Những chuyện hoang đường trong thời đại Cách mạng Văn hóa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc có thể nói là một cuộc vận động chính trị vô lý nhất trong lịch sử Trung Quốc, cho nên thời đại này cũng là một thời đại hoang đường nhất. Và vì sự hoang đường của nó, mà rất nhiều điều ngớ ngẩn đã xảy ra.

Câu khẩu hiệu khá "sáng tạo"

Vào thời đầu Cách mạng Văn hóa, đến đâu cũng nghe những khẩu hiệu như "Chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương." hay như “Chúc Phó Thống soái Lâm mạnh khỏe và mãi mãi khỏe mạnh." Một giáo viên trung học thường cảm thấy rằng hai câu này thật không thú vị lắm, hơn nữa còn cảm thấy đơn điệu, nên đã viết một bài điếu văn khá "sáng tạo" sau đây.

"Kính chúc Chủ tịch Mao vĩ đại thọ tỉ Nam Sơn, thọ tỉ Nam Sơn. Kính chúc Phó Thống soái Lâm phúc như Đông Hải, phúc như Đông Hải. Kính chúc người học trò giỏi của Mao Chủ tịch, đồng chí Giang Thanh, người mang tiêu chuẩn tuyệt vời của chúng ta sẽ luôn tỏa sáng. Kính chúc cho tổng tham mưu trưởng của chúng ta, đồng chí Khang Sinh, ngày đêm tăng cân và tăng cân mỗi ngày". Sau đó đọc to vào lúc " Xin chỉ thị buổi sáng" và "Báo cáo buổi tối" hàng ngày.

Thời điểm đó, có một đội tuyên truyền (Thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông không tin tưởng vào phần tử trí thức, và cử một số lượng lớn công nhân nhà máy làm đội tuyên truyền của giai cấp công nhân đến những cơ sở được gọi là kiến ​​trúc thượng tầng, chẳng hạn như trường học, sở tuyên truyền, các cơ quan nghiên cứu, v.v… ) Đội trưởng đội tuyên truyền này đã rất sốc khi nghe điều đó, và lập tức tìm người tra từ điển xem câu nói này có vấn đề gì không. Sau khi kiểm tra, người kia đã quay lại và báo cáo rằng cụm từ "Thọ tỉ Nam Sơn" - "Phúc như Đông Hải" và cụm từ “Vạn thọ vô cương” trong lời chúc Mao -"Luôn luôn khỏe mạnh" trong lời chúc Lâm là giống nhau. Vì vậy, người đội trưởng này đã đánh giá ngay giáo viên kia là một “phần từ tích cực học tập và vận dụng sáng tạo” vì đã nghiên cứu các tác phẩm của các nhà lãnh đạo vĩ đại.

Người phụ trách tỉnh Quý Châu lúc đó là Lý Tái Hàm. Khi một người nào đó ở tỉnh Quý Châu nghe được khẩu hiệu như vậy, liền nảy lên ý tưởng, thêm câu sau vào khẩu hiệu trên câu: "Kính chúc đồng chí Lý Tái Hàm ngày càng khỏe mạnh."

Đội trưởng đội tuyên truyền không hiểu ngữ pháp

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, một giáo viên ngữ văn trung học, trong tiết ngữ văn đã dạy ngữ pháp cho học sinh rằng: "Trong ba câu “Mao chủ tịch vạn tuế”, “Lời nói của Mao Chủ tịch đã khắc sâu trong lòng”“Chúng tôi yêu mến Mao chủ tịch", là về mặt ngữ pháp thì từ Mao chủ tịch lần lượt là chủ ngữ, định ngữ và tân ngữ".

Lúc này, Đội trưởng đội tuyên truyền tình cờ đi ngang qua lớp học, do đi thong thả từng bước một nên nghe được hết tất cả. Lúc đó, ông ta rất tức giận, từ ngoài cửa sổ kính hét vào mặt giáo viên bên trong: "Không được đầu độc học sinh. Mao Chủ tịch chỉ có thể là chủ ngữ, tuyệt đối không thể làm cái gì mà Đinh ngữ, Bính ngữ. Toàn là nói năng loạn bậy”

Thanh niên tri thức hiểu rõ nhất ý nghĩa của tượng Mao dang tay ra

Có một bức tượng khổng lồ của Mao Trạch Đông cao từ 20-30 mét với một bàn tay khổng lồ vươn ra phía trước, dáng vẻ khí thế hào hùng. Nhiều người qua đường không khỏi xuýt xoa. Có người còn dừng lại để xem. Trong đám người đứng xem đó có một người lính nói ra cảm nghĩ của anh: “Mao Chủ tịch có bàn tay rất lớn, cho thấy lãnh thổ của tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.

Lúc này, một người đàn ông có dáng bộ tri thức nói: "Điều này có nghĩa là bàn tay khổng lồ này đã khai mở ra thời đại mới vĩ đại với Tư tưởng Mao Trạch Đông". Vừa dứt lời, một người đàn ông có dáng bộ của một cán bộ lãnh đạo chậm rãi nói: "Chỉ bàn tay khổng lồ vươn ra có nghĩa là Cách mạng Văn hóa sẽ được tiến hành đến cùng".

Lúc này, một thanh niên tri thức bước tới, nói đầy ẩn ý: “Bàn tay khổng lồ này duỗi ra năm ngón tay, có nghĩa là nước ta trong vòng năm năm sẽ không tuyển dụng lao động”.

Anh ta vừa dứt lời, bên cạnh là một thanh niên tri thức khác nói lớn: "Không đúng, không đúng, phải là nước ta sẽ không tuyển nhân công trong mười năm nữa, bởi vì sau lưng vẫn còn có năm ngón tay dang ra mà".

Lam Sơn
Theo Vision Times

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Những chuyện hoang đường trong thời đại Cách mạng Văn hóa