Nhân tâm và ôn dịch, truyền thuyết về Ôn Thần và Dịch Quỷ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Căn cứ theo những ghi chép cổ đại, ôn dịch do năm Ôn Thần và Dịch Quỷ tiến hành, những khu vực có người nhiễm bệnh nặng nề, đại đa số đều là những người “không chiểu theo Đạo, bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa". Con người nếu càng xa rời truyền thống, thì dường như là đối tượng dễ bị virus ôn dịch tấn công nhất. 

Bệnh dịch mỗi khi ập đến, hoành hành dữ dội khó kiểm soát, trong rất nhiều dự ngôn xưa đều cho rằng, đại dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ có thể quay trở lại và biến hoá ngày càng phức tạp hơn. Truyền thuyết dân gian kể rằng, ôn dịch không chỉ là một loại bệnh tật, mà còn là sinh mệnh hết sức thực tại. Thần Ôn dịch phụng Thiên thừa mệnh, thi hành phát tán bệnh dịch, còn những Quỷ Ôn dịch lại tuỳ tiện vô Pháp vô Thiên mà đi hại người. Những lần ôn dịch xảy ra trong lịch sử, đều do Thần Ôn dịch và Quỷ Ôn dịch tạo thành, tuy nhiên, những người tránh được khỏi thảm họa dịch bệnh cũng không phải là ít.

Liên quan đến nguyên nhân sản sinh ôn dịch, căn cứ theo ghi chép trong Chính Thống Đạo Tạng, thời cổ đại “dân nhân nghĩa thuần phác, không chút ác tâm", đều không đoản mệnh hay chết sớm, cũng sẽ không có ma quỷ tuỳ ý đến hại người. Vậy nên trận đại ôn dịch hiện nay có thể kéo dài lâu như vậy, lại hoành hành không kiểm soát, kỳ thực có quan hệ rất lớn đến nhân tâm của con người.

Vậy nên trận đại ôn dịch hiện nay có thể kéo dài lâu như vậy, lại hoành hành không kiểm soát, kỳ thực có quan hệ rất lớn đến nhân tâm của con người.
Vậy nên trận đại ôn dịch hiện nay có thể kéo dài lâu như vậy, lại hoành hành không kiểm soát, kỳ thực có quan hệ rất lớn đến nhân tâm của con người. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Nhân tâm và ôn dịch

Điển tích nổi tiếng của Đạo gia “Trảm ôn đoạn dịch phẩm” có viết: “Nhân tâm băng hoại, ngũ tình loạn tạp"; khi nhân phẩm xã hội bắt đầu tuột dốc, không còn đạo đức ước thúc, con người bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau, không tin vào chân lý, tùy tiện làm điều xấu, sử dụng những chiêu thuật xấu xa để chiếm đoạt lợi ích cho bản thân, đi ngược lại với Đạo Trời, tuỳ tiện sát hại người, “bất đạo bất nghĩa", “bất trung bất hiếu, vô ái vô bi". Hơn nữa lại bị ảo tưởng và dục vọng mê hoặc, từ đó mà tự làm tổn thương thân thể, ngoài là bị ảo tưởng chi phối, trong là bị dục vọng khống chế. Khi này tà khí mới có thể xâm nhập, ôn dịch chính là đến vào những lúc như thế.

Vậy nên trong chương mở đầu của cuốn Trảm Ôn đoạn dịch phẩm, đã khuyên con người tại thế cần tu dưỡng tốt thân và tâm. Ví như tiết chế ham muốn ăn uống tiệc tùng, đoạn tuyệt tư tưởng tham lam, không ngừng gia tăng tinh khí tự thân, chân khí không tiêu thì máu sẽ tuần hoàn tự nhiên, điều hoà lưu thông toàn cơ thể. Dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói thì chính là người mà thiện lương chân chính, thì chính khí sẽ tồn giữ ở nội tâm, đề cao sức đề kháng chống dịch của tự thân. Lời nói và hành vi nếu không xa rời thiện lương, thì đều sẽ không phải chịu sự xâm nhập của virus ôn dịch.

