Nhục thân ngàn năm bất hoại của Thiên Mẫu Cát Tường: Đến nay vẫn mọc tóc và móng tay

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại các khu vực Tây Tạng còn lưu giữ những pho tượng Phật bằng xương bằng thịt rất bí ẩn, không chỉ vậy, tượng Bồ Tát bằng xương bằng thịt này còn mọc tóc và móng tay sau hàng ngàn năm.

Nhiều người tin rằng, đi đến tận cùng của khoa học là Thần học, và tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh thực sự có thể mang lại sức mạnh tinh thần tích cực cho con người. Có rất nhiều hiện tượng khó tin trên thế giới này xảy ra thuộc về tôn giáo nên nhiều người đã quyết định tìm hiểu. Bất luận là Phật gia, Đạo gia hay người thường, đều xuất hiện hiện tượng xác thịt không hư hoại, ví dụ như bí ẩn kim thân bất hoại của Lục tổ Huệ Năng, và nhục thân bất hoại của Hương Hà Lão Thái... Tại các khu vực Tây Tạng còn lưu giữ những pho tượng Phật bằng xương bằng thịt rất bí ẩn, không chỉ vậy, tượng Bồ Tát bằng xương bằng thịt này còn mọc tóc và móng tay sau hàng ngàn năm. Đây là, ThIên Mẫu Cát Tường nổi tiếng ở các khu vực Tây Tạng, là tượng Bồ Tát bằng nhục thân bất hoại ngàn năm tuổi.

藏地第一女护法神
Thiên Mẫu Cát Tường, Nữ Thần hộ mệnh đầu tiên ở Tây Tạng (ảnh trực tuyến)

Nguồn gốc pho tượng nhục thân Thiên Mẫu Cát Tường

Một ngôi chùa nhỏ ít được biết đến trên bờ sông Lhasa, tên là Tạ Trúc Lâm, chỉ cách sân bay Kongga vài bước chân. Tạ Trúc Lâm là phiên âm của tiếng Tây Tạng, có nghĩa là Giảng Tu Châu, thuộc di sản phái Gelug. Thời điểm xây dựng không rõ, và nó đã phát triển đến quy mô lớn nhất vào thời Quan Âm Thượng sư thứ 5 (tức Đại Lai Lạt Ma thứ 5 Lobsang Gyaco). Vào thời điểm đó, có hai tu viện là hiển viện và mật viện, và 500 nhà sư trong. Nhưng nhiều người không biết rằng, ngôi chùa nhỏ này thờ một pho tượng kỳ lạ là thân thể nữ, cao khoảng 1 cubit (khoảng 46 cm), đội vương miện bạc, mặc quần áo sặc sỡ, khuôn mặt hơi ngăm đen nhưng vẫn đầy đặn, đôi mắt khép hờ. Người ta nói rằng, bà là hóa thân của Thiên Mẫu Cát Tường, viên tịch năm 12 tuổi. Sau khi bà viên tịch, cơ thể co lại một cách tự nhiên và ngồi trong tư thế này. Di hài bà chưa từng trải qua xử lý chống hư hại. Hiện nay tóc vẫn đang mọc và da vẫn rất mềm.

Về nguồn gốc của pho tượng nhục thân ngàn năm này, có truyền thuyết kể rằng, vào năm 1042, Tôn giả Atisha, thủy tổ của phái Kadam, được mời từ Ấn Độ đến Tây Tạng để truyền Pháp. Ba năm sau, Tôn giả Atisha đến vùng Uzang, khi đến sông gần Lhasa, một thiếu nữ gặp Tôn giả Atisha, lúc đó cô sinh lòng kính ngưỡng nên đã tháo tất cả trang sức vàng bạc trên người để làm đồ cúng dâng lên Tôn giả Atisha.

Nhưng khi thiếu nữ trở về nhà, cha mẹ cô rất tức giận khi biết rằng những món đồ quý giá của con gái mình đã được dâng cho một nhà sư vô danh, thế là đánh đập cô một trận tàn nhẫn. Vào thời điểm đó, đạo Bon rất thịnh hành, nhưng lúc đó cô đã quyết tâm hoằng dương Phật pháp và cúng dường cho các nhà sư. Vì vậy, cô bị dân làng coi là dị loại, là yêu nhiệt, và bị ném xuống sông. Nhưng thiếu nữ vẫn cứ nổi trên mặt nước. Dân làng thấy ném cô xuống nước mà không chết, thì vô cùng sợ hãi, liền phong ấn cô trong một hang động trên núi. Lúc này, Tôn giả Atisha đã sử dụng thần thông để hiển hiện tình cảnh cô thiếu nữ là Thiên Mẫu Cát Tường. Mọi người mới tỉnh ngộ, nhận ra rằng, cô là đến để bảo vệ Phật giáo Tây Tạng. Vì vậy, dân làng đã xây dựng một ngôi đền để thờ cúng nhục thân thiếu nữ. Đó chính là pho tượng nhục thân mà chúng ta thấy hiện nay.

吉祥天母千年不腐之肉身像
Tượng Thiên Mẫu Cát Tường ngàn năm bất hoại (Ảnh Internet)

Vượt qua kiếp nạn Cách mạng Văn hóa

Thân thể bất hoại của Thiên Mẫu Cát Tường gần như bị phá hủy trong cuộc Đại cách mạng Văn hóa. Vào thời điểm đó, bà và các bức tượng Phật bằng đồng, sắt khác được đặt lẫn lộn trong một căn phòng tối ở chùa Jokhang. Mãi đến khi tín ngưỡng tôn giáo được phục hồi, bà mới được nhìn thấy bầu trời một lần nữa, nhưng khớp cổ của bà đã bị tổn thương, đầu bị xệ và lệch, làn da trắng chuyển sang màu nâu và đôi mắt mở thì khẽ nhắm lại. May mà các bộ phận khác không bị hư hại. Trong Phật giáo Tây Tạng, Thiên Mẫu Cát Tường rất được tôn kính và có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Vào thế kỷ thứ 7, khi Vua Tây Tạng Songtsen Gampo xây dựng ngôi chùa Jokhang ở Lhasa, ông đã thỉnh bà làm Hộ Pháp của chùa Jokhang. Bức tượng của bà đến nay vẫn được thờ cúng trong chùa Jokhang. Vì có công trong việc bảo vệ Phật pháp, vùng Lhasa cũng đã hình thành một lễ hội đặc biệt để tưởng nhớ bà - Lễ hội Baila Rizhu, được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 hàng năm.

吉祥天母像
Tượng Thiên Mẫu Cát Tường (Ảnh Internet)

Vào thời điểm đó, các lạt ma khiêng tượng Thiên Mẫu Cát Tường cát tường từ chùa Jokhang đi dạo quanh thành phố. Theo lời kể của Phật sống Khyentse, khi di động các khớp của pho tượng thì vẫn còn mềm, đến nay tóc vẫn đang mọc. Phật sống xúc động nói: “Ngày nay ở Tây Tạng chỉ còn lại một pho tượng nhục thân như vậy. Bà thực sự là một báu vật!”

Tuy nhiên, do sự tàn phá của Cách mạng Văn hóa, đền Tạ Trúc Lâm giờ đã đổ nát và mặt đất ẩm ướt. Tượng Thiên Mẫu Cát Tường có nguy cơ bị hư hại, Phật sống Khyentse đang lo gây quỹ để giải cứu báu vật có một không hai này!

Huy Hải
Theo Soundofhope



BÀI CHỌN LỌC

Nhục thân ngàn năm bất hoại của Thiên Mẫu Cát Tường: Đến nay vẫn mọc tóc và móng tay