Những câu chuyện kỳ ​​lạ về ký ức luân hồi của những đứa trẻ nhỏ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khám phá cuộc sống, bí ẩn là vô hạn. Em bé quấn tã có thể làm gì? Nếu nói là bé có thể nghe và tranh luận, mở miệng nói; bé có thể hỏi thăm bạn bè ở kiếp trước; bé có thể thu xếp việc chôn cất xác thịt của kiếp trước, và ổn định ngôi nhà của người vợ cũ của bé ở kiếp trước... Nghe có vẻ khó tin phải không? Những đứa trẻ sơ sinh, với những ký ức và khả năng của tiền kiếp, những giai thoại đáng kinh ngạc của cổ đại và hiện đại, tiết lộ bí mật của sự luân hồi chuyển sinh.

Ký ức của một đứa bé vượt qua những lời nói của tuổi thơ

Ở Mỹ, báo chí đưa tin rằng có một cậu bé tên là Sam Taylor(*), theo lời bé thì cậu chính là do người ông đã khuất chuyển sinh. Câu chuyện của Sam đã được quay video. Sau khi sự việc được công khai, nó đã gây ra rất nhiều cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông.

Khi Sam được mười tám tháng tuổi, một ngày nọ, cha cậu thay tã cho cậu. Bé Sam nói: "Khi con bằng tuổi bố, con cũng đã thay tã cho bố".

Sau khi chuyển sinh, Sam dù còn là một đứa bé nhưng vẫn giữ được ký ức của kiếp trước, cậu biết rõ mình là ai ở kiếp trước, nhớ được những người thân của mình ở kiếp trước, và những gì đã xảy ra ở kiếp trước.

Người xưa thường cho rằng, cơ thể con người như làn da. Có người cho rằng cơ thể người như một tấm áo, ai mặc vào người đó có thể làm chủ và điều khiển người đó. Những câu chuyện dân gian tiết lộ bí mật cá nhân ở một góc độ khác.

Bức tranh vẽ quá trình đầu thai làm súc vật. Ở góc dưới bên phải bức tranh là hình ảnh một số người cầm bộ da thú để mặc trước khi chuyển sinh lần mới. (Miền công cộng)
Bức tranh vẽ quá trình đầu thai làm súc vật. Ở góc dưới bên phải bức tranh là hình ảnh một số người cầm bộ da thú để mặc trước khi chuyển sinh lần mới. (Miền công cộng)

Trẻ sơ sinh nghe tiếng nói nhận ra người

Trong "Duyệt Vi Thảo Đường bút ký" của Kỷ Hiểu Lam - Đại học sĩ triều Thanh, có ghi chép một câu chuyện về một người thuê nhà tên là Thương Long ở Thôi Trang. Đứa bé đầu thai này còn chưa đầy tháng đã có thể mở miệng nói rồi.

Vào ngày Tết, cha mẹ bé đã ngẫu nhiên ra khỏi nhà và để lại bé trong bộ tã lót ở nhà. Có người trong thôn gõ cửa và nói: "Tôi đến chúc mừng năm mới đây!"

Đứa nhỏ nghe thấy tiếng của ông ấy thì mở miệng đáp: "Ông là cụ X phải không? Cha mẹ cháu đi ra ngoài, cửa không khóa, mời cụ vào nghỉ ngơi đi". Những người đến chúc Tết đều rất sửng sốt và không thể nhịn được cười.

Quan đại thần mang ký ức tiền kiếp

Trong các ghi chép lịch sử, trong quan trường nhà Thanh, một số đại thần đã biết nói khi mới sinh ra hoặc nhớ lại tiền kiếp của họ.

Chẳng hạn như quan đại thần của triều đại Khang Hy là Lý Úy (1625-1684). Khi Lý Úy chào đời, bên ngoài trời đang đổ tuyết. Vừa sinh xong người mẹ đã hỏi thời tiết bên ngoài như thế nào. Lý Úy vừa mới sinh ra đã mở miệng nhỏ nhắn trả lời: “Có tuyết”, khiến người nhà rất kinh ngạc.

Còn viên quan Lý Vân Khánh nhớ rằng kiếp trước ông là một nhà sư ở núi Kê Minh. Bạn thân của ông là Giang Bích (1812-1886), một danh sĩ Giang Nam, người đỗ đầu trong kỳ thi hương.

