Những kỷ niệm trong đại dịch: Chuyến đi đến Rome 2019 và câu hỏi nao lòng: Raphael, ngài đang ở đâu? (P.2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đại dịch vẫn chưa qua, nhân loại sẽ đi về đâu trong tương lai? Tôi nhớ lại khoảnh khắc vui mừng và xúc động khi nhìn thấy hình ảnh Raphael trong cung điện Công giáo, nơi ông đã vẽ nguyên tác “Trường học Athena” vượt qua rào cản học thuyết và niềm tin tôn giáo khác nhau, thực sự cảm thấy trong thời kỳ văn minh ấy, con người đã có một cái nhìn hài hòa, bao dung, văn minh, tao nhã, và tầm nhìn vĩ mô.

Bức họa “Đức Mẹ Sistine” (Sistine Madonna) được vẽ bởi Raphael vào năm 1513. (Phạm vi công cộng)

Bố cục bối cảnh của các nhân vật trong tranh của Raphael thể hiện tư duy đa thời gian và không gian trong hầu hết mọi tác phẩm. Ví dụ như bức “Sistine Madonna” và “The Transfiguration” là hai bức tranh được lưu truyền rộng rãi nhất và gây tranh cãi nhiều nhất.

Hãy bắt đầu với bức “Sistine Madonna”, Thánh Mẫu Madonna bồng con trên tay, lơ lửng trên một đám mây xoáy vòng, bên cạnh Thánh Sixtus và Thánh Barbara. Dưới chân bức tranh có hai Thiên Thần (cherub, Thiên Thần cấp cao thứ hai trong thiên thể chín tầng) đang nhìn chằm chằm và suy tư.

Bức “Sistine Madonna” (1512) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Raphael, đặc biệt là hai Thiên Thần nhỏ (Putti) ở dưới cùng của bức tranh được sao chép thành nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, từ bưu thiếp đến tách cà phê, là ý tưởng cho bất kỳ vật phẩm nho nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Vào năm 1754, tác phẩm được Vua Augustus III của Sachsen mua và đặt ở Dresden, từ đó có tên là “Florence bên sông Elbe”. Sau khi Đức bị đánh bại trong Thế chiến thứ hai, Dresden đã bị trả thù bằng cuộc ném bom của quân Đồng minh trong ba ngày ba đêm. Thành phố Baroque xinh đẹp được xây dựng vào thế kỷ 18 này gần như bị phá hủy hoàn toàn, người ta không rõ tung tích của kiệt tác Raphael, về sau mới phát hiện ra nó đã được Hồng quân đưa tới Moscow. Sau Thế chiến II, phải mất 12 năm trước khi Liên Xô trả bức tranh cho Phòng trưng bày Quốc gia Dresden ở Cộng sản Đông Đức.

Việc khắc họa các nhân vật trong bức tranh này luôn là tâm điểm tranh cãi giữa nghệ thuật và thần học. Biểu cảm của Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Hài đồng trong bức tranh khá buồn và lo lắng, như thể báo trước việc Chúa Giêsu sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá trong tương lai; Thánh Sixtus ở phía dưới bên trái (Ngài là giáo hoàng trị vì từ 257- 258 sau Công Nguyên, sau đó bị quốc vương La Mã hành quyết) ngón tay Ngài lo sợ chỉ về phía trước; duy chỉ có Thánh Barbara biểu hiện sự ôn hòa ở bên phải, và hai Thiên Thần nhỏ bên dưới đang trầm ngâm.

Raphael đã thực hiện tư duy thần học của cá nhân trong bức tranh này, tay phải của Thánh Sixtus chỉ về phía trước là ý nghĩa gì? Bức tranh này không chỉ miêu tả trạng thái tâm lý của các nhân vật trong Kinh thánh mà còn thể hiện sự tương tác giữa các nhân vật trong tranh với khán giả (cử chỉ tay của Thánh Sixtus). Thậm chí gợi ý cho chúng ta tưởng tượng tình huống trên Thiên đường (thể hiện qua sự chiêm ngưỡng và trầm tư của hai Thiên Thần nhỏ). Bức “Sistine Madonna” được hoàn thành một năm sau “Trường học Athena”.

