Nhân quả sâu xa và phương pháp đối phó cuối cùng với bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán là gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những bệnh dịch mà con người đã từng trải qua trong quá khứ sẽ tiết lộ cho chúng ta điều gì?

Tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay

Virus viêm phổi Vũ Hán âm thầm đến vào cuối năm 2019, hình thành một làn sóng bệnh dịch càn quét khắp thế giới. Đây là bệnh dịch toàn cầu gần đây nhất mà nhân loại phải trải qua. Khoảng 200 triệu người đã bị nhiễm bệnh cho đến nay. Trong đó, có khoảng 4 triệu người bị tử vong. Số ca nhiễm dịch và tử vong tiếp tục tăng.

Tại Ấn Độ, dịch bệnh tiếp tục lan rộng, và đã xuất hiện loại virus siêu biến chủng. Trong vòng 4 ngày từ 22 đến 25/4, khi dịch bệnh mất kiểm soát, có hơn một triệu người đã được chẩn đoán nhiễm virus. Các ca nhiễm liên tục thiết lập kỷ lục mới đã khiến hệ thống y tế của đất nước này sụp đổ. Nguồn lực y tế như giường bệnh, thuốc men và oxy thiếu trầm trọng, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo trên quy mô lớn.

Hiện tại, số ca nhiễm virus tích lũy ở Ấn Độ chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Tính đến ngày 17/5, số người chết vì viêm phổi Vũ Hán tại Ấn Độ tăng lên 274.390 người. Các chuyên gia y tế cho rằng các số liệu về ca nhiễm và tử vong của Ấn Độ đều đánh giá không đúng mức. Thực tế, số trường hợp nhiễm và tử vong là không rõ ràng. Truyền hình chiếu đoạn phim với cảnh như là địa ngục tận thế ở Ấn Độ. Đồng thời, người ta lo ngại đợt dịch thứ ba cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới châu Á và lan ra thế giới...

Nhà chiêm tinh trẻ tuổi người Ấn Độ Anand nổi tiếng với việc dự đoán dịch bệnh bùng phát vào năm ngoái. Vào tháng 8 năm 2019, cậu đã dự đoán chính xác rằng virus viêm phổi Vũ Hán sẽ bùng phát vào tháng 11 cùng năm. Tên tuổi của cậu nổi tiếng khắp các trang mạng.

Vào ngày 25/4/2021, Anand đưa ra lời tiên tri mới nhất trên kênh YouTube. Cậu cho rằng làn sóng đại dịch toàn cầu lần thứ 3 sẽ đạt đến đỉnh điểm vào tháng 9 và tháng 10 tới. Anand nói rằng vào tháng 9 và tháng 10 sẽ đón một đợt dịch bệnh cao điểm mới. Vì tháng 9 sao Mộc sẽ hoàn toàn tiến nhập vào chòm sao Ma Kết.

Từ ngày 28/6/2021, sao Mộc tiến dần tới chòm sao Ma Kết và sẽ nhập hoàn toàn vào chòm sao Ma Kết trong tháng 9. Vì vậy, vào tháng 9 và tháng 10 năm nay, chúng ta sẽ phải đón một làn sóng cao trào dịch bệnh tiếp theo.

Bệnh dịch hiện tại là trọng tâm chú ý của lịch sử. Trong suốt nhiều thời đại, nhiều nhà tiên tri đã tình cờ cùng nói tới thảm họa tại thời điểm này, như thể họ đã cùng nhau chờ đợi khoảnh khắc này và đưa ra lời cảnh báo trước đó cả ngàn năm. Điều đó cho thấy rằng bệnh dịch này khác với bất kỳ bệnh dịch nào trong hàng trăm bệnh dịch của lịch sử.

Kế Hoạch, Vi Rút, Đại Dịch, Trung Quốc, Bệnh, Vệ Sinh
Ảnh: Pixabay

Nhân quả thực sự của việc bệnh dịch đi theo nhân loại như hình với bóng

Điều kinh ngạc hơn là nhìn lại lịch sử, bệnh dịch luôn đồng hành với sự phát triển của loài người. Việc tiêu giảm tội nghiệp tội của con người cảnh báo con người rằng không nên quá xa rời đạo đức. Vào thời cổ đại có ghi chép lại rằng từ thời Tây Hán ở Trung Quốc hơn 2000 năm trước, đã xảy ra hơn 300 lần dịch bệnh.