Viên quan Lý Vân Khánh nhớ rằng kiếp trước ông là một nhà sư ở núi Kê Minh.
Viên quan Lý Vân Khánh nhớ rằng kiếp trước ông là một nhà sư ở núi Kê Minh. (Miền công cộng)

Trong kiếp trước, khi nhà sư này từ núi Kê Minh đến thăm trụ trì chùa Linh Ẩn, ông vẫn để tâm ghi nhớ kỳ thi của bạn mình là Giang Bích. Sau khi qua đời vào ngày hôm đó, ông đã đầu thai vào nhà họ Lý. Đứa bé nhà họ Lý được tăng nhân đầu thai, bởi vì mang theo ký ức kiếp trước, vẫn còn ghi nhớ không quên, bé đã hỏi thăm về sự tình của Giang Bích.

Trong một ghi chép khác của triều đại nhà Thanh, chuyện còn đặc biệt hơn. Trẻ sơ sinh không chỉ yêu cầu an táng nhục thân của kiếp trước, mà còn yêu cầu nuôi dưỡng người vợ ở kiếp trước. Cảnh tượng tưởng chừng không thể nào tin nổi, nhưng lại hé lộ sự luân hồi của Đạo Trời, luật thiện báo ở nhân gian.

Đôi vợ chồng già một lòng một dạ, vui thích giúp người

Vào thời nhà Thanh, tại một ngôi làng ở huyện Vĩnh Bình, một cặp vợ chồng già sống bằng nghề bán đậu phụ. Tuy gia cảnh không mấy giàu có nhưng bản tính thích làm việc thiện. Nếu gặp cầu hư hỏng, đường lầy lội, họ sẽ dùng tiền vất vả kiếm được và cố gắng sửa chữa để người dân đi lại dễ dàng hơn. Cứ như thế mấy chục năm, đôi vợ chồng già một lòng một dạ, vui vẻ làm việc thiện.

Trong thôn có một cây cầu đá, năm nay do mưa lớn nên bị lũ cuốn trôi khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Ông già triệu tập thợ đến sửa chữa, và đích thân ông giúp việc sửa chữa. Vào buổi trưa một ngày, ông lão cảm thấy thực sự mệt mỏi nên đã dựa vào trụ cầu và nghỉ ngơi.

Ông già triệu tập thợ đến sửa chữa, và đích thân ông giúp việc sửa chữa. Vào buổi trưa một ngày, ông lão cảm thấy thực sự mệt mỏi nên đã dựa vào trụ cầu và nghỉ ngơi.
Ông già triệu tập thợ đến sửa chữa, và đích thân ông giúp việc sửa chữa. Vào buổi trưa một ngày, ông lão cảm thấy thực sự mệt mỏi nên đã dựa vào trụ cầu và nghỉ ngơi. (Miền công cộng)

Đột nhiên, ông nhìn thấy hai người áo đen, giống như sai nha trong huyện. Họ gọi ông lão đi cùng bọn họ. Ông lão hỏi họ: “Đi đâu?”

Họ đáp: “Đi thì biết”.

Ông lão không dám trái lời, bèn đứng dậy đi cùng họ.

Ông lão tốt bụng đầu thai vào một gia đình giàu có

Sau khi đi bộ hơn mười dặm, bước vào một ngôi làng và thấy rằng những ngôi nhà được xây dựng rất cao và rộng rãi. Ông lão nhận ra đó là nhà của một phú ông ở một làng nọ. Người áo đen giục ông lão vào, đi qua vài cánh cửa rồi đi vào phòng ngủ.

Một số phụ nữ đứng trong phòng, vây xung quanh một bà mẹ trẻ. Ông lão đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy điều này, nhưng người áo đen đã dốc sức đẩy mạnh ông. Đột nhiên ông lão ngã vào bụng của thiếu phụ. Bỗng nhiên, ông lão cảm thấy toàn thân như đang trong nồi nước sôi, vùng vẫy xoay trở một lúc, bỗng lại cảm thấy rất lạnh, như thể đang nằm trong sương và tuyết. Ông lão nghe có người nói: "Chúc mừng nương tử đã sinh được một bé trai".

Ông lão nghe vậy thì rất sửng sốt, mở to mắt nhìn xung quanh rồi nhìn nắm tay chỉ to bằng quả óc chó của mình. Ông lão mới nhận ra rằng cơ thể đã chết rồi, bây giờ ông đã đầu thai vào gia đình này. Bất giác 'ông lão' cảm thấy bi thương liền 'oe, oe' khóc tướng lên.

