Những mối nhân duyên nào tác thành hôn nhân đời này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người sống trên đời, hợp hợp tan tan, sinh mệnh luân hồi, quay đi quay lại cứ mãi như thế. Những ân oán, mong ước, tâm nguyện của đời này cũng góp phần tạo nên cuộc hội ngộ ở kiếp sau để hoàn thành thề nguyện. Sự tuần hoàn của sinh mệnh con người quả là kỳ diệu đến như vậy. Nguyện ước của con người có thể khiến tương lai thay đổi. Con người trên thế gian, không có tình yêu nào là vô duyên vô cớ, và cũng không có sự thù hận nào là vô duyên vô cớ.

Nghiệp lực, mong muốn của con người cùng muôn vàn những nhân tố khác nhau đan xen cùng nhau, thúc đẩy sự luân hồi thế gian.

Bài viết này xin giới thiệu một câu chuyện có thật của một người tu hành. Bà đã kể lại câu chuyện đầu thai chuyển sinh của chính con gái mình. Người con gái trong kiếp này có tên là Ngọc Nhi. Cô gái có một vết bớt hình tam giác trên ngực, có thể nhìn thấy rất rõ ràng.

Thiên vị

Ngọc Nhi là một cô gái thông minh và có năng lực. Sau khi kết hôn với Tiểu Giang không lâu, cô mang thai, nhưng cô ấy không muốn có đứa trẻ này. Cô cảm giác mình chưa chuẩn bị sẵn sàng để làm mẹ. Vậy là cô bí mật đi phá thai. Không ngờ cô bị bệnh viện từ chối nên vào năm 2005 cô đã sinh một bé trai.

Về lý, sinh con trai đầu lòng vốn phải là niềm hạnh phúc to lớn của gia đình. Nhưng kỳ lạ là mẹ chồng không chỉ không giúp đỡ cô chăm con, ngay cả bản thân Ngọc Nhi cũng không thích đứa trẻ này cho lắm. Khi có chuyện không vừa ý, cô thậm chí đánh con để trút giận. Nhưng chồng cô, Tiểu Giang, lại rất yêu con trai.

Về lý, sinh con trai đầu lòng vốn phải là niềm hạnh phúc to lớn của gia đình. Nhưng kỳ lạ là mẹ chồng không chỉ không giúp đỡ cô chăm con, ngay cả bản thân Ngọc Nhi cũng không thích đứa trẻ này cho lắm (Ảnh chụp màn hình)
Về lý, sinh con trai đầu lòng vốn phải là niềm hạnh phúc to lớn của gia đình. Nhưng kỳ lạ là mẹ chồng không chỉ không giúp đỡ cô chăm con, ngay cả bản thân Ngọc Nhi cũng không thích đứa trẻ này cho lắm (Ảnh chụp màn hình)

Khi thấy chồng yêu con, cô lại càng không thích đứa con này. Sau khi kết hôn, Ngọc Nhi luôn cảm thấy rằng chồng mình không còn ân cần, ấm áp như lúc mới yêu. Cô ngày càng cảm thấy bất mãn với chồng, nhìn anh luôn thấy không vừa mắt. Khi con được 10 tuổi, Ngọc Nhi nghĩ tới việc ly hôn, Nhưng rồi cô phát hiện mình lại có thai. Cô không còn cách nào khác đành phải từ bỏ ý định ly hôn.

Năm 2015, cậu con trai thứ hai chào đời. Điều kỳ lạ là Ngọc Nhi lại rất thích đứa trẻ này. Hơn nữa, cô có một cảm giác khó tả rằng, đứa con trai nhỏ này dường như cũng từng là con của cô trong kiếp trước. Vì thế, chồng cô luôn nói rằng cô thiên vị.

Một hôm, cậu con trai thứ hai được hơn nửa tuổi, bất ngờ đưa tay véo vào mặt cậu anh. Cậu lớn không phòng vệ, đột nhiên bị véo đau quá, hét toáng lên. Tiếng hét của cậu anh, khiến đứa em trai sợ và khóc ré lên. Sau này cậu em trai lại véo vào mặt anh, cậu anh ráng chịu đau, không kêu một tiếng nào.

Chứng kiến sự việc, Ngọc Nhi cảm thấy rất lạ. Tại sao đứa con trai mới hơn nửa tuổi lại véo mặt anh, làm anh khóc. Hơn nữa sự việc không chỉ xảy ra một lần, mà thường xuyên.

