Những bước lùi về văn hóa và khoa học trong lịch sử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự phát triển nền văn minh của nhân loại không phải lúc nào cũng thuận buồn xuôi gió. Trong suốt tiến trình lịch sử, nhân loại đã phải hứng chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng trong lĩnh vực khoa học và văn hóa. Nếu không có những tổn thất này, lịch sử của nhân loại có thể đã thay đổi.

Sự thiêu hủy của Thư viện Hoàng gia Alexandria

Sự thiêu hủy của Thư viện Hoàng gia Alexandria tại thành phố Alexandria, Ai Cập, được coi là một trong những thiệt hại to lớn nhất của thế giới cổ đại về mặt khoa học và văn hóa. Thư viện này được xem là kho lưu trữ văn thư đồ sộ nhất và là một trong những thư viện lớn nhất và quan trọng nhất trong số các thư viện của thế giới cổ đại. Giới trí thức và học giả khắp nơi trên thế giới đều đến đó để học tập và nghiên cứu. Vào năm 47 TCN, một vụ hỏa hoạn do Julius Caesar gây ra đã lây lan đến thư viện và gây thiệt hại nghiệm trọng số văn thư lưu trữ tại đây.

Thư viện Alexandria được xem là kho lưu trữ văn thư đồ sộ nhất và là một trong những thư viện lớn nhất và quan trọng nhất trong số các thư viện của thế giới cổ đại.
Thư viện Alexandria được xem là kho lưu trữ văn thư đồ sộ nhất và là một trong những thư viện lớn nhất và quan trọng nhất trong số các thư viện của thế giới cổ đại. (Wikipedia)

Phải mất rất nhiều năm để khôi phục lại các bộ sưu tập trong thư viện đó, sau đó nhóm nổi loạn Kitô giáo một lần nữa lại phá hủy phần lớn thư viện vào năm 391 SCN. Và một lần nữa, thư viện được khôi phục lại qua nhiều thập kỷ.

Lần phá hủy cuối cùng là xảy ra vào năm 641 SCN khi quốc vương Baghdad ra lệnh đốt toàn bộ sách trong thư viện. Cho đến ngày nay, vẫn chưa rõ mức độ chính xác của sự ảnh hưởng mà sự mất mát này đã gây ra đối với văn hóa nhân loại, như nhiều người tin rằng thư viện chứa đầy những ý tưởng từ thời cổ đại đã tiêu mất trong các vụ cháy khác nhau.

Chiến tranh Gothic (535-554)

Chiến tranh thường mang lại những đổi mới và tiến bộ vượt bậc với cái giá là hỗn loạn và sự hủy diệt hàng loạt. Sự kết thúc của Thế Chiến II đã cho thấy những thành tựu lớn lao trong khoa học ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là khoa học tên lửa và động cơ phản lực.

Nhưng, chiến tranh cũng có thể trì hoãn khoa học và tiến bộ. Chiến tranh Gothic, Ý dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Đông La Mã Justinian (535-554 SCN) là nỗ lực để lấy lại vùng lãnh thổ phía Tây bị mất sau khi đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476 SCN. Họ đã thành công cho đến khi người Lombard man rợ quay trở lại chiếm Rome một thập kỷ sau đó.

Chiến tranh Gothic đã khiến nước Ý tan hoang, đẩy người dân vào tình cảnh phải rời khỏi các khu vực đô thị hoang phế để đến sinh sống ở các khu vực nông thôn.
Chiến tranh Gothic đã khiến nước Ý tan hoang, đẩy người dân vào tình cảnh phải rời khỏi các khu vực đô thị hoang phế để đến sinh sống ở các khu vực nông thôn. (Wikipedia)

Mặc dù Đế quốc La Mã đã sụp đổ trước đó gần một trăm năm (476 SCN), nhưng chiến tranh Gothic và hậu quả của nó đã khiến nước Ý tan hoang, đẩy người dân vào tình cảnh phải rời khỏi các khu vực đô thị hoang phế để đến sinh sống ở các khu vực nông thôn.

Thời kỳ Đen tối (The Dark Ages) này tiếp tục trong khoảng 500 năm sau đó. Đế chế La Mã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng bị chôn vùi trong đống đổ nát, các tuyến đường thương mại và trung tâm văn hóa đều bị vùi lấp. Khi người ta chạy trốn khỏi các khu đô thị và chấp nhận một lối sống khép kín, thì văn hóa, nghệ thuật, khoa học, và lịch sử đã không còn là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.

Các nhà sử học ngày nay gọi giai đoạn này là Sơ Kỳ Trung Cổ. Nhưng, văn minh phương Tây đã không trở lại từ giai đoạn này cho đến cuộc Thập Tự Chinh (1095 SCN), là thời kỳ hình thành nhiều tuyến đường thương mại và dần dần đưa châu Âu chuyển sang thời kỳ Phục Hưng.

Cháy phòng thí nghiệm ở New York của Nikola Tesla

Một mất mát gần đây và là lần thứ ba đối với khoa học và tiến bộ đã xảy ra vào cuối thế kỷ 19 khi phòng thí nghiệm ở New York của Nikola Tesla bị bốc cháy (vào ngày 13 tháng 03 năm 1895) vào nửa đêm. Ngọn lửa đã phá hủy tất cả các phát minh, các thí nghiệm, và các nguyên mẫu mà ông đang làm tại thời điểm đó.

Phòng thí nghiệm ở New York của Nikola Tesla bị bốc cháy (vào ngày 13 tháng 03 năm 1895) vào nửa đêm.
Phòng thí nghiệm ở New York của Nikola Tesla bị bốc cháy (vào ngày 13 tháng 03 năm 1895) vào nửa đêm. (Pxfuel)

Tesla là người phát minh ra hệ thống điện xoay chiều được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta hôm nay. Ông cũng đi tiên phong trong một số lĩnh vực công nghệ bao gồm cả viễn thông vô tuyến, người máy, và một loạt các phát minh khác. Không rõ chính xác những gì đã bị phá hủy trong phòng thí nghiệm vì ông luôn giữ bí mật những công trình của mình cho đến khi chúng được cấp bằng sáng chế.

Tesla, và có lẽ toàn bộ nền văn minh của nhân loại, đã phải chịu một sự thụt lùi lớn về khoa học khi tháp Wardenclyffe của ông bị chính phủ Mỹ phá hủy vào năm 1917 sau khi nó không còn được đầu tư và ngừng hoạt động trong nhiều năm. Tháp Wardenclyffe được xây dựng như là một nhà máy điện không dây đầu tiên trên thế giới. Nếu tháp hoạt động hiệu quả, rất có khả năng Tesla lại một lần nữa thay đổi hình thức truyền tải điện năng cho nhân loại.

Nam Minh
Theo Theepochtimes.com

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Những bước lùi về văn hóa và khoa học trong lịch sử