Sách cổ ghi lại câu chuyện Thần Nông Thị nếm thử hàng trăm loại thảo mộc và tìm ra vị thuốc để chữa bệnh dịch. Đó là một hành động lớn lao từ bi cứu thế. Thị là tên kính trọng gọi các vị Thần khác nhau trong thời cổ đại.

Thần Nông Thị là một vị Thần vĩ đại xuất hiện vào thời kỳ nền văn minh Á Đông đang chuyển sang nông nghiệp canh tác. Ông có hình dáng kỳ dị với đầu bò, thân người và hai cái sừng dài ở trên đầu. Khi ông ra đời, trên mặt đất xuất hiện 9 cái miệng giếng. Nước trong giếng thông với nhau, nếu lấy nước từ một giếng thì nước ở 8 giếng còn lại sẽ có sóng nhấp nhô theo.

Thần Nông Thị còn được gọi là Viêm Đế là con trai của Thiều Điển và là anh em với Hoàng Đế. Sự đóng góp đầu tiên của Thần Nông Thị cho nhân loại là tạo ra nền văn minh nông nghiệp. Thần Nông được cả người Hoa Hạ và người Việt coi là ông tổ của mình.

Trong “Thập Di Ký” có ghi lại rằng, một con chim đỏ bay đến bên Thần Nông Thị. Chúng ngậm tới 9 hạt giống lúa và Thần Nông Thị đã gieo trồng các hạt giống trên ruộng. Sau khi thu hoạch, con người không chỉ có thể ăn no bụng mà còn có thể được trường sinh bất tử. Thần Nông không chỉ dạy mọi người trồng trọt mà còn phát minh ra quần áo bằng vải bố, đồ gốm sứ, đàn cầm sắt, v.v. Ông đặt định ra hệ thống lịch, thông thương, và để lại nhiều văn minh quý giá.

Trong sách "Thích nghi" nói rằng Thần Nông Thị là một "ngọc thể lung linh". Tức là cơ thể của ông trong suốt, có thể nhìn rõ các lục phủ ngũ tạng bên trong. Vì vậy, ông không chỉ có thể quan sát tác dụng của thảo dược đối với cơ thể con người, mà còn có thể giải độc kịp thời.

Ngoài việc chính miệng ông nếm qua bách thảo, trong “Sưu Thần Ký” nói rằng Thần Nông Thị có một gậy Thần màu đỏ sẫm. Thường những thảo dược lấy được, ông lập tức có thể phân biệt được là có dược tính độc hay là tính ấm, lạnh. Do đó mới có danh hiệu "Thần Nông". Cái tên “Thần Nông” cũng là cách gọi tên của người Việt, nếu chiểu theo cách gọi của người Hoa Hạ thì phải gọi là “Nông Thần”.

Cũng có một ghi chép trong "Thuật Dị Ký” ghi lại liên quan tới địa điểm nếm thử bách thảo. Có một cái vạc ba chân nếm thuốc của Thần Nông ở Thần Phủ Cương, Thái Nguyên, Sơn tây. Trên núi Thành Dương có cây gậy sẵn sàng trị bệnh của Thần Nông Thị. Ngày nay, tại Thần Nông Giá ở phía tây bắc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tương truyền đây là di chỉ mà Thần Nông Thị năm xưa dựng giá hái thuốc.

Truy ngược về cội nguồn, chúng ta sẽ khám phá ra mục đích thực sự của Thần Nông khi nếm thử bách thảo không chỉ vì nhu cầu chữa trị bệnh tật và vết thương, mà cũng là vì để tìm phương thuốc tốt chữa trị bệnh dịch.

150px ImageSize = width:20 height:5 PlotArea = width:17 height:3 left:14 bottom:20 TimeAxis = orientation:horizontal DateFormat = yyyy
Thần Nông nếm bách thảo (Phạm vi công cộng)

Sử thi dân tộc Hán từ sớm nhất còn sót "Hắc ám truyện" có ghi lại về giai đoạn lịch sử nặng nề này. Vào thời điểm đó, bệnh dịch hoành hành khắp nơi, các hộ và các làng chết không còn người. Thần Nông nỗ lực trị bệnh, nếm thử trăm loại thảo mộc, lao tốn công sức và tinh thần để vào rừng. Bài thơ cũng kể về hành trình gian nan nếm dược của Thần Nông.

Thật không may, ăn thảo dược, ông bị trúng độc và sau đó bị đau bụng không chịu nổi, ông vội uống thuốc giải trừ độc. Ông có thể phân biệt được 72 loại độc và tìm thấy Hoàn dương thảo cứu sống bách tính.