Một ngày nọ, Ngọc Nhi kể với mẹ là người tu hành rằng cô có một giấc mơ rất dài. Cuối cùng, cô cũng biết được lý do tại sao cô không hài lòng với chồng, tại sao cô không thích con trai lớn, nhưng lại rất thích con trai út.

Ngọc Nhi nhà họ Hồ

Vào cuối triều đại nhà Thanh, trong một ngõ hẻm cổ ở thành phố Thiên Tân có gia đình nhà họ Hồ. Nhà họ Hồ này điều hành một xưởng thủ công mỹ nghệ, danh tiếng hiển hách một thời.

Vào cuối triều đại nhà Thanh, trong một ngõ hẻm cổ ở thành phố Thiên Tân có gia đình nhà họ Hồ. Nhà họ Hồ này điều hành một xưởng thủ công mỹ nghệ, danh tiếng hiển hách một thời (Ảnh chụp màn hình)
Vào cuối triều đại nhà Thanh, trong một ngõ hẻm cổ ở thành phố Thiên Tân có gia đình nhà họ Hồ. Nhà họ Hồ này điều hành một xưởng thủ công mỹ nghệ, danh tiếng hiển hách một thời (Ảnh chụp màn hình)

Năm 1895, người đứng đầu gia đình Hồ mắc bệnh qua đời. Bà Hồ trở thành chủ gia đình ở tuổi 35. Gia đình Hồ có ba người con trai. Người con cả Hồ Hải tầm thường và bất tài. Cậu thứ hai, Hồ Giang có năng lực. Người em út Hồ Xương là đứa con phá gia chi tử. Năm 1905, trong nhà họ Hồ có hơn 20 người hầu, có thể nói là gia tộc làm ăn lớn.

Người hầu gái chính trong nhà có tên là Ngọc Nhi, được bà Hồ vô cùng yêu quý. Dù mới 16 tuổi nhưng cô đã rất xinh đẹp, thông minh, lanh lợi, làm việc chu toàn. Vì vậy, bà Hồ muốn lấy cô làm vợ lẽ của con trai cả.

Khi bà nói với Ngọc Nhi chuyện này, cô gái tỏ ý không muốn. Bà Hồ hỏi: "Tại sao con không bằng lòng? Con muốn lấy ai?"

Ngọc Nhi nói: “Con muốn gả cho nhị thiếu gia, hi vọng phu nhân có thể tác thành”.

Nhị thiếu gia nhà họ Hồ không chỉ có năng lực mà còn rất tuấn tú. Mặc dù cậu đã có hai vợ nhưng vẫn chưa có con. Sau khi suy nghĩ, bà Hồ đã đồng ý với thỉnh cầu của Ngọc Nhi.

Vào mùa hè năm 1906, Ngọc Nhi được nhị thiếu gia lấy làm vợ lẽ. Cô thầm hạnh phúc vì cuối cùng cũng lấy được người mình yêu. Nhưng cuộc sống sau hôn nhân không đẹp như Ngọc Nhi tưởng tượng. Với thân phận và địa vị thấp kém của người vợ lẽ, cô đã phải chịu sự kỳ thị trong mối quan hệ hôn nhân này. Hai người vợ cả không chỉ coi thường cô, mà trong cuộc sống thường ngày họ hay cùng phụ họa chế nhạo Ngọc Nhi. Nhị thiếu gia thì bận rộn công việc nên càng không để ý đến cô.

Hai người vợ cả không chỉ coi thường cô, mà trong cuộc sống thường ngày họ hay cùng phụ họa chế nhạo Ngọc Nhi. Nhị thiếu gia thì bận rộn công việc nên càng không để ý đến cô (Ảnh chụp màn hình)
Hai người vợ cả không chỉ coi thường cô, mà trong cuộc sống thường ngày họ hay cùng phụ họa chế nhạo Ngọc Nhi. Nhị thiếu gia thì bận rộn công việc nên càng không để ý đến cô (Ảnh chụp màn hình)

Ngọc Nhi là một cô gái có tự trọng cao và tính cách kiên cường, trong lòng cô tràn đầy khát vọng bình đẳng. Có thể tưởng tưởng với một mối quan hệ hôn nhân như vậy, Ngọc Nhi không hề hạnh phúc. Nửa năm sau khi kết hôn, cô mang thai. Bà Hồ và nhị thiếu gia rất vui mừng, họ mong Ngọc Nhi có thể sinh con trai cho gia đình họ Hồ. Kết quả là Ngọc Nhi hạ sinh một bé gái. Hồ phu nhân rất không vui, nhị thiếu gia cũng bắt đầu lạnh nhạt với cô.

