Những câu chuyện đạo đức dành cho trẻ em: Tôi không xứng đáng có vương miện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những câu chuyện được sử dụng ở một số trường học Hoa Kỳ tập trung vào việc nuôi dạy trẻ em với một nền giáo dục cổ điển và phát triển nhân cách đạo đức.

Những cô bạn cùng lớp rủ: “Susan có muốn đi cùng bọn tớ không? Chúng tớ sẽ đến khu rừng, bạn đi chứ.”

Susan thở dài và trả lời: “Mình rất muốn đi cùng các bạn, nhưng mình sẽ không thể hoàn thành được công việc mà bà đã giao.”

Một cô bạn lắc đầu và nói: “Thật chán biết bao khi phải ở nhà làm việc trong ngày nghỉ! Bà của Susan thật quá khắt khe.”

Susan nghe những lời nhận xét đó và gục đầu xuống, cô bé lau nước mắt và cố gắng nghĩ đến những điều dễ chịu, buổi chiều các cô bạn sẽ tập trung những bông hoa dại ở trong rừng lại với nhau.

Susan tự nói với chính mình: “Sẽ có gì thiệt hại nếu di chuyển con dấu mà bà đã đặt ra khỏi chiếc tất? Hôm nay, khu rừng sẽ rất tuyệt và mình thật thích ở đó biết bao!”

Vài phút sau, cô bé nói “Bà ơi. Giờ cháu đã xong rồi.”

“Cái gì, nhanh thế Susan?” - Bà của cô bé đã nhận kết quả công việc mà Susan hoàn tất và xem xét rất kỹ.

Bà nói, nhấn mạnh từng từ: “Đúng vậy Susan. Đúng vậy, bà đếm được hai mươi lượt từ điểm đánh dấu; và, vì cháu chưa bao giờ lừa dối bà, nên cháu có thể đi và vui chơi như cháu muốn trong thời gian còn lại trong ngày".

Đôi má của Susan ửng đỏ lên và cũng không hề nói lời “Cảm ơn”. Rồi cô bé rời nhà và lững thững bước đi mà không chào như thường lệ.

Khi Susan đến tham gia cùng thì các cô bạn nhỏ thốt lên với vẻ châm chọc: “Susan, sao bạn lại ở đây? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Sao bạn có thể rời xa người bà yêu quý của bạn được vậy?”

Susan trả lời rằng: “Không có gì xảy ra cả.”

Cô bé lại đang cố gắng lừa chính mình. Cô đã hành động như một kẻ nói dối. Lúc này, cô nhớ đến những lời của bà, “Cháu chưa bao giờ lừa dối ta.”

Cô bé tự nhủ: “Đúng rồi, mình đã lừa dối bà. Nếu bà biết tất cả, bà sẽ không bao giờ tin mình nữa.”

Khi nhóm bạn đi tới một khu đất trống trong rừng, các cô bé bắt đầu chạy nhảy vui chơi thỏa thích; riêng Susan thì ngồi trên cỏ, ao ước được ở nhà lúc này để thú nhận lỗi lầm của mình.

Một lúc sau, Rose nói “Chúng ta hãy kết một vương miện từ hoa Violet (hoa Linh lan) và đội lên đầu của bạn nào tốt nhất ở đây.”

Julia nói: “Làm vương miện thì dễ rồi nhưng biết chọn ai để đội nó đây.”

Rose nói: "Tại sao, tất nhiên là Susan sẽ đội nó. Không phải bạn ấy được cho là cô gái ngoan nhất trường và vâng lời nhất ở nhà sao?”

Các cô bạn khác nói thêm: “Đúng rồi, đúng rồi; vương miện sẽ là của Susan".

Họ bắt đầu kết vương miện và hoàn thành không lâu sau đó.

Rose nói: “Bây giờ, Susan sẽ đội nó một cách trang trọng vì bạn là nữ hoàng của bọn tớ.”

Khi những lời này được nói ra thì vương miện cũng được đặt lên đầu của Susan. Ngay lập tức, Susan nắm lấy vương miện và quăng xuống đất, cô bé nói: “Sẽ không có vương miện nào cho tôi hết; tôi không xứng đáng".

Các cô bạn nhìn Susan đầy ngạc nhiên. Susan nói tiếp trong khi dòng nước mắt lăn dài trên má: “Tôi đã lừa dối bà. Tôi đã thay đổi con dấu mà bà đã đặt bên trong chiếc tất để được cùng đi chơi trong rừng với các cậu.”

Susan hỏi các bạn: “Các bạn có gọi đó là xấu xa không? Mình thì thấy đúng là như vậy; mình đã rất khổ sở trong suốt thời gian ở đây.”

Ngay lập tức, Susan chạy về nhà và nói với bà trong sự lo sợ: “Bà ơi! Cháu xứng đáng bị phạt, vì cháu đã đổi con dấu mà bà đã để ở trong chiếc tất. Xin bà tha thứ cho cháu; cháu rất xin lỗi và buồn bã.”

Bà của Susan nói: “Susan à, bà biết tất cả nhưng bà vẫn cho cháu đi chơi, hy vọng rằng lương tâm của cháu sẽ tự nói về lỗi lầm này. Bà rất vui vì cháu đã thú nhận sai lầm và sự hối hận của mình.”

Và bà hôn lên trán của Susan.

***

Câu chuyện này được sao chép từ McGuffey’s Third Eclectic Reader, Revised Edition, xuất bản năm 1879.

Bộ truyện McGuffey Reader, được xuất bản lần đầu vào những năm 1830, là các câu chuyện có tranh minh họa dành cho học sinh tiểu học được viết bởi nhà giáo dục và giáo sĩ William Holmes McGuffey. Vào năm (1800–1873), bộ truyện được sử dụng rộng rãi trong sách giáo khoa trong các trường học Hoa Kỳ từ giữa những năm 1800 cho đến đầu thế kỷ 20. Chúng vẫn còn được sử dụng bởi một số trường học ngày nay, đặc biệt là các trường học tại gia tập trung vào việc nuôi dạy trẻ em với một nền giáo dục cổ điển và phát triển nhân cách đạo đức.

Theo The Epoch Times

Du Du biên dịch

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Những câu chuyện đạo đức dành cho trẻ em: Tôi không xứng đáng có vương miện