Trong hơn 100 năm trị vì của Thần Nông, dịch bệnh thường bùng phát. Mỗi lần Thần Nông đều không thể chịu đựng được khi người dân bị bệnh tật hành hạ. Ông đã đích thân vào tận núi sâu, rừng già để nếm thuốc và dùng Thần lực của mình để cứu dân chúng. Ngoài việc bị cỏ độc làm tổn hại tới thân thể, quá trình tìm kiếm thuốc của Thần Nông cũng đầy khổ nạn và thử thách. Nhưng ông cũng nhận được sự bảo hộ của Trời, gặp dữ hóa lành.

Ví dụ, khi ông ở trên núi không có thức ăn và thức uống, quạ bay đến nói với ông rằng có trái cây có quả giúp ăn chống đói. Khi gặp sư tử ăn thịt người, ông đã dũng cảm đánh bại và khuất phục nó, thuần hóa nó thành "dược sư tử", giúp ông cùng thử thuốc. Khi gặp một ngọn núi cao khó leo, một cây gậy dài hàng nghìn thước đột nhiên xuất hiện dưới chân ông, trở thành công cụ để làm một cái thang.

Cuối cùng, trải qua muôn vàn khó nạn và nguy hiểm, “Thần Nông nếm bách thảo, bệnh dịch cũng bị dẹp yên”.

Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa tạo nên con người dựa theo mình tượng của mình. Vào thời viễn cổ, mảnh đất Thần Châu là nơi Thần và người cùng tồn tại. Có Thần tạo hóa, Thần gió, Thần sấm, Thần mưa. Nhiều nhân vật anh hùng bán thần, bán nhân đã xuất hiện, đây là một thời đại truyền kỳ tuyệt đẹp. Và cai quản bệnh tật cũng có một vị Thần.

Trong "Sơn Hải Kinh" ghi lại rằng một Tiên nữ sống ở Ngọc Sơn. Tây Vương Mẫu có hình dạng trông giống con người, với đuôi báo và răng hổ và giỏi hú, mái tóc bồng bềnh đội mũ ngọc, là người phụ trách liên quan tới ngũ tàn. Quách Phác ghi chú rằng: “Bà cai quản tai họa, bệnh dịch ngũ hình tàn sát chi khí”. Tây Vương Mẫu chính là một vị Thần cai quản dịch bệnh và hình pháp. Ghi chép này cho thấy rằng bệnh dịch nhất định là một thảm họa khủng khiếp từ trên trời giáng xuống và do Thần khống chế.

"Long Ngư Hà Đồ" nói rằng Xi Vưu hình thú thích giết, không nhân từ. Xi Vưu không phục Hoàng Đế nên dẫn bộ tộc Cửu Lê gây ra hỗn loạn, mang đến cho loài người không chỉ là tai họa chiến tranh, mà nghiêm trọng hơn là biến dị nhân tâm.

Trong "Thượng Thư- Lữ hình" nói rằng khi bắt đầu phản loạn, Xi Vưu đã gây liên lụy tới dân thường. Khắp nơi đều là cảnh tượng hỗn loạn cướp bóc, đánh phá, tranh danh đoạt lợi, giả dối và lừa lọc. Bản tính thiện lương của người dân bị Xi Vưu mê hoặc mà lừa dối. Họ đánh mất tâm thuần chân mỹ hảo, quay lưng lại và rời xa Thần.

Theo "Quốc Ngữ" ghi lại thời đại Thiếu Hạo sau Viêm Đế, vì dân tộc Cửu Lê làm loạn đức dân Thần tạp, trật tự nhân Thần đồng tại và pháp tắc bị phá vỡ. Tế tự mất đi quy phạm chuẩn tắc, bách tính khinh nhờn minh ước, ngũ cốc cũng không được Thần linh ban phúc. Vì vậy, các họa loạn, thiên tai liên tiếp xảy ra.

Có lẽ bệnh dịch trong thời đại Thần Nông Thị là sự trừng phạt của Thần vì sự băng hoại đạo đức của con người. Khi bệnh dịch đến, Thần Nông gánh chịu nỗi thống khổ của vạn dân với sự tôn kính của bậc quân vương. Ông mang tâm vô tư, nhân ái, không từ cực khổ, tự mình thử thuốc. Ngoài ra, Thần Nông Thị còn chú trọng hơn đến tịnh hóa tâm linh, trừ trị tai nạn, ôn dịch từ căn bản.

Ví dụ: phát minh của Thần Nông về đàn cầm và cổ nhạc "Phù trì" và "Hạ mưu", có thể nói lên đức của Thiên Địa, và sự hòa hợp của Thần Nông có sức mạnh để giáo hóa lòng người.

Trong thời cổ đại, âm nhạc và thuốc tương thông với nhau. Khi con người chơi khúc nhạc thanh nhã, có thể ổn định được tâm trạng, gạt bỏ tạp niệm, tà dục, đạt tới tu dưỡng chính khí, cảnh giới phản bổn quy chân. Khi đạo đức của toàn xã hội nâng cao trở lại, con người sẽ không còn tùy ý muốn làm điều ác, cũng sẽ suy nghĩ lại, sám hối về những tội lỗi và bệnh dịch sẽ tự nhiên biến mất.

Khi con người chơi khúc nhạc thanh nhã, có thể ổn định được tâm trạng, gạt bỏ tạp niệm, tà dục, đạt tới tu dưỡng chính khí, cảnh giới phản bổn quy chân. (Miền công cộng)

Bệnh dịch là một lời cảnh báo và biện pháp chính xác đối phó

Vào thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại, cổ nhân đã nói với chúng ta bệnh dịch từ đâu đến và biện pháp chính xác để đối phó với nó.

Vào ngày 14/7/1518, có một người phụ nữ tên là Troffea ở Đế quốc La Mã Thần thánh, bắt đầu lắc lư điên cuồng trên đường phố Strasbourg trước con mắt đầy kinh ngạc của chồng và tất cả hàng xóm. Bảy ngày sau, 34 người cùng cô gia nhập vào nhóm người "nhảy" điên cuồng. Một "căn bệnh truyền nhiễm" kỳ lạ như vậy khiến người ta lo lắng và cảm thấy vô vọng.

Hội đồng thành phố đã đóng cửa sòng bạc và nhà thổ để tránh tiếp tục bất kính với Thần linh. Chính quyền thành phố tặng một cây nến nặng 100 pound (gần 100kg) cho nhà thờ. Nhưng ngay cả một ngọn nến cao lớn như vậy cũng không thể ngăn được "bệnh dịch nhảy múa". Một tháng sau, số người tham gia khiêu vũ đã tăng lên vài trăm người. Họ tiếp tục nhảy và không thể dừng lại. Cuối cùng, 400 người chết vì nhảy không ngừng. Một số người chết vì nhảy tới kiệt sức, bệnh đau tim phát tác hoặc đột quỵ

"Bệnh dịch nhảy múa" xuất hiện đột ngột và biến mất một cách bí ẩn. Mọi người có những phán đoán khác nhau còn khoa học thì không đưa ra được đáp án. Nhưng trong câu chuyện "Đôi giày đỏ" của nhà văn Andersen có viết về lý do của "bệnh dịch nhảy múa".

Trong câu chuyện cổ tích của Andersen "Đôi giày đỏ", có một cô bé đặc biệt khao khát một đôi giày khiêu vũ màu đỏ. Khi cô bé có được đôi giày đỏ, nỗi ám ảnh tràn ngập tâm trí cô ấy, đến mức cô không nghe lời thuyết phục của gia đình và đi giày đỏ đến nhà thờ để cầu nguyện.

Cô cảm thấy rằng mọi người và những bức tượng trên tường đều đang ngưỡng mộ đôi giày đỏ của cô. Khi vị linh mục đặt tay lên đầu cô gái nhỏ và đọc lời thệ ước với Chúa, cô gái nhỏ chỉ nghĩ đến đôi giày đỏ của mình. Khi mẹ nuôi lâm bệnh nặng, cô lại bỏ rơi mẹ già và đi giày đỏ đến quảng trường. Đôi giày khiêu vũ màu đỏ của cô gái nhỏ liên tục nhảy múa điên cuồng không thể dừng lại. Cuối cùng sắp kiệt sức, suy nghĩ của cô ấy là mất đi đôi chân và tính mạng. Như vậy vẫn có cơ hội sám hối.

Cô gái nhỏ đã chọn đứng về phía Chúa vào thời khắc quan trọng, đã lay động Chúa bằng một trái tim chân thành. Trái tim cô ấy dùng hòa với ánh nắng, bình yên và niềm vui. Linh hồn cô ấy đã được mặt trời chiếu sáng. Trên Thiên đường không ai hỏi về đôi giày đỏ này.