Mùa đông năm 1909 đặc biệt lạnh. Bà Hồ bị ốm nên bảo Ngọc Nhi đến xưởng thủ công làm việc. Sau khi hoàn thành việc ở xưởng, Ngọc Nhi mới để ý người làm trong xưởng chỉ mặc quần áo rất mỏng, họ lạnh tới run cầm cập. Cô biết là do mẹ chồng quá khắc nghiệt, không cho người làm áo bông. Vì thương xót họ, Ngọc Nhi đã bí mật làm nhiều áo bông, rồi nhân lúc mẹ chồng đi vắng, thuê xe chở áo bông tới xưởng cấp cho người làm.

Vợ cả của nhị thiếu gia tên là Lý Nhược Thu biết được chuyện này, bèn đi nói với mẹ chồng. Mẹ chồng vô cùng tức giận, lập tức gọi nhị thiếu gia và Ngọc Nhi đến, bắt cô quỳ xuống và trách cứ cô tự tiện làm theo ý mình, không có quy tắc, không sống được.

Nhị thiếu gia đứng một bên, không dám nói gì. Sau khi mẹ chồng bực tức bỏ đi, nhị thiếu gia oán trách Ngọc Nhi. Nghe xong, Ngọc Nhi cảm thấy tuyệt vọng. Cô đau khổ nói: “Tôi làm điều này chẳng phải vì gia đình này sao. Mọi người đối xử với tôi thật không công bằng”.

Nói xong, từ cái giỏ đựng dụng cụ gần đó, Ngọc Nhi lấy một cái dùi hình tam giác và đâm thẳng nó vào ngực mình.

Nhị thiếu gia sợ đến mức quỳ sụp xuống bên cạnh Ngọc Nhi và ôm lấy cô. Ngọc Nhi chỉ vào ngực mình và nói với chồng đầy oán hận: “Nếu có kiếp sau, vẫn là một vợ một chồng”. Nhị thiếu gia ngẩn ra, bất giác gật đầu.

Ngọc Nhi chết, gia đình họ Hồ không công bố mà chỉ lặng lẽ chôn cất cô. Sau khi người làm trong xưởng của nhà họ Hồ phát hiện ra chuyện này, chỉ trong một ngày, một nửa trong số họ đã bỏ đi.

Nhất Trượng Hồng

Khi Ngọc Nhi qua đời, con gái Lan Châu của cô đã được hơn hai tuổi. Cô bé được bà cả Lý Nhược Thu chăm sóc. Mặc dù bề ngoài Lý Nhược Thu đối xử rất tốt với Lan Châu, nhưng phía sau thường hay cấu véo cô bé, còn không cho cô bé lên tiếng. Trên người Lan Châu thường xuyên bị cấu nên bầm tím khắp cả. Cô bé vẫn luôn nghĩ rằng Lý Nhược Thu là mẹ đẻ của mình. Vì vậy, nỗi sợ mẹ đã đeo bám cô từ nhỏ.

Mặc dù bề ngoài Lý Nhược Thu đối xử rất tốt với Lan Châu, nhưng phía sau thường hay cấu véo cô bé, còn không cho cô bé lên tiếng (Ảnh chụp màn hình)
Mặc dù bề ngoài Lý Nhược Thu đối xử rất tốt với Lan Châu, nhưng phía sau thường hay cấu véo cô bé, còn không cho cô bé lên tiếng (Ảnh chụp màn hình)

Lý Nhược Thu rất thích xem khiêu vũ và thường đưa Lan Châu đi xem cùng. Do đó, Lan Châu rất mê khiêu vũ, và lén tự tập luyện ở nhà. Cô cảm thấy khiêu vũ có thể giải phóng những áp lực kìm nén trong lòng mà mẹ đã gây ra cho cô.

Năm 13 tuổi, một chiều hè, Lan Châu tình cờ nghe được hai người hầu nói về cái chết của vợ lẽ Ngọc Nhi. Họ còn nói rằng Lan Châu càng lớn trông càng giống Ngọc Nhi. Khi nghe được bí mật đen tối của gia tộc và thân thế của chính mình, trong lòng Lan Châu vô cùng sửng sốt. Một đêm khi đi qua phòng khách, cô chợt nghe thấy bà và cha nói chuyện. Cô bèn núp vào một bên, muốn nghe xem họ sẽ nói những gì.