Căn cứ theo những ghi chép cổ đại, ôn dịch do năm Ôn Thần và Dịch Quỷ tiến hành, những khu vực có người nhiễm bệnh nặng nề, đại đa số đều là những người “không chiểu theo Đạo, bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa". Con người nếu càng xa rời truyền thống, thì dường như là đối tượng dễ bị virus ôn dịch tấn công nhất.

thần ôn dịch
Thần ôn dịch. (Ảnh miền công cộng)

Lai lịch của Ôn Thần

Trong truyền thuyết dân gian, Ôn Thần có năm vị (có cách nói là bảy vị). Theo ghi chép trong cuốn Tam Giáo Nguyên Lưu Sảo Thần Đại Truyện, vào một ngày tháng 6 năm thứ 11 của Hoàng đế khai triều nhà Tuỳ, trên trời đột nhiên xuất hiện năm vị Ôn Thần. Họ khoác trên mình năm chiếc áo choàng có màu sắc khác nhau, lơ lửng giữa thiên không, cách mặt đất khoảng 35 trượng, đồng thời trong tay còn cầm những thứ như bảo kiếm, quạt, búa, đao, hồ lô cùng các loại Pháp khí khác. Khi này quan viên bách tính ai nấy đều sững sờ không nói lên lời.

Khi Tùy Văn Đế hay chuyện, ông toạ vị không yên, liền hỏi Thái Sứ Công Trương Cư Nhân rằng: “Họ là Thần linh nơi nào vậy? Là tai hoạ hay cát phúc?” Trương Cự Nhân giải thích cho Tùy Văn Đế rằng, năm vị Thần này là Ngũ phương Lực sĩ, hay được gọi là năm vị Ôn Thần. Khi Ôn Thần xuất hiện, nhân gian chắc chắn sẽ bùng phát dịch bệnh. Thượng thiên giáng ôn dịch, con người khó mà trốn thoát, cũng khó có phương thuốc trị khỏi. Ý ông cũng là muốn khuyên Thánh Thượng hãy chuẩn bị tốt tâm lý, bệnh dịch rồi sẽ bùng phát khắp nơi.

Quả nhiên năm đó nước Tuỳ bùng phát trận đại ôn dịch, dân chúng chết rất nhiều. Tùy Văn Đế xây dựng miếu thờ, cúng bái Trời Thần, phong Ngũ phương Lực sĩ là Tướng Quân, và còn định ra ngày 5 tháng 5 hàng năm để cúng bái. Vậy nên trong những năm thời nhà Tùy Đường, đều chọn ngày 5 tháng 5 là ngày kính lễ Ôn Thần.

Quả nhiên năm đó nước Tuỳ bùng phát trận đại ôn dịch, dân chúng chết rất nhiều.
Quả nhiên năm đó nước Tuỳ bùng phát trận đại ôn dịch, dân chúng chết rất nhiều. (Ảnh chụp màn hình Tam Tự Kinh)

Truyền thuyết về Dịch Quỷ

Khi năm vị Ôn Thần chuẩn bị phát tán dịch bệnh, mỗi vị sẽ điều động khoảng 25 vạn Dịch Quỷ, đến năm phương đông, tây, nam, bắc, trung để phát tán dịch bệnh. “Dịch" trong “ôn dịch", căn cứ theo giải thích trong cuốn Thích Các thì: “Dịch, cũng như phục dịch. Ý tứ là có quỷ đến phát tán dịch”. Còn một câu chuyện về Cung Công (hay Cung Công thị, còn gọi là Cộng Công, là một nhân vật truyền thuyết Trung Hoa, là vị Thuỷ Thần thời cổ đại) cũng có liên quan đến xuất thân của Dịch Quỷ. Trong truyền thuyết Thần thoại kể rằng, thời kỳ thượng cổ, sau khi Chuyên Húc đăng cơ Hoàng đế, Cung Công tuyên chiến Chuyên Húc nhằm tranh đoạt Hoàng vị. Kết quả Cung Công đại bại, Cung Công đau lòng, nổi giận gầm lên một tiếng, húc đầu vào núi Bất Chu tự vẫn. Trong phần lời giới thiệu cuốn Kinh Sở Tuế Thời Ký có chép: “Cung Công Thị có một người con trai bất tài, chết vào ngày đông chí, trở thành Dịch Quỷ".

Những ghi chép ở trên đều nêu rõ, Dịch Quỷ ở thế gian đều do Chính Thần khống chế, phụng Thiên mệnh mà phát tán ôn dịch. Tâm địa người xưa thường chân thành thiện lương, hiểu được rằng cần phải thành kính và tín ngưỡng đối với các sinh mệnh cao cấp. Từ đó họ đã hình thành nên tập tục cúng bái Ôn Thần, bài trừ Dịch Quỷ.

Cuốn Chu Lễ - Hạ Quan viết: “Phương Tương Thị đầu trùm da gấu, bốn mắt vàng kim, áo đen quần đỏ, giữ mác giương khiên, chỉ huy trăm người rước Thần trừ yêu ma, từ đó mà trừ dịch". Thời cổ đại có một tập tục trừ Dịch Quỷ, đó là do “Phương Tương Thị" có một chiếc đầu kỳ lạ, đem theo hơn 100 người, đến từng nhà từng hộ để trừ Dịch Quỷ.

Căn cứ theo các ghi chép văn hiến, khi con người biết kính Thần, hoặc có những nhà biết hành thiện tích đức, cũng đều có thể tránh được ôn dịch, bài trừ Dịch Quỷ.

khi con người biết kính Thần, hoặc có những nhà biết hành thiện tích đức, cũng đều có thể tránh được ôn dịch, bài trừ Dịch Quỷ. 
Khi con người biết kính Thần, hoặc có những nhà biết hành thiện tích đức, cũng đều có thể tránh được ôn dịch, bài trừ Dịch Quỷ. (Ảnh: Shutterstock)

Tâm hiếu nghĩa thoát khỏi thiên tai nhân họa

Thời Tây Tần, Vương Hựu làm quan cao ở trong triều, ông một đời thanh liêm, vì con dân mà hiếu nghĩa. Trong cuộc đời của Vương Hựu, đã từng kinh qua một câu chuyện rất ly kỳ. Vào một năm nọ, Vương Hựu mắc trọng bệnh, đại phu đều bó tay không có cách chữa. Ông biết rằng ngày mình còn tại dương gian cũng không còn nhiều, liền nói lời từ biệt với mẹ già. Khi này, Vương Hựu đột nhiên nghe thấy tiếng có vị khách đến nhà, nhưng ông không thể tự thân đến tiếp kiến, một lúc sau vị khách này tự bước đến chỗ ông.

Vị khách trò chuyện với Vương Hựu, kể một câu chuyện đại ý rằng, năm nay quốc gia sẽ phát sinh đại sự, thượng thiên đã phái ba vị tướng quân, mỗi người tự đi các nơi tìm người riêng cho mình. Vị khách này là thuộc hạ của Ôn Thần Triệu Công Minh. Vương Hựu vừa nghe xong, liền biết rằng vị khách này là Quỷ Thần, là một sinh mệnh ở không gian khác. Vậy nên liền nhờ ông ta cứu giúp mạng sống của mình.

Vị khách nói, nhân sinh cuối cùng cũng phải tử biệt, ai cũng không thể trốn thoát. Nhưng nơi con người đi sau khi chết, không phải căn cứ theo kiếp này làm quan phú quý hay người dân bần hàn mà quyết định. Vị khách này nói rằng ông đem theo 3000 âm binh, sau này muốn giao phó cho Vương Hựu quản lý. Vương Hựu nghĩ có lẽ thọ mệnh sắp dứt, bản thân mình cũng không có anh em, mẫu thân hiện cũng đã tuổi cao sức yếu, nếu như ông chết đi, ai có thể phụng dưỡng mẫu thân được đây? Nghĩ đến đau lòng quá mà khóc nức lên.

Vị khách này thấy ông nhậm chức quan cao ở trong triều mà gia đình lại rất thanh bần, không có nhiều của cải, đúng là một vị cao sĩ vừa hiếu tâm vừa thanh khiết, làm sao có thể để ông ấy chết được? Bị tấm lòng hiếu thảo của Vương Hựu làm cảm động, vị khách này quyết định cứu ông. Ngày hôm sau, như đã hẹn, vị khách đến nói với Vương Hựu rằng Thiên Thần đã ân chuẩn kéo dài dương thọ cho ông. Đồng thời vị khách đã rắc Thần Thuỷ để loại bỏ độc nhiệt trong người Vương Hựu, trước khi rời đi, còn tặng ông mười mấy cây bút đỏ, nói là có thể đem cho người khác, ai có được chiếc bút đỏ đó, người đó có thể thoát khỏi đại nạn. Nói xong vị khách liền rời đi mất.

Lúc này Vương Hựu đột nhiên tỉnh giấc, mới biết rằng hoá ra mình nằm mộng, nhưng tay vẫn cầm bút đỏ mà vị khách kia tặng, mấy ngày sau bệnh của ông không chữa mà khỏi. Năm đó dịch bệnh hoành hành, người chết rất nhiều. Phàm là những người được ông tặng bút đỏ, dường như đều được thụ ký của Thần linh, đều an toàn vô họa, thoát khỏi đại dịch và chiến loạn.

Lúc này Vương Hựu đột nhiên tỉnh giấc, mới biết rằng hoá ra mình nằm mộng, nhưng tay vẫn cầm bút đỏ mà vị khách kia tặng, mấy ngày sau bệnh của ông không chữa mà khỏi.
Lúc này Vương Hựu đột nhiên tỉnh giấc, mới biết rằng hoá ra mình nằm mộng, nhưng tay vẫn cầm bút đỏ mà vị khách kia tặng, mấy ngày sau bệnh của ông không chữa mà khỏi. (Ảnh chụp màn hình Tam Tự Kinh)

Toàn thôn tích đức thoát khỏi sự truy tìm của Dịch Quỷ

Nếu một người có đức hạnh, sẽ đắc được sự bảo hộ của trời đất. Theo ghi chép trong cuốn Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký, Nhạc phụ Chu Lục của Kỷ Hiểu Lam đã từng kể câu chuyện về Dịch Quỷ. Ở một thôn nọ ở xã Nam, huyện Đông Quang có một vị Liêu Quân, đã từng triệu tập mọi người quyên góp dựng mộ để an táng chôn cất xương cốt của những người vô danh. Theo kiến nghị của Liêu Quân, mọi người trong thôn đều cùng nhau góp sức hoàn thành việc này.

Hơn 30 năm sau, vào những năm đầu năm Ung Chính, huyện Đông Quan phát sinh một đợt đại dịch bệnh. Đêm nọ, Liêu Quân nằm mộng thấy hơn 100 người đứng ở ngoài của nhà ông, trong đó một người tiến đến, nói rằng Dịch Quỷ chuẩn bị đến rồi, thỉnh Liêu Quân hãy đốt hơn mười chiếc cờ giấy, hơn một trăm dao gỗ được dán bằng giấy bạc để họ chiến đấu với dịch quỷ, báo đáp ân đức của người toàn thôn đã an táng cho họ.

