ nói: "Nhẫn có thể chống được tai họa".

Thơ "Giới cấm tranh đất" của Hà Đề Hình viết:

Nó xâm hại ta là bất lương
Ta tranh với nó quá tầm thường
Bố thí cho nó ba thước đất
Chẳng so ai nhược với ai cường

Sơn Cố Thi viết:

Chẳng ai soi tâm này
Nhẫn chờ gột sạch bụi

Thơ "Chớ tranh đấu" viết:

Nhàn cư phẫn nộ vung nắm tay
Quan nha tìm đến nào có hay
Tống ngục đeo gông chịu hình phạt
Còn thêm uổng phí mấy quan tiền

Thơ "Không đối đáp" viết:

Người mắng chửi ta ấy tối tăm
Nếu ta trả miếng chiến sự căng
Nghe như không thấy không đối đáp
Lửa giận mọc lên một đóa sen

Hứa Chân Quân nói: "Nhẫn việc khó nhẫn, thuận theo tự cường"

Ngạn ngữ nói: "Dao chém dễ lành, ác ngữ khó tiêu"

Ngạn ngữ nói: "Không biết câm điếc thì không thành chủ đại gia đình"

Thơ của Lục Phóng Ông viết:

Phẫn uất xảy ra mà nhẫn được
Người người đều thọ đến trăm năm

Và:

Đánh mắng tuy hả dạ
Nhẫn nhịn mới lâu bền

Và:

Nhẫn nhịn thì vô sự
Gắng sức mới thành công

Ưng Lệnh Quân nói: "Người trong lòng có phẫn uất ắt có tranh chấp. Người có tranh chấp ắt có tổn thất. Phẫn uất mà tranh đấu thì tổn hại tấm thân, phẫn uất mà kiện tụng thì tổn hại tiền tài. Do đó người quân tử học theo quẻ Tổn trong Kinh Dịch để chế ngự phẫn uất".

Văn Trung Công Phú Bật khi tuổi trẻ, có người mắng chửi ông, ông coi như không nghe thấy. Có người nói với ông rằng: "Nó đang mắng chửi ông đó".

Phú Bật nói: "Có lẽ nó mắng chửi người khác".

Người đó lại nói với ông rằng: "Nó chửi đích danh họ tên ông đó".

Phú Bật nói: "Sao biết trong thiên hạ không có người cùng họ cùng tên?".

"Chân Thiện Nhẫn" là nguyên lý chỉ đạo tu luyện của Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Bóng bay "Chân Thiện Nhẫn" /Nguồn Internet)
"Chân Thiện Nhẫn" là nguyên lý chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Bóng bay "Chân Thiện Nhẫn" /Nguồn Internet)

Trung Hòa
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhẫn Kinh: Nhẫn thì trăm cái xấu tự tiêu tan