Bà nội nói: “Lan Châu thật sự rất giống Ngọc Nhi”.

Cha nói: “Vậy sao? Con đã quên mất Ngọc Nhi trông như thế nào”.

Bà lại hỏi: “Không phải con kể rằng lúc hấp hối Ngọc Nhi nói với con rằng hi vọng sau này cùng con một vợ một chồng, việc này con cũng quên rồi sao?”

Người cha nói: “Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Ai biết được kiếp sau sẽ như thế nào?”

Bà nội thở dài, nói: “Có lẽ để con lấy Ngọc Nhi làm thiếp là sai rồi. Ngọc Nhi hết lòng vì con, đáng tiếc con lại không có bất kỳ tình cảm nào với cô ấy”.

Người cha nói: “Dù sao thì cô ấy cũng có địa vị thấp kém, khi mua cô ấy về nhà chúng ta mới 6 tuổi, còn con 12 tuổi. Con chỉ xem cô ấy như một đứa trẻ tội nghiệp. Bên cạnh đó, cô ấy cũng chẳng có tác dụng gì cho việc kinh doanh”.

Bà nội nói: “Ta không ngờ Ngọc Nhi lại có tính khí mạnh mẽ như vậy, Ngọc Nhi chết rồi, lòng ta cũng đau buồn. Ta hối hận để con lấy cô ấy. Trước đó Lưu Chân, ông chủ cửa hàng lụa xin ta được lấy Ngọc Nhi. Ta đã từ chối. Nếu sớm biết sẽ như thế này, chẳng bằng ta gả Ngọc Nhi cho ông ta, lại còn kết giao được với một nhà giàu”.

Cha Lan Châu kinh ngạc thốt lên: “Đại thiếu gia họ Lưu”.

Bầu không khí im lặng bao trùm phòng khách. Lan Châu lặng lẽ trở về phòng. Nước mắt cô chảy dài. Cha đã quên mẹ, ngay cả sự tồn tại của chính cô cũng không thể khiến cha nhớ đến mẹ.

Kể từ đó, Lan Châu sống trong sự phỏng đoán về mẹ mình. Một ngày nọ, cô nhìn vào gương và vẽ một bức chân dung chính mình. Hình ảnh người mẹ như hiện rõ trong cô.

Thời gian trôi qua, Lan Châu trở nên duyên dáng yêu kiều, ngày càng xinh đẹp. Bà Hồ bắt đầu lên kế hoạch tìm chồng cho cháu gái. Bà thường đưa cháu gái đi dự tiệc. Vẻ đẹp của Lan Châu khiến rất nhiều người bị thu hút.

Một hôm, người hầu A Phúc chạy đến nói với Lan Châu: “Ông chủ Lưu từ cửa hàng lụa mang hậu lễ tới cầu hôn, muốn lấy cô làm vợ lẽ, cũng sẽ rót một khoản tiền vào xưởng nhà họ Hồ. Bà Hồ đã đồng ý rồi”.

Một hôm, người hầu A Phúc chạy đến nói với Lan Châu: “Ông chủ Lưu từ cửa hàng lụa mang hậu lễ tới cầu hôn, muốn lấy cô làm vợ lẽ, cũng sẽ rót một khoản tiền vào xưởng nhà họ Hồ. Bà Hồ đã đồng ý rồi” (Ảnh chụp màn hình)
Một hôm, người hầu A Phúc chạy đến nói với Lan Châu: “Ông chủ Lưu từ cửa hàng lụa mang hậu lễ tới cầu hôn, muốn lấy cô làm vợ lẽ, cũng sẽ rót một khoản tiền vào xưởng nhà họ Hồ. Bà Hồ đã đồng ý rồi” (Ảnh chụp màn hình)

Lan Châu hỏi: “Người đó tên là Lưu Chân?”

A Phúc đáp: “Vâng, khi tôi đang rót trà, tôi thấy tên đó được viết trên phong bì màu đỏ. Nghe nói Lưu Chân chỉ lớn nhị thiếu gia mấy tuổi. Chuyện này làm sao có thể thế được?”.

Lan Châu nói: “Tôi đã biết, cám ơn cô đã nói cho tôi”.

