Nhân thể huyền bí: Vì sao xác thịt người tu hành không bị mục nát?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thế giới ngày nay, có một hiện tượng bí ẩn mà khoa học vẫn chưa lý giải được, đó là thân xác thịt chết rồi mà không bị mục nát. Đây là bí ẩn về thân thể người siêu thường, để lại nhiều ẩn đố cho thế giới.

Như chúng ta đã biết, làm xác ướp đòi hỏi phải loại bỏ sạch các cơ quan nội tạng và sử dụng các loại hương liệu, thuốc để chống phân hủy. Thân xác thịt bất hoại, hoàn toàn khác với xác ướp, vì nó ở trạng thái tự nhiên không qua quá trình xử lý nhân tạo, thân thể có thể tồn tại hàng trăm hàng nghìn năm mà không bị phân hủy. Từ xưa đến nay, trong xã hội Đông và Tây phương, đã có nhiều ví dụ thực tế về thân xác không bị mục nát.

Tại Trung Quốc, xuất hiện những trường hợp nhục thân bất hoại, một số trải qua hơn một nghìn năm, không những không bị thối rữa mà khớp xương còn có thể cử động, thậm chí một số còn mọc tóc và móng tay.

Vào năm thứ hai của Đường Huyền Tông nhà Đường (713), vị Lục tổ Huệ Năng của phái Thiền tông viên tịch. Nhục thân của ông đã trải qua hơn 1.200 năm vẫn được bảo quản tốt. Người ta thường cho rằng nhiệt độ càng nóng và môi trường càng ẩm ướt thì thi thể càng nhanh thối rữa. Đặc biệt, ở nơi nóng nực như Quảng Đông vào mùa hè, mà thi thể của Huệ Năng lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi khí hậu.

Nhục thân nghìn năm bất hoại của thiền sư Huệ Năng đặt tại chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. (Wikipedia)
Nhục thân nghìn năm bất hoại của thiền sư Huệ Năng đặt tại chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. (Wikipedia)

Tại núi Cửu Hoa, Trung Quốc, có 5 thi thể không bị mục nát và còn nguyên vẹn. Vào thời đại Đường, sau khi Hoàng tử của Tân La Quốc vào núi, ông lấy đức hiệu Kim Kiều Giác, Pháp hiệu Thích Địa Tạng. Ông đến núi Cửu Hoa để tu hành và viên tịch vào năm Đường Đức Tông thứ 19 (năm 794). Ba năm sau, các đệ tử của ông mở bình chôn và thấy thân thể ông mềm như bông, dung mạo như người còn sống, khớp xương phát ra tiếng kêu như khóa vàng. Theo kiến ​​thức y học thông thường, sau khi một người chết đi, các tế bào trong cơ thể không còn nguồn năng lượng, các sợi protein bị khóa lại nên các cơ trở nên cứng và các khớp bị khóa chết. Ba năm sau, cơ thể của Hoàng tử nước Tân La vẫn còn mềm và các khớp vẫn có tiếng kêu.

Vào triều nhà Thanh, có một tăng nhân viên tịch 3 năm, cơ thể của ông vẫn còn phun ra máu tươi. Giữa Tường Phù và Chung Mâu ở Hà Nam có một nhà sư có pháp danh Đạm Như ở am Thủy Nguyệt. Ông qua đời năm 85 tuổi. Ngày trước khi viên tịch, ông đã dặn các đệ tử chôn cất ông trong am và 3 năm sau mới đào lên. Nếu khi đó thi thể đã thối rữa, các đệ tử của ông có thể đốt di hài. Nếu thi thể còn nguyên vẹn, chắc chắn sẽ xuất hiện một người, và sẽ thay một bộ quần áo mới cho ông. Vị lão tăng dặn dò các đệ tử ghi nhớ lời căn dặn.

Ba năm sau, đúng kỳ hạn, đệ tử của Đạm Như là Tịch Phượng đào mộ lên, đúng như dự đoán đã nhìn thấy thi thể của Đạm Như vẫn còn ngồi thẳng bên trong, bộ quần áo ông mặc khi viên tịch đã mục nát và biến thành cát bụi, nhưng nhục thân của ông vẫn còn nguyên vẹn không tổn hại. Tịch Phượng vuốt nhẹ lên thân thể sư phụ của mình và phát hiện nó còn cứng hơn sắt đá, gõ nhẹ còn tạo ra âm thanh leng keng.

Khi sự việc này lan rộng, đã khiến mọi người thời đó rất kinh ngạc. Mọi người lũ lượt đổ xô đến am miếu để tận mắt chứng kiến kỳ tích nhục thân bất hoại. Huyện lệnh Hàn của huyện Trung Mâu đến am viện và ngạc nhiên nói: “Đêm qua lão sư phụ đã tới trong giấc mộng của tôi và cầu xin tôi năm mươi lạng bạc để may y phục”.

Quan huyện lệnh cũng đoán: “Liệu có phải lão sư phụ muốn mặc quần áo vàng cho thân thể bất hoại?”. Ông triệu tập thợ tới và hỏi cần bao nhiêu chi phí để trang trí thân thể bằng vàng. Thật trùng hợp đó chính là số tiền mà vị sư già đã nói với ông trong giấc mơ.

Khi đó, một người lính trong trại quân đội không tin vào chuyện nhục thân bất hoại, trong lòng nghi ngờ có điều gì gian dối ở đây. Vì vậy, anh ta đã lẻn vào am viện và dùng dao đâm vào cánh tay của lão tăng. Anh ta kinh ngạc khi thấy từ trên thân thể vị lão tăng liên tục chảy ra máu tươi. Anh ta vô cùng sợ hãi, vội quỳ xuống đất, sám hối với nhục thân của lão tăng Đạm Như. Anh ta vội vàng bôi vàng vào vết đâm, nhưng vết thương không liền lại.

Sau khi sự việc xảy ra, các sư trong chùa đã tăng cường bảo vệ, đưa thi thể của lão tăng cất và khóa lại. Chỉ những người đặc biệt chân thành lễ Phật, mới mở nó ra, cho họ chứng kiến kỳ tích nhục thân bất hoại.

Trong câu chuyện này, ba năm sau khi lão tăng qua đời, thân thể vẫn còn có thể chảy máu. Theo kiến ​​thức y học thông thường, một khi tim ngừng đập, máu sẽ mất khả năng tuần hoàn, nhiệt độ máu lạnh đi và cơ thể trở nên lạnh ngắt.

Khi các dấu hiệu của sự sống biến mất và máu trải qua một loạt thay đổi, chỉ có 17% ​​tế bào máu còn lại trong cơ thể người, chúng dần dần bị khô trong không khí và thối rữa theo thời gian. Còn ở đây, lão tăng đã qua đời ba năm, dưới tác dụng nào mà máu trong cơ thể ông vẫn ở trạng thái chất lỏng?

Các chuyên gia Nga đã nghiên cứu cơ thể bất hoại của Lạt Ma Hán Ba và phát hiện ra rằng da, tóc, móng tay và các mô cơ thể khác của ngài không khác gì da của người sống.
Các chuyên gia Nga đã nghiên cứu cơ thể bất hoại của Lạt Ma Hán Ba và phát hiện ra rằng da, tóc, móng tay và các mô cơ thể khác của ngài không khác gì da của người sống. (Wikipedia)

Vào năm Quang Hưng thứ tám của nhà Thanh (1882, năm Nhâm Ngọc), hòa thượng Đức Phong của chùa Liên Hoa ở huyện Đồng Lăng, tỉnh An Huy viên tịch. Mười năm sau, người ta mở quan tài ra và kiểm tra thì thấy ngoại hình của hòa thượng Đức Phong vẫn giống y như còn sống. Điều đặc biệt hơn là móng tay của ông rất dài và tóc ông còn mọc ra. Tăng nhân một khi xuất gia tu hành thì phải cạo tóc, từ đó cả đời đều giữ như vậy. Sau khi hòa thượng Đức Phong qua đời, tim của ông đã ngừng đập. Vậy lực lượng nào giúp duy trì các chức năng cơ thể của ông, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và liên tục thay thế các tế bào lông, móng?

Theo ghi chép của người triều nhà Thanh, xưa kia ở cung Bách Tuế trên núi Cửu Hoa có thờ một thân thể nhà sư trăm tuổi tọa hóa (chỉ hòa thượng ngồi chết). Một bàn tay của nhục thân này còn nâng cao lên ngang tầm mày. Hóa ra, một năm nọ, ở chùa Hóa Thành xảy ra vụ hỏa hoạn, đột nhiên thân thể trăm tuổi của lão tăng giơ một tay lên và làm động tác nhìn ra xa, ngọn lửa trong chùa vụt tắt ngay lập tức. Kể từ đó, bàn tay đó cứ duy trì tư thế này.

Những bí ẩn của thân thể con người vượt ra ngoài những lý giải thông thường. Tại sao hiện tượng nhục thân bất hoại lại thường xuất hiện trên thân những người tu hành? Ví dụ, các tăng nhân và đạo sĩ của hai trường phái Phật và Đạo, hoặc các tu sĩ, nữ tu của Tây phương, thông qua các phương pháp tu hành khác nhau, họ đã đạt đến trạng thái nhục thân bất hoại. Điều này chẳng phải đã nói rõ rằng đằng sau việc tu hành còn tồn tại những điều bí ẩn nằm ngoài phạm trù khoa học, vượt xa năng lực của con người? Những ví dụ này chẳng phải cũng cho thấy thông qua việc tu luyện thân thể, nâng cao đạo đức tinh thần, có thể cải thiện tốt các chức năng của cơ thể vật chất? Bí ẩn về cơ thể người phi thường, là một lĩnh vực khoa học chưa biết đến được, đang chờ đợi con người khám phá và giải đáp những bí ẩn của nó.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhân thể huyền bí: Vì sao xác thịt người tu hành không bị mục nát?