Hình thức và phong cách của bức “The Transfiguration”

Những suy nghĩ của Raphael về thần học và không gian đa chiều xuất hiện trên một bức tranh cùng lúc, được trình bày thêm trong “The Transfiguration”, đây là bức tranh cuối cùng của Raphael trong suốt cuộc đời của ông, và khi bức tranh còn chưa kịp hoàn thành thì ông đã đột ngột qua đời. Ở phần dưới của bức tranh, chúng ta thấy có một cậu bé mắc chứng động kinh và đám đông, phần này là do hai học trò của ông hoàn thành. Nhưng bố cục và nội dung bức tranh chắc chắn là của Raphael.

Có rất nhiều bài báo bình luận về bức tranh này, riêng từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20 có hơn 220 bài, từng được mệnh danh là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, mãi cho đến thời cận đại mới bị bức “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci vượt qua.

Nghệ sĩ Florence thế kỷ 16, nhà sử học nghệ thuật Giorgio Vasari đã từng nói rằng: bức “The Transfiguration” là tác phẩm đẹp nhất và thiêng liêng nhất của Raphael.

Các nhân vật ở nửa dưới của bức “The Transfiguration” được vẽ theo trường phái kiểu cách (Mannerism) trong tư thế xoay vặn của họ, khiến cho những nhân vật này trở nên kịch tính và căng thẳng, sử dụng kỹ thuật chiaroscuro, thể hiện khúc dạo đầu trong quá trình chuyển đổi từ thời kỳ Phục hưng sang trường phái Mannerism. Điều này có liên quan đến việc hoàn thành nửa phần tranh tiếp theo của hai học trò của Raphael. Nhà triết học Khai sáng Montesquieu cho rằng cậu bé bị động kinh phía trước (trong tranh) đã cướp đi thân xác của Chúa Giêsu.

Nhưng vào thế kỷ 18, một người Đức là Goethe (Johann Wolfgang von Goethe) tin rằng nửa đầu và nửa sau của bức tranh bổ sung cho nhau. Ở phía dưới là những người đang đau khổ và cần sự giúp đỡ của Chúa Giêsu (nhấn mạnh vào cảnh hỗn loạn và tăm tối), ánh sáng ở phía trên là quyền năng của Chúa Giêsu, và những người ở phía dưới cần quyền năng ấy của Ngài.

Những nhà phê bình bức tranh này chia bức tranh thành hai phần (thuyết Nhị Nguyên), đó là quan điểm về vũ trụ của người phương Tây truyền thống. Goethe cũng chia thành hai đoạn văn, họ vẽ ra sự phân đôi, nửa trên thể hiện sự cứu rỗi, và nửa dưới thể hiện lực lượng hỗn loạn. Hội họa Trung Hoa chú ý đến nó nhiều hơn, không phải lên xuống mà là sự đánh giá cao thuyết Âm Dương và thuyết Nhị Nguyên, không phải một khái niệm.

Bà Khâu Hinh Hiền sử dụng ba bối cảnh trong bức “Khê sơn hành lữ đồ” (tạm dịch: Đường qua ngọn núi dòng suối) của Phạm Khoan thời Bắc Tống để đại diện cho ba cấp độ: tiền cảnh thể hiện thế giới trần tục, trung cảnh thể hiện con người tìm đạo, và cảnh xa thể hiện cảnh giới của các vị Thần. (Ảnh: atrium.co)

Vào thế kỷ 19, họa sĩ phong cảnh người Anh, William Turner đã sử dụng quy tắc Tam giác vàng để phân tích bố cục của tác phẩm “The Transfiguration” khi ông đang dạy phối cảnh tại Đại học Hoàng gia Anh vào năm 1811. Nhưng tôi nghĩ ông phân tích bố cục của bức tranh này bằng các kỹ thuật, bỏ qua mức độ tâm linh và nội hàm của Raphael.

Vào thế kỷ 19, họa sĩ phong cảnh người Anh, Turner đã sử dụng quy tắc Tam giác vàng để phân tích bố cục của tác phẩm “The Transfiguration” khi ông đang dạy phối cảnh tại Đại học Hoàng gia Anh vào năm 1811. (Phạm vi công cộng)

Nếu chúng ta xem “The Transfiguration” với sự nhấn mạnh hơn trong hội họa Trung Hoa, chúng ta sẽ có một cách hiểu khác. Đặc biệt, tôi muốn trích dẫn một bài thuyết minh sâu sắc của bà Khâu Hinh Hiền, một cựu nhân viên của Bảo tàng Cung điện Quốc gia, về bức “Khê sơn hành lữ đồ” để giải thích.

Bà Khâu Hinh Hiền sử dụng ba cảnh trong bố cục của bức “Khê sơn hành lữ đồ” để đại diện cho ba cấp độ:

Tiền cảnh: thế giới phàm tục (chúng sinh lao khổ và vất vả);

Trung cảnh: hảo Đạo cầu Đạo, từng thứ tu Đạo (người tìm kiếm Đạo);

Cảnh xa: Chủ ý chí cao nhất của vũ trụ (Thần, giới tự nhiên).

Bức “The Transfiguration” được giải nghĩa với điểm nhấn là hội họa Trung Hoa, đỉnh của hình tam giác là Thần tối cao, tầng trên là Chúa Giêsu, tầng giữa là tông đồ và tầng dưới tượng trưng cho thế giới phàm tục. (Ảnh: do Nông Sinh cung cấp)

Tương tự, bức “The Transfiguration” được giải nghĩa với điểm nhấn là hội họa Trung Hoa, đỉnh của hình tam giác là Thần tối cao, tầng trên là Chúa Giêsu, tầng giữa là tông đồ và tầng dưới tượng trưng cho thế giới phàm tục. Mượn lời giải cấu trúc bức “Khê sơn hành lữ đồ” của bà Khâu Hinh Hiền mà xem xét bức “The Transfiguration”, thì việc tranh cãi về bố cục bức tranh trong nhiều thế kỷ của các học giả phương Tây dường như lãng phí, bởi nó vốn không có vấn đề gì. Thay vào đó, nó lại là khía cạnh hấp dẫn của bức tranh này.

Bức “The Transfiguration”, kích thước 405cm × 278cm. (Ảnh: Alvesgaspar / Wikimedia Commons)

Từ bức “Trường học Athena” đến “The Transfiguration”, Raphael đã vượt qua quan điểm của các nghệ sĩ thời Phục hưng vừa được nhận xét trong bố cục, ông ấy kết hợp nhiều không gian và điểm nhìn, vượt ra khỏi ranh giới của nghệ thuật và văn hóa.

Đại dịch vẫn chưa qua, nhân loại sẽ đi về đâu trong tương lai? Tôi nhớ lại khoảnh khắc vui mừng và xúc động khi nhìn thấy hình ảnh Raphael trong cung điện Công giáo, nơi ông đã vẽ nguyên tác “Trường học Athena” vượt qua rào cản học thuyết và niềm tin tôn giáo khác nhau, thực sự cảm thấy rằng trong thời kỳ văn minh ấy, con người đã có một cái nhìn hài hòa, bao dung, văn minh, tao nhã, và tầm nhìn vĩ mô.

Tuy nhiên, ngày nay, 500 năm sau, chúng ta đang phải đối mặt với những xáo trộn chưa từng có trên thế giới. Các thế lực độc tài đang đàn áp tàn khốc niềm tin tôn giáo, chủng tộc, và thậm chí mổ cướp nội tạng sống một cách không kiêng dè. Con người hiện đại có xu hướng lấy xấu làm tốt, sự rối loạn của hệ thống giáo dục, sự uy hiếp và đối đầu diễn ra mọi lúc mọi nơi… khiến tôi không thể không đặt một câu hỏi cảm thán: Raphael, ngài đang ở đâu?!

(Hết)

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Những kỷ niệm trong đại dịch: Chuyến đi đến Rome 2019 và câu hỏi nao lòng: Raphael, ngài đang ở đâu? (P.2)