Vài ngày sau, vào một đêm, Lan Châu mang theo tiền, và cùng với sự giúp đỡ của A Phúc, cô đã rời khỏi gia đình họ Hồ. Cô đến một phòng khiêu vũ sang trọng ở một quận gần Thiên Tân để xin việc. Ông chủ của phòng khiêu vũ là một người đàn ông trung niên đứng đắn. Ông hết sức tò mò nhìn cô gái xinh đẹp với khí chất quý phái trước mặt. Sự trưởng thành của Lan Châu hoàn toàn không tương xứng với tuổi tác của cô.

Cô nói tên cô là Mặc Khả và muốn trở thành một vũ công, đồng thời cô cẩn thận liệt kê các điều kiện. Điều quan trọng nhất cô đưa ra là bán nghệ thuật, chứ không bán thân. Đối với ông chủ mà nói, làm sao có thể bỏ lỡ một cô gái xinh đẹp chắc chắn sẽ thu hút khán giả. Ông bị cô gái bí ẩn này hấp dẫn, đã đồng ý với tất cả các điều kiện cô đưa ra, và ký hợp đồng. Sau đó ông dặn dò vũ công dạy Mặc Khả.

Vũ công hết sức kinh ngạc trước vòng eo mềm mại của Mặc Khả, hơn nữa cô còn có khả năng lĩnh hội cực kỳ mạnh mẽ, lại có thể chịu đựng gian khổ. Người vũ công hướng dẫn cảm thấy rất hài lòng. Hai tháng sau Mặc Khả có thể bước lên sân khấu, lấy nghệ danh là Nhất Trượng Hồng.

Nhận người thân

Khi cô xuất hiện lập tức trở nên nổi tiếng, danh tiếng của cô bay xa khắp nơi. Một ngày nọ, Hồ Giang có việc kinh doanh đi tới quận này. Ông được mời đến phòng khiêu vũ xem buổi biểu diễn của Nhất Trượng Hồng. Nhìn thoáng qua, ông đã nhận ra vũ công nổi tiếng này chính là con gái Lan Châu đã bỏ nhà đi. Trong tâm ông vừa kinh ngạc vừa tức giận. Ông lập tức đi vào hậu trường để tìm Lan Châu và yêu cầu con trở về nhà. Nhìn người cha đang tức giận, Lan Châu nói: “Cha, từ nhỏ đến lớn cha có bao giờ ôm con không? Người con quanh năm bị thím cấu véo, xanh tím khắp cả. Cha có biết không?”. Hồ Giang nghe mà im lặng, không nói được gì.

Sau này, cứ mười ngày, nửa tháng, Hồ Giang tới thăm Lan Châu, mong con gái quay trở về nhà. Để cho cha nhớ về mẹ, Lan Châu đã biên đạo một điệu nhảy mới tên là “Quyến luyến”. Sau khi xem tiết mục này, Hồ Giang mới nhận ra Ngọc Nhi rất si tình với ông. Ông kinh ngạc và hoang mang không biết làm sao Lan Châu biết được những sự việc này.

Sau buổi biểu diễn, Lan Châu mời cha uống trà. Hồ Giang một lần nữa cầu xin con gái quay về nhà. Lan Châu nói: “Cha, bà nội muốn con làm vợ lẽ Lưu Chân đúng không?”

Hồ Giang nói: “Con không muốn làm vợ lẽ, cha sẽ chọn một gia đình khác cho con làm vợ cả”.

Lan Châu nói: “Cha, cha có hiểu điệu nhảy đó không?”

Hồ Giang gật đầu.

Lan Châu lại nói: “Cha có còn nhớ lời hứa với mẹ không?”

Hồ Giang nghi ngờ nhìn con gái. Lan Châu nói: “Cha, mẹ hi vọng kiếp sau sẽ là vợ chồng. Cha đã đồng ý, lẽ nào cha quên? Nếu cha vẫn nhớ lời hứa, thì kiếp sau chúng ta vẫn là người một nhà, con vẫn là con của cha”.