Andersen đã sử dụng một câu chuyện cổ tích để nói với mọi người một cách tinh tế rằng khi con người phản bội Thần và phóng túng dục vọng vô hạn, sẽ sinh ra tội nghiệt và sẽ bị Trời trừng phạt.

Trong lịch sử loài người đã trải qua nhiều lần đại dịch. Chẳng hạn như bệnh đậu mùa vào thời nhà Tống, bệnh dịch hạch vào cuối thời nhà Minh, và bệnh kala-azar (sốt đen) vào thời Trung Hoa Dân Quốc.

Một ví dụ khác là Đại dịch hạch ở Athens năm 430 trước Công nguyên và cái chết đen vào thế kỷ 14, bệnh cúm Tây Ban Nha trong Thế chiến thứ nhất, v.v.

Trong đại dịch, các nhà sử học, bác sĩ đã ghi lại tất cả những hiện tượng bi thảm sau khi lây nhiễm.

Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, châu Âu bị bao phủ bởi bóng đen của "cái chết đen". Cái chết của 25 triệu người trong trận dịch là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Có người đã bán tất cả tài sản của họ và quyên góp nó cho nhà thờ vì nghĩ rằng như thế sẽ tiêu tai tránh nạn được. Một số người tự đánh mình và vết máu loang lổ khắp nơi, cho rằng như thế để chuộc tội.

Nhưng cũng giống như việc tặng một cây nến trăm cân cho nhà thờ trong "dịch bệnh nhảy múa". Tâm trao đổi không có nghĩa là ăn năn thực sự và do đó sẽ không được tạo hóa chiếu cố.

Cuối thế kỷ XVII, cái chết đen biến mất một cách bí ẩn, những ai tin vào Đấng sáng tạo thì tin rằng khi Ôn Thần gieo rắc “cái chết đen" đạt được mục tiêu của mình, ông đã rời thế gian đi một cách bí ẩn.

Bệnh dịch chưa bao giờ bị con người đánh bại, vì vậy nó luôn trở lại. Tu sĩ Martin Luther tin rằng bệnh dịch là cây roi của Chúa. Nó vừa là hình phạt vừa là thử thách. Kinh nghiệm cho thấy những người có đức hạnh, tận tụy và chân thành chăm sóc bệnh nhân, thường được bảo vệ. Dù họ có bị nhiễm bệnh nhưng họ không bị chết.

Vào cuối lời tiên tri mới nhất của cậu thanh niên Ấn Độ Anand, cậu đã đọc kinh văn chiêm tinh cổ đại kinh điển được biên soạn bằng tiếng Phạn cho mọi người bằng tiếng Anh.

Sau đây xin được chia sẻ cùng các đọc giả bản dịch nghĩa của đoạn văn:

Ảnh hưởng vĩnh viễn của các hành tinh và các thiên thể khác đối với chúng ta là chân thực, không giả.
Được kiểm chứng nhiều lần
Mỗi phút mỗi giây đều ảnh hưởng đến bức xạ hành tinh đặc biệt của chúng ta
Nhưng chưa bao giờ ảnh hưởng đến những người phi bạo lực
Người nhu hòa, thiện đãi người khác
Những người hết lòng bảo vệ động vật và anh chị em do Sáng Thế Chủ tạo ra
Và cũng không tổn hại những người luôn tự kỷ luật
Những người không có hành vi xấu, những người kinh doanh chính đáng
Những người tuân theo quy tắc các bậc Thánh hiền nhân từ dạy
Tuân theo bốn quy tắc này để tránh bức xạ hành tinh và chấp nhận được lòng nhân từ của hành tinh
Liệu các cổ Thánh tiên hiền nói lại đạo lý như thế cho chúng ta không?
Nếu chúng ta thực sự có thể bắt đầu từ nay suy nghĩ "mọi điều ác không được làm, tất cả các việc Thiện tận sức làm
Luôn mang theo nhân ái thiện niệm làm người chân thành, thiện lượng, bậc quân tử chân chính
Hài hòa chung sống với mọi người và thiện đãi vạn vật
Hài hòa chung sống với mọi người , thuận theo thiên đạo tự nhiên pháp tắc
Các tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta sẽ nâng cao
Nó sẽ biến nguy thành bình yên, tránh dữ, hóa lành
Tránh sự xâm hại của virus”

Minh An
Theo kênh Tin hay không tùy bạn



BÀI CHỌN LỌC

Nhân quả sâu xa và phương pháp đối phó cuối cùng với bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán là gì?