Ông lão mới nhận ra rằng cơ thể đã chết rồi, bây giờ ông đã đầu thai vào gia đình này. Bất giác 'ông lão' cảm thấy bi thương liền 'oe, oe' khóc tướng lên.
Ông lão mới nhận ra rằng cơ thể đã chết rồi, bây giờ ông đã đầu thai vào gia đình này. Bất giác 'ông lão' cảm thấy bi thương liền 'oe, oe' khóc tướng lên. (Minh họa: Pxfuel)

Bỗng nhiên một phụ nữ có tuổi dùng kéo cắt đứt dây rốn, đau đớn đến tận xương tủy, 'ông lão' không nén nối thất thanh kêu lớn: “Lão bà, đừng chơi khăm!” Vừa dứt lời, mọi người trong phòng đều nghe thấy tiếng đứa bé, họ bỗng nhiên cảm thấy hoảng sợ và bàng hoàng.

Bé thu xếp mọi việc để đỡ đần vợ

Đứa bé nói: "Đừng sợ, tôi chính là ông X ở làng nọ. Nhìn tình cảnh này hôm nay, tôi đã được sinh ra trong nhà ta. Từ khi đầu thai vào nhà ta, thì đã là con trai của nhà ta rồi, còn có thể nói gì nữa. Nhưng người vợ già của con vừa nghèo vừa bệnh tật, con chết rồi, bà ấy biết trông cậy vào ai? Có thể mời bà ấy về đây, cho bà ấy hai phòng để bà ấy ở, ngày ngày cung cấp cho bà ấy 3 bữa cơm và nước trà, mùa đông thì cấp cho bà ấy một chiếc áo bông giữ ấm, để bà ấy sống no ấm những năm tháng cuối đời, thế là được rồi, không đòi hỏi quá đáng đâu, vì sợ bà ấy không chịu nổi".

"Thi thể 'ông lão' thì bỏ vào quan tài bằng gỗ bách và chôn bên cạnh cầu đá, đừng tiêu lãng phí, nếu không trong tâm con sẽ cảm thấy không yên ổn”.

Tuy nhiên, người nhà giàu không tin những lời này. Đứa bé lo lắng và bực bội, và hét lên giọng non nớt giục họ nhanh lên. Gia đình giàu có đó đã sẵn sàng đi, và đứa bé nói: "Mọi người đi có thể nói dối con, phải bế con đi để con tự xử lý".

Gia đình nhà giàu đó không còn cách nào khác đành dùng chiếc khăn thêu quấn lấy đứa bé bế đi cùng.

Đến nhà thì quả nhiên đúng như những gì bé đã nói. Em bé và bà lão nói chuyện rôm rả, hệt như một cặp vợ chồng già. Bà lão nghe rồi, trong lòng thảm thiết, đứa bé mà ông lão chuyển sinh đã khuyên can rằng: “Có tôi ở đây thì đừng lo không có ai chăm sóc”.

Khi họ đến cây cầu, quan phủ đang khám nghiệm thi thể của ông lão và cũng đang chuẩn bị chôn cất. Nhìn thấy thân thể kiếp trước, đứa bé lại than thở mãi, rồi để mọi người dùng quan tài gỗ bách liệm, sau khi tận mắt xem xét việc chôn cất, đứa bé liền cùng bà lão đến nhà giàu kia, để bà ở một gian phòng khác để phụng dưỡng đến hết tuổi trời.

Cậu bé mà ông lão đầu thai đó là con một của nhà giàu. Năm sau, cha ruột của đứa bé qua đời, mẹ bé ở góa 20 năm, người thiếu phụ này rất mực yêu thương đứa bé và coi nó như viên ngọc minh châu trong lòng bàn tay. Tài sản hàng trăm vạn quan tiền của gia đình giàu đó sau này sẽ do đứa bé thừa kế.

Ông lão đã làm việc thiện, thích bố thí trong kiếp trước, là xuất phát từ thiên tính. Sau đó, ông được đầu thai vào một gia đình giàu có và được thừa kế khối tài sản khổng lồ của gia đình, mọi người tin rằng đó là phúc báo mà ông nhận được trong kiếp này do làm việc thiện ở kiếp trước.

Tường Hòa
Theo Epoch Times

(*) Sam Taylor: Báo cáo của Đại học Y Virginia: https://med.virginia.edu/perceptual-studies/wp-content/uploads/sites/360/2016/12/REI37.pdf (trang 3)

Và được đăng trên tạp chí khoa học Explore Volume 4, Issue 4, July 2008, Pages 244-248: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1550830708000943

Tài liệu tham khảo:
1 - Dạ Đàm Tùy Lục - quyển 4
2 - Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký - quyển 21
3 - Loan Dương Tục Lục 3



BÀI CHỌN LỌC

Những câu chuyện kỳ ​​lạ về ký ức luân hồi của những đứa trẻ nhỏ