Liêu Quân nghe theo lời họ làm cờ giấy và dao rồi đốt. Vài ngày sau, trong đêm người dân toàn thôn đều nghe thấy âm thanh kêu la, tiếng hò hét chiến đấu, liên tục mãi cho đến tận gần sáng sớm mới dứt. Lần ôn dịch đó, bách tính trong toàn thôn không có lấy một người bị nhiễm bệnh. Hơn 100 người âm cùng nhau đánh chiến với dịch quỷ và đuổi chúng đến một nơi khác.

Nếu không được Thần linh cho phép sẽ không được phát tán dịch bệnh

Còn có một câu chuyện khác, nếu như Thần linh không cho phép, thì bất cứ nơi đâu cũng không được tùy ý xuất hiện ôn dịch. Tháng 7 những năm Can Đạo thời Nam Tống phát sinh một câu chuyện truyền kỳ về một người chết đi sống lại. Vương Thập Ngũ là gia bộc nhà Uông Thị ở thôn Vụ Nguyên Thạch Điền, khi đang cày ruộng đột nhiên hôn mê chết bất tỉnh. Tám ngày sau, anh ta đột nhiên hồi sinh một cách kỳ diệu, sau đó anh đã kể lại những trải nghiệm trong lúc hôn mê của mình.

Nguyên lai là do khi anh đang cày ruộng, nhìn thấy hơn 10 người đến từ phía tây. Những người này đều mặc Đạo phục, mang theo những chiếc rương, hộp, và quạt lớn. Họ bắt ép Vương Thập Ngũ chọn cầm một chiếc rương, rồi đi cùng đường với họ. Đến miếu Ngũ Hậu ở huyện Thành, họ bày tỏ tâm ý muốn được phát tán dịch bệnh ở Vụ Nguyên, nhưng Ngũ Hậu không cho phép, còn hạ lệnh cho họ nhanh chóng rời đi. Họ lại đi đến Nhạc miếu, cũng bị lệnh cho rời đi sớm. Sau đó lại tới huyện Hưu Ninh ở Huy Châu, bái kiến Thần linh đương địa, nhưng Thần linh đều không cho phép họ hành dịch bệnh. Khi này họ có phần thất vọng. Sau đó họ lại chuyển hướng đến Tuyên Châu, vừa đặt chân vào đền lớn đã có người ra đón nghênh tiếp. Theo sự cho phép của Thần minh địa phương, họ mới có thể hành ôn dịch, bắt đầu từ gia đình Mạnh Lang Bắc Môn phát tán bệnh độc

Khi ở trong nhà họ Mạnh, họ lấy từ trong giương ra các loại vũ khí để quạt hoặc bắn bệnh độc, ai trúng phải đều chết. Năm đó, Chiết Tây bách tính nhiễm bệnh dịch không kể xiết là bao nhiêu người. Tuy nhiên vùng Chiết Đông Tương An lại vô sự. Bởi lẽ những người dân địa phương nơi đó rất chân thành và tốt bụng, họ luôn tôn thờ kính ngưỡng các vị Thần, đắc được sự nhân từ bảo hộ của Thành hoàng và các Thần minh khác ở địa phương, vậy nên Dịch Quỷ không được phép phát tán dịch bệnh nơi đó, dân chúng bình an vô sự.

Anh Kỳ

Theo: Epochtimes

Tài liệu tham khảo:

Quyển 5 - Sảo Thần Ký
Chính Thống Đạo Tạng
Tam Giáo Nguyên Lưu Sảo Thần Đại Toàn
Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký - Quyển 4 - Loan Dương Tiêu Hạ Lục Tứ
Di Kiên Chí - Di Kiên Ất Chí - Quyển 17 - Tuyên Châu Mạnh Lang Trung
Vô Thượng Huyền Nguyên Tam Thiên Ngọc Đường Đại Pháp - Quyển 13 - Trảm Ôn Đoạn Dịch Phẩm thứ 15



BÀI CHỌN LỌC

Nhân tâm và ôn dịch, truyền thuyết về Ôn Thần và Dịch Quỷ