Hồ Giang nghi ngờ nhìn con gái. Lan Châu nói: “Cha, mẹ hi vọng kiếp sau sẽ là vợ chồng. Cha đã đồng ý, lẽ nào cha quên? Nếu cha vẫn nhớ lời hứa, thì kiếp sau chúng ta vẫn là người một nhà, con vẫn là con của cha” (Ảnh chụp màn hình)
Hồ Giang nghi ngờ nhìn con gái. Lan Châu nói: “Cha, mẹ hi vọng kiếp sau sẽ là vợ chồng. Cha đã đồng ý, lẽ nào cha quên? Nếu cha vẫn nhớ lời hứa, thì kiếp sau chúng ta vẫn là người một nhà, con vẫn là con của cha” (Ảnh chụp màn hình)

Hồ Giang gật đầu, nhìn con gái rơi nước mắt. Ông chỉ cảm thấy bối rối không thể giải thích được. Và ông cũng không ngờ được đó là lần cuối cùng nhìn thấy con gái trong kiếp đó.

Khi lần sau ông trở lại thành phố thăm con gái thì Lan Châu đã biến mất.

Chân tình

Ngay khi Hồ Giang phát hiện ra rằng Nhất Trượng Hồng là con gái của mình, lúc này xuất hiện một doanh nhân trẻ tên là Kim Thần khoảng 28 tuổi tới từ Bắc Kinh. Cha của Kim Thần mất sớm, không lâu sau mẹ cũng qua đời. Trong nhà có một vị nhị nương, là người lương thiện. Thầy bói nói Kim Thần không nên kết hôn sớm, nên anh vẫn cứ mãi đơn thân.

Khi xem biểu diễn của Nhất Trượng Hồng, Kim Thần đã yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trực giác nói với anh rằng Nhất Trượng Hồng là một tiểu thư nhà giàu. Vì vậy, sau màn trình diễn, anh mời cô đi uống trà. Trong khi trò chuyện, Kim Thần biết được tên của Nhất Trượng Hồng là Mặc Khả. Sau đó, Kim Thần thường đến phòng khiêu vũ để thăm Mặc Khả và mời cô uống trà.

Trong thời gian gặp gỡ, cả hai dần tìm hiểu về gia cảnh của nhau. Lan Châu cảm nhận sâu sắc tình yêu và sự ngưỡng mộ mà Kim Thần dành cho cô. Cô cũng nhận ra rằng Kim Thần là một người đàn ông có trái tim vô cùng ấm áp, nhân ái. Điều này khiến trái tim lạnh lùng của Lan Châu xinh đẹp bắt đầu tan chảy.

Một hôm Kim Thần không mời Mặc Khả đi uống trà, thay vào đó, anh trịnh trọng mời cô đi ăn tối. Trong bữa tiệc, Kim Thần cầu hôn Lan Châu và hứa sẽ không bao giờ lấy vợ lẽ. Lan Châu có chút do dự, dù sao đây cũng không phải là cưới hỏi chính thức. Kim Thần nói: “Em không cần phải đồng ý ngay. Em có thời gian để suy nghĩ”.

Trong lúc do dự đó, Lan Châu gặp cha và cha lại cầu xin cô quay về nhà. Ông còn hứa sẽ tìm một người chồng tốt cho cô, cô sẽ không phải làm thê thiếp. Lan Châu biết rõ việc cha tìm chồng cho mình sẽ không thể tránh khỏi những tính toán lợi ích. Nhưng cô không muốn làm cha buồn. Vì vậy, cô đã tìm tới Kim Thần, vào đêm hôm đó cô rời khỏi thành phố.

Kiếp sau

Lan Châu tới Bắc Kinh và kết hôn với Kim Thần. Cô sống trong khuôn viên gia đình họ Kim, hạ sinh một bé trai và một bé gái. Để tưởng nhớ mẹ, cô đặt tên con gái lớn là Niệm Ngọc, con trai là Hoài Ngọc (Ảnh chụp màn hình)
Lan Châu tới Bắc Kinh và kết hôn với Kim Thần. Cô sống trong khuôn viên gia đình họ Kim, hạ sinh một bé trai và một bé gái. Để tưởng nhớ mẹ, cô đặt tên con gái lớn là Niệm Ngọc, con trai là Hoài Ngọc (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi nhị nương của Kim Thần biết được thân thế thật của Lan Châu, bà đối xử rất tốt với cô. Trong mắt những người hầu, hai người giống như mẹ con vậy. Một ngày nọ, Lan Châu đang chơi với đứa con trai bốn tuổi trong sân. Cô con gái chạy đến, tay cầm chiếc váy đỏ tươi, hỏi: “Mẹ ơi váy này của ai?”.

