Những bậc kỳ tài được Thần linh chỉ bảo [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chắc hẳn có nhiều người đã biết đến cô bé thần đồng hội họa người Mỹ ​​Akiane Kramarik, nhiều người cảm thấy thật thần kỳ và cho rằng đây là ví dụ điển hình nhất cho từ "thiên tài". Kỳ thật, ở Trung Quốc cũng có một họa sĩ nổi tiếng được trời cao chiếu cố như Akiane Kramarik, phương pháp vẽ tranh của ông ấy cũng đặc biệt không kém, ông ấy là ai?

Bậc thầy vẽ tranh bằng tay Cao Kỳ Bội và thần tích học vẽ tranh trong mộng

Họa sĩ vĩ đại Cao Kỳ Bội của triều đại nhà Thanh sống vào thời Khang Càn thịnh thế, người khai sinh ra thủ pháp vẽ tranh bằng ngón tay. Gọi là vẽ tranh bằng ngón tay tức là dùng ngón tay để vẽ thay vì bút lông. Bố cục các bức tranh vẽ bằng ngón tay của Cao Kỳ Bội rất ấn tượng, thủ pháp bằng ngón tay rất linh hoạt, nét vẽ xuất thần, sử dụng màu sắc cũng khiến người xem phải bất ngờ. Hậu thế nhận xét rằng tranh của ông siêu phàm nhập Thánh, người khác khó có thể bắt chước được, bởi vì sư phụ của ông là một vị đại thần tiên.

Tranh của Cao Kỳ Bội siêu phàm nhập Thánh, người khác khó có thể bắt chước được, bởi vì sư phụ của ông là một vị đại thần tiên.
Tranh của Cao Kỳ Bội siêu phàm nhập Thánh, người khác khó có thể bắt chước được, bởi vì sư phụ của ông là một vị đại thần tiên.

Vậy làm sao mà ông lại mời được thần tiên đến dạy vẽ cho ông?

Cao Kỳ Bội xuất thân trong một gia đình làm quan, sau này ông cũng dấn thân vào chốn quan trường, nhưng sự nghiệp lý tưởng mà ông mong muốn lại là trở thành một họa sĩ. Ông đã bắt đầu học vẽ từ năm 8 tuổi, mỗi khi nhìn thấy một bức tranh đẹp, ông nhất định sẽ bắt chước vẽ lại bằng được. Sau hơn mười năm miệt mài chăm chỉ khổ luyện, Cao Kỳ Bội đã vẽ được vô số bức tranh, tranh vẽ được được xếp đầy cả hai cái rương, trở thành một nhà bình phẩm thư hoạ có chút danh tiếng, nhưng các tác phẩm của riêng ông vẫn còn mờ nhạt. Mặc dù vậy, ông vẫn chăm chỉ luyện tập không ngừng, và tận hưởng niềm vui trong đó.

Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai (tâm chí thành, sắt đá cũng chảy tan.) Lòng chân thành của Cao Kỳ Bội đã khiến một vị lão thần tiên cảm động. Nên vị thần tiên đó đã hạ phàm dạy ông vẽ tranh.

Một hôm, đang lúc nửa tỉnh nửa mơ, ông thấy một ông lão nói với ông rằng: “Kiếp trước ông là họa sĩ, Thượng Thiên an bài để kiếp này ông trở thành một hoạ sĩ nổi tiếng”. Sau đó, ông lão dẫn ông đến một ngôi nhà đất kỳ lạ. Sau khi bước vào, bốn bức tường đều có những bức tranh kỳ lạ và đẹp đẽ, có núi non trùng điệp, thác nước và suối trong vắt, những cây cổ thụ cao vút, rừng trúc như sóng vỗ, và đủ loại chim muông quý hiếm.

Ông lão bảo đó là Họa trong họa, và kiên nhẫn phân tích lý thuyết và phương pháp vẽ tranh cho ông, Cao Kỳ Bội nghe xong, trong lòng chợt sáng tỏ. Rồi ông muốn thực hành, vẽ lại bức tranh trên tường luôn ngay lúc đó. Nhưng chỉ trong ngôi nhà đất chỉ có một chậu nước. Ngay khi nảy ra ý tưởng đó, ông liền nhúng ngón tay vào nước và bắt đầu vẽ tranh.

Chờ đến khi Cao Kỳ Bội luyện tập được tương đối rồi, ông lão nói với ông kỹ nghệ vẽ tranh ông luyện xong rồi giờ có thể có thể quay về. Thế là, ông quay trở lại theo đường cũ, khi ông về đến nhà, thì cũng là lúc ông tỉnh giấc.

Mỗi người chúng ta chắc đều từng có trải nghiệm như thế này, đó là cảnh tượng gặp được trong mộng, cho dù là lúc đó có chân thực đến đâu, thì lúc tỉnh dậy đều sẽ quên sạch. Thế nhưng, cách vẽ tranh mà Cao Kỳ Bội học được trọng mộng lại rất nhập tâm, sau khi tỉnh dậy ông vẫn ghi nhớ rất rõ ràng. Ông không khỏi mừng rỡ trong lòng.

Tuy nhiên, khi ông nhấc bút lên vẽ, thì lại vẫn như trước. Bản thân đã học được công phu, nhưng ông lại không thể vận dụng được, trong lòng Cao Kỳ Bội vô cùng bức bối khó chịu.

Qua mấy hôm sau, một hôm, ông lại nhớ lại giấc mơ của mình, và nhớ lại khoảnh khắc nhúng ngón tay vào nước để vẽ, trong lòng chợt lóe lên một cảm hứng, sao lại không thử dùng ngón tay chấm mực để vẽ chứ? Không ngờ, ông thử làm như vậy mà lại thực sự vẽ được. Ý tưởng vẽ tranh trong đầu cứ thế tuôn trào ra, ông vẽ gì liền vẽ được nấy, sơn thuỷ, hoa lá chim muông, cho đến con người, đều tràn đầy linh khí, sống động vô cùng, như thể có Thần trợ giúp vậy. Từ đó Cao Kỳ Bội lấy tay vẽ tranh thay vì dùng bút, khai sáng ra trường phái vẽ tranh bằng tay. Hoạ sĩ nổi tiếng thời hiện đại Phan Thiên Thọ chính là người theo trường phái này.

Các tác phẩm của Cao Kỳ Bội tràn đầy sức sống, đề tài rộng lớn, hình tượng sống động, kỹ pháp toàn diện, ngụ ý sâu xa. Điều đáng kinh ngạc nhất là những bức tranh của ông còn có thể hiện ra thần tích.

Cao Kỳ Bội rất thích vẽ chân dung của Chung Quỳ. Mỗi năm vào tiết Đoan ngọ, ông sẽ vẽ một số bức tranh để làm quà tặng cho người thân và bạn bè.
Cao Kỳ Bội rất thích vẽ chân dung của Chung Quỳ. Mỗi năm vào tiết Đoan ngọ, ông sẽ vẽ một số bức tranh để làm quà tặng cho người thân và bạn bè. (pixabay)

Vào thời điểm đó, hàng năm vào đêm giao thừa và tiết Đoan ngọ, mọi người sẽ treo chân dung của Chung Quỳ (một đạo sĩ theo truyền thuyết nổi tiếng về việc bắt ma quỷ). Chân dung của ông này được treo vào đêm giao thừa để xua đuổi ma quỷ, treo vào tiết Đoan Ngọ để xua đuổi ôn thần.

Cao Kỳ Bội rất thích vẽ chân dung của Chung Quỳ. Mỗi năm vào tiết Đoan ngọ, ông sẽ vẽ một số bức tranh để làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Mỗi bức chân dung đều mang thần sắc uy vũ, khiến cho người nhìn thấy cũng phải kính sợ. Bức "Bức tranh Chung Quỳ giận dữ" là tác phẩm của ông lúc 68 tuổi. Trong tranh, Chung Quỳ đứng thẳng người, không hề tức giận và vẫn uy nghiêm. Sức mạnh trong đôi mắt khiến tất cả yêu ma, quỷ quái phải khiếp sợ.

Người ta nói rằng những họa sĩ đỉnh cao có thể truyền sức sống cho những bức tranh và khiến chúng trở nên “sống động”. Chân dung Chung Quỳ của Cao Kỳ Bội không chỉ sống động như thật mà còn thực sự có khả năng xua đuổi ma.

Nhà họ Tra có người tiểu thiếp bỗng nhiên nổi điên, nói rằng nhìn thấy trước mắt mình một người đàn ông mặc áo choàng xanh có bộ râu dài, hoảng sợ đến nỗi như người mất hồn. Trong lúc bối rối, thì người nhà nhớ ra có bức chân dung của Chung Quỳ do Cao Kỳ Bội vẽ, liền nhanh chóng mang tới giường của nàng, thật kinh ngạc là bệnh tình của nàng nhanh chóng bình phục.

Ngoài ra còn có Địch tiên sinh, từng là thái thú của Ninh Quốc, ở phòng chính trong nhà vào ban đêm lại bất ổn, có thứ gì đó làm loạn, sau khi treo bức Chung Quỳ do Cao Kỳ Bội vẽ liền yên ắng trở lại.

Mọi người đều không biết liệu có phải là Chung Quỳ trong tranh của Cao Kỳ Bội có thực sự bước ta từ trong tranh, xua đuổi tà ma hay không, nhưng hễ dán tranh lên liền có thể đảm bảo gia đình bình an, đó quả thực là thần tích. Thế là người xin ông vẽ tranh cứ chen chúc nhau mà tới. Ai đến ông cũng không cư tuyệt, đều vẽ khiến cho người ta lúc về đều thấy vừa ý. Cứ vẽ thì ý tưởng lại cứ trào ra, linh cảm liên tục không ngừng, mà mỗi bức vẽ đều xuất thần, chất lượng rất cao. Lúc ấy, từ trong đại nội triều đình nhà Thanh cho đến nhà các quan chức đều treo tranh của Cao Kỳ Bội, có thể nói là độc nhất vô nhị.

Tuy vậy, bản thân Cao Kỳ Bội luôn tỏ ra rất khiêm tốn và không bao giờ giấu diếm việc mình học hội hoạ ở trong mơ. Ông còn đặc biệt khắc một con dấu, trên đó khắc dòng chữ: "Hoạ từ mộng đến, mộng đến từ tâm thành", để nhắc nhở bản thân rằng thành tựu hội họa của ông là do thượng thiên ban cho.

Bậc thầy rèn kiếm, đắc được bí kíp ở trong mộng

Kỳ thực, không phải chỉ trong hội hoạ, mà nhiều người trong các ngành nghề nếu thành tâm tu học, rất có thể đều sẽ nhận được sự chỉ dẫn của Thượng Thiên.

Tiếp theo là câu chuyện về trải nghiệm thần kỳ của thợ rèn kiếm đẳng cấp thế giới Trần Thế Thông. Trần Thế Thông từng là thư ký của Hội đồng Phát triển Văn hóa của Cơ quan Hành pháp Đài Loan, ông say mê võ thuật, cả đời chỉ mong có được một thanh bảo kiếm chân chính. Thế rồi sau khi qua tuổi trung niên, ông kiên quyết từ chức để theo đuổi việc nghiên cứu thuật rèn kiếm.

Vậy trình độ luyện kiếm của Trần Thế Thông đạt tới mức nào? Dùng lời của ông mà nói thì: "Bảo kiếm chân chính thì sẽ không gặp được ở bên ngoài đâu, hiện nay có thể làm ra một thanh bảo kiếm chân chính thì chỉ có mình tôi thôi.” Xem ra khẩu khí rất lớn, nhưng quả thật là có thực lực. Bảo kiếm mà Trần Thế Thông chế tác, không những có thể chặt đứt nham thạch, mà còn có thể sau khi uốn cong vẫn thẳng trở về như cũ. Thanh bảo kiếm mà ông mài, từ phần tay cầm đến mũi kiếm là 69,5 cm. Một lần, một kỹ sư người Đức biết được ông có thể bằng thủ công mà mài được kiếm dài 69,5 cm thì thấy khó tin và nói: “Kỹ thuật cao siêu nhất trên toàn thế giới, cũng chỉ có thể mài được 36 cm thôi, dài hơn nữa là không có cách nào.” Vậy nên, bảo kiếm của Trần Thế Thông vừa mới ra đã nhân được sự quan tâm của chuyên gia cũng như người nổi tiếng trên trường quốc tế.

Vậy rốt cuộc Trần Thế Thông “xuất gia giữa chừng” để học thuật rèn kiếm, bằng cách nào mà ông có thể đạt đến đỉnh cao của kỹ nghệ rèn kiếm?

Từ xưa đến nay bảo kiếm luôn được dùng là Pháp khí để giết trừ yêu ma trong Phật giáo và Đạo giáo. Trần Thế Thông thực sự đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, nhưng ông nói rằng phần lớn những kỹ năng đúc kiếm cần yêu cầu cao là được Thần mách bảo cho ông trong giấc mơ. Trong khi được phóng viên phỏng vấn, Trần Thế Thông đã miêu tả những mộng cảnh huy hoàng đó một cách rất hàm súc, nói rằng đại đa số người hiện đại sẽ không tin.

Từ xưa đến nay bảo kiếm luôn được dùng là Pháp khí để giết trừ yêu ma trong Phật giáo và Đạo giáo.
Từ xưa đến nay bảo kiếm luôn được dùng là Pháp khí để giết trừ yêu ma trong Phật giáo và Đạo giáo. (Flickr)

Trần Thế Thông nói: "Chuyện này có chút huyền hoặc, người ở trên đều xuống dạy vào ban đêm. Các kiếm sĩ của chúng tôi tôn thờ Âu Dã Tử, là vị tổ sư rèn kiếm của Trung Quốc. Kỳ thực, chỉ cần chúng ta chỉ cần có một tâm thành kính đối với thế giới tâm linh này, họ sẽ tự nhiên xuống truyền dạy, từ nơi sâu xa sẽ nói cho các bạn biết." Điều tổ sư gia dạy nhiều nhất là thanh Kiếm Vương Thất Tinh trong sách cổ. Tương truyền là pháp khí của một vị trong tứ đại kim cương bên cạnh Phật Tổ, bởi vì kỹ thuật rất cao nên đã bị thất truyền từ lâu.

Trần Thế Thông còn cho biết: Kiếm chia thành kiếm sống và kiếm chết, kiếm sống thì trong quá trình đúc sẽ hấp thu nhân khí cùng tinh hoa của nhật nguyệt, cho nên sự tu dưỡng của người đúc kiếm sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của kiếm. Vì thế với ông mà nói, điều tất yếu phải làm trước khi mài kiếm là đả đoạ, đến khi tâm không còn vướng mắc gì nữa, tâm cảnh thanh minh, mới có thể tâm bình khí hoà, một lòng chuyên nhất, mới có thể bắt đầu mài kiếm.

Cụ già người Hàn Quốc học chữ Hán từ Khổng Tử và Mạnh Tử

Cuối cùng là một câu chuyện thần kỳ về việc học chữ Hán trong mộng từ Khổng Tử và Mạnh Tử. Năm 2014, ông Moon Sang-ho, 95 tuổi ở Hàn Quốc đã xuất bản tập thơ tiếng Trung đầu tiên của mình với tựa đề "Lưỡng Bạch Đường Tập". Thái Bạch Đường là bút danh của ông. Tập thơ dày hơn 90 trang và tập hợp hơn 2.000 bài thơ chữ Hán của ông. Điều đáng kinh ngạc là những thành tựu trong Hán thơ của cụ ông người Hàn Quốc này lại đạt được thông qua một giấc mơ.

Ông Moon Sang-ho, 95 tuổi ở Hàn Quốc học chữ Hán từ Khổng Tử và Mạnh Tử
Ông Moon Sang-ho, 95 tuổi ở Hàn Quốc học chữ Hán từ Khổng Tử và Mạnh Tử (Wikipedia commons)

Theo lời kể của bản thân ông, từ nhỏ ông chưa bao giờ được tới trường học, nhưng trong một giấc mơ, ông đã học được chữ Hán từ Khổng Tử, Mạnh Tử và các nhà hiền triết khác. Ông nói: "Khi tôi sáu tuổi, Khổng Tử và Mạnh Tử lần lượt xuất hiện trong giấc mơ của tôi và dạy tôi học chữ Hán và kinh sách của Nho giáo. Nếu tôi không học tốt, tôi sẽ bị đánh! Sáng hôm sau tỉnh dậy chỗ bị đánh sẽ thâm tím đi và rất đau đớn.”

Cụ già Hàn Quốc 93 tuổi học chữ Hán trong mộng
Cụ Moon Sang-ho, 95 tuổi, người Hàn Quốc, học chữ Hán trong mộng (Ảnh Sohu)

Dựa vào những trải nghiệm kỳ diệu trong giấc mơ, Lưỡng Bạch Đường tiên sinh không chỉ học được chữ Hán mà còn giành giải quán quân thơ chữ Hán trong cuộc thi thơ chữ Hán hàng năm của Hàn Quốc. Lưỡng Bạch Đường tiên sinh cũng kể lại những điều kỳ diệu trong một năm ông tham gia cuộc thi Hán thơ. Đêm trước cuộc thi Hán thơ, Lưỡng Bạch Đường tiên sinh đã mơ thấy đề thi và tất cả các quy tắc yêu cầu.

Kết quả là trong ngày thứ hai tranh tài, ông ấy đã nhanh chóng hoàn thành bài thi. Vào thời điểm đó, người dẫn chương trình truyền hình MBC của Hàn Quốc đã hỏi ông: “Trong khi những người khác đang suy nghĩ rất căng thẳng, tại sao ông lại hoàn thành bài thi nhanh như vậy?” Khi ông ấy nói thật với các phóng viên thì họ lại nói: “Ông lại đùa giỡn rồi”.

Lưỡng Bạch Đường tiên sinh nói rằng những "cuộc phiêu lưu trong mơ" của ông nói chung không được nói với người ngoài, vì đây là vấn đề mà khoa học hiện đại khó giải thích và những quan niệm của người thường cũng khó chấp nhận. Ổng kể: "Khi còn nhỏ, tôi nói với dân làng rằng tôi học chữ Hán từ một giấc mơ. Họ đều cho rằng tôi nói dối và cảm thấy tôi có vấn đề về thần kinh". Từ đó, ông giữ bí mật học chữ Hán của mình trong đáy lòng.

Vì có kiến ​​thức uyên thâm về Hán học và Nho học, ông đã từng là giáo viên dạy tiếng Trung tại Đại học Sungkyunkwan, trường đào tạo về Nho gia học bậc cao nhất ở Hàn Quốc. Hơn chín mươi tuổi, Lưỡng Bạch Đường tiên sinh sức khỏe vẫn còn tốt, ông dạy tiếng Trung cho học sinh tại nhà. Theo ông giới thiệu thì ông có hơn 1.000 học sinh, và hầu hết tất cả những học sinh này đều đã trở thành giáo viên dạy tiếng Trung ở các trường học trên khắp Hàn Quốc. Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Jeong-hee cũng là học trò của ông.

Lưỡng Bạch Đường tiên sinh rất tôn kính các vị Thần và các vị Thánh hiền cổ đại, mỗi ngày ông đều mặc Hàn phục và cung kính quỳ lạy thiên địa thần linh và Khổng Tử. Sở thích của Lưỡng Bạch Đường tiên sinh là đọc sách. Ông nói rằng ông đọc sách không phải vì để làm Nho sinh, mà là để tu dưỡng tâm mình, thông qua học tập các hành vi của các bậc Thánh hiền mà quy chính bản thân mình.

Lam Sơn
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Những bậc kỳ tài được Thần linh chỉ bảo [Radio]