Nhân sinh một kiếp, cớ sao phải vướng mắc vào những gì đã qua

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu: “Trên đời này không ai có thể làm bạn khổ, chỉ có bạn mới có thể tự làm khổ mình mà thôi”.

Đời người sở dĩ thấy thống khổ là vì cứ mang theo những thứ không tốt vào trong lòng

1. Không sống trong cảm xúc của bản thân

Có một câu nói rằng: “90% những rắc rối trong cuộc sống không phải do bản thân sự việc gây ra, mà là do phản ứng của bạn trước những sự việc này gây ra”.

Một người thực sự trưởng thành sẽ không chìm đắm vào trong cảm xúc của mình quá lâu.

Khi một nhà văn bắt taxi, ông đã vô tình bắt được một chiếc taxi rất đặc biệt. Xe sạch sẽ, gọn gàng, không chỉ cung cấp các loại đồ uống như nước trái cây, cà phê nóng mà còn có cả báo và các chương trình radio khác nhau.

Vừa lên xe, anh tài xế đã đưa cho ông một tấm thiệp xinh xắn với nội dung ghi: Trong một bầu không khí thân thiện, tôi sẽ đưa khách của tôi đến điểm đến của họ một cách nhanh nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất.

Nhà văn tò mò hỏi tài xế: “Tại sao các tài xế taxi khác than phiền về tắc đường, thu nhập mà anh lại vui vẻ, cung cấp dịch vụ toàn diện như vậy?”

Người lái xe trả lời: “Thực ra, khi mới bắt đầu, tôi cũng rất hay phàn nàn như những người khác. Cho đến một ngày, tôi vô tình nghe được trên radio câu nói: ‘Nếu ngừng phàn nàn trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có thể thành công’. Vì vậy, tôi quyết định thay đổi bản thân”.

Trong Cách ngôn liên bích có một câu nói rằng: “Nếu bạn có tài năng, và có một tính khí chậm rãi, bạn là một bậc đại tài; nếu bạn có trí tuệ, và có một khí chất hài hoà, bạn là một người đại trí”.

Là một con người, bản năng vốn là có cảm xúc, và không bị cảm xúc điều khiển chính là bản sự (năng lực lớn). Tình cảm giống như nước, cần được khai thông chứ không nên chất chứa. Thay đổi tâm thái bản thân mới có thể khiến cho năng lượng tiêu cực không thể tích tụ trong lòng.

Là một con người, bản năng vốn là có cảm xúc, và không bị cảm xúc điều khiển chính là bản sự (năng lực lớn). (Ảnh: Pixabay)

2. Không nên bó hẹp trong kinh nghiệm của bản thân

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra ở Houston, Mỹ.

Vào năm 2017, cơn bão Harvey đã đổ bộ vào Houston, trong vòng 3 ngày mưa trút xuống ngập hơn 127cm, và toàn bộ thành phố chìm trong biển cả mênh mông.

Trên thực tế, ngay từ một tuần trước khi cơn bão đổ bộ, nhà khí tượng học, Tiến sĩ Shepherd đã viết một bài báo dự đoán rằng cơn bão có thể gây ra lượng mưa từ 100-130cm. Nhưng sau khi xem thông tin, người dân nơi đây đã không để ý tới nó.

Tại sao lại như vậy?

Mặc dù ở Houston thường xuyên xảy ra mưa, nhưng lượng mưa năm trước chỉ khoảng 84cm. Trong khi dự báo của Tiến sĩ Shepherd về “Lượng mưa từ 100-130 cm trong một khoảng thời gian ngắn” đã vượt quá phạm vi mà người dân Houston có thể hiểu: “Trong có vài ngày mà trút hết lượng mưa của cả năm? Làm sao điều này có thể xảy ra được!”

Do sự va chạm với kinh nghiệm trong quá khứ này, nên câu nói phổ biến nhất của người dân Houston lúc đó là: “Tôi đã nhìn thấy cảnh báo, nhưng tôi không ngờ nó lại tồi tệ như vậy”.

Trong cuộc sống, hầu hết mọi người sẽ giống như những người dân thành phố Houston. Con người dễ bị ràng buộc bởi kinh nghiệm trong quá khứ, và kết quả là họ đã phải trả một cái giá rất lớn.

Con người dễ bị ràng buộc bởi kinh nghiệm trong quá khứ, và kết quả là họ đã phải trả một cái giá rất lớn. (Ảnh: Pixabay)

3. Không sống trong quá khứ

Có một câu nói trong tác phẩm “Thế giới bình thường”: “Nếu bạn không tự gây phiền não cho chính mình, người khác sẽ không bao giờ có thể gây phiền não cho bạn”. Đôi khi không phải rắc rối chọn người mà là con người chủ động chọn rắc rối.

Có một câu chuyện như thế này: một chàng trai trẻ suốt ngày cau có, để làm mình vui lên, anh đã không quản đường xa để đi tìm gặp một thiền sư xin lời khuyên.

Vị thiền sư nhìn thấy người thanh niên vác một gói lớn trên lưng, và hỏi người thanh niên trong gói có gì. Chàng trai trẻ cho biết nó chứa đầy những giọt nước mắt, nỗi đau và sự uất ức trước đây của mình, chúng rất quý giá nên anh luôn mang chúng theo.

Vị thiền sư không nói gì, và ra hiệu cho người thanh niên cùng mình lên thuyền qua sông. Sau khi thuyền cập bến, thiền sư yêu cầu người thanh niên khiêng thuyền và tiếp tục đi bộ.

Người thanh niên khó hiểu: “Đại sư, chiếc thuyền này nặng quá, người thường không vác nổi trên vai”.

Vị thiền sư gật đầu: “Con nói đúng, cái gì nặng quá thì dù đeo trên lưng cũng khó mà cử động được”.

Bấy giờ người thanh niên mới tỉnh ngộ ra, muốn đi đường dài thì đừng quá bận tâm con đường trước mắt, như vậy mới có thể thoải mái nhẹ bước trên đường.

Như câu nói, những người bận tâm thì mệt mỏi, còn những người vô tâm thì không hề gì.

Đời người cớ sao phải vướng bận quá khứ, chỉ cần buông tay là trời sẽ rạng nắng. Những người không sống trong những vướng mắc của bản thân, mới có thể đạt được những bước tiến dài trong tương lai.

Minh An
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Nhân sinh một kiếp, cớ sao phải vướng mắc vào những gì đã qua