Lan Châu nhìn qua nhận ra chính là chiếc váy cô hay mặc năm đó khi khiêu vũ. Cô cười và trách con: “Niệm Ngọc lại lục tủ quần áo của mẹ."

Cô con gái nói: “Mẹ không nói thì con về hỏi bố”.

Lúc này, một giọng nói khoan khoái cất lên: “Niệm Ngọc, con định hỏi bố về toán học à?”.

Niệm Ngọc nhanh chóng giấu chiếc váy ra sau lưng. Kim Thần nhìn cô con gái nghịch ngợm và nói một cách yêu thương: “Đưa chiếc váy cho bố, con đi học đi”.

Sau khi con gái rời đi, Kim Thần nói với Lan Châu: “Khi nhìn thấy chiếc váy này, anh nhớ lại năm đó. Lần đầu nhìn thấy em, anh đã biết em là định mệnh của anh. À anh nghe nói bà nội em đã qua đời, và cha cũng đã rất già. Lần này anh đến Thiên Tân, đưa em tới thăm ông, được chứ?”

Lan Châu lắc đầu nói: “Em và cha hẹn kiếp sau lại làm người một nhà. Đời này em sẽ không gặp ông nữa, cảm ơn anh”.

Kim Thần nói: “Cảm ơn gì chứ, đều là việc nên làm. Anh chỉ muốn biết kiếp sau, em sẽ để anh ở vị trí nào?”.

Lan Châu mỉm cười: “Nhất định đó phải là vị trí của người thân”.

Sau khi nói xong, Lan Châu giao con trai cho Kim Thần trông. Còn cô đi tới Phật đường và quỳ xuống một cách thành kính. Hơn 10 năm nay, cô đều phát nguyện trước tượng Phật như thế, mong kiếp sau lại được làm con của mẹ cô, mong cha có thể ở bên cạnh mẹ. Cô còn cầu nguyện: “Mẹ ơi, nếu kiếp sau được ở bên nhau, hãy lưu lại dấu ấn vết thương khi mẹ còn sống. Gia đình chúng ta nhất định sẽ ở bên nhau”.

Cô còn cầu nguyện: “Mẹ ơi, nếu kiếp sau được ở bên nhau, hãy lưu lại dấu ấn vết thương khi mẹ còn sống. Gia đình chúng ta nhất định sẽ ở bên nhau” (Ảnh chụp màn hình)
Cô còn cầu nguyện: “Mẹ ơi, nếu kiếp sau được ở bên nhau, hãy lưu lại dấu ấn vết thương khi mẹ còn sống. Gia đình chúng ta nhất định sẽ ở bên nhau” (Ảnh chụp màn hình)

Nhị nương cũng biết rõ mong muốn của Lan Châu, và trong tâm bà cũng mong kiếp sau được bên cạnh Kim Thần, Lan Châu. Bà cầu mong Thiên thượng tác thành. Vậy là có cảnh bắt đầu câu chuyện.

Người con gái của người tu hành chính là Ngọc Nhi đã tự tử năm xưa. Đời này cô vẫn tên là Ngọc Nhi. Cha của Ngọc Nhi là nhị nương của Lan Châu kiếp trước.

Người chồng Tiểu Giang của cô chính là Hồ Giang kiếp trước. Con trai cả của Ngọc Nhi là người vợ cả Lý Nhược Thu của Hồ Giang.

Con trai út của Ngọc Nhi chính là Lan Châu.

Ở kiếp trước, Lan Châu luôn bị Lý Nhược Thu cấu véo thâm tím người, lại còn không cho cô kêu khóc. Đời này, con trai út cấu véo anh trai cũng không khóc.

Ở kiếp này Ngọc Nhi có một em gái, chính là dì của con trai Ngọc Nhi. Người dì này chính là Kim Thần chuyển sinh. Cô ấy đối xử rất tốt với chị gái mình. Năm 2017, cô hạ sinh một bé gái. Bé gái này chính là hầu gái A Phúc kiếp trước chuyển sinh. Vì có sự giúp đỡ của cô mà Kim Thần lấy được Lan Châu, cô có ân với nhà họ Kim, nên đời này họ thành người một nhà.

Duyên phận quả thực là kỳ diệu. Chúng ta có lẽ không biết được cơ duyên nào đã gắn kết người nhà chúng ta với nhau. Tuy nhiên, cho dù đó là thiện duyên hay ác duyên, đó đều là duyên. Thiện duyên báo ân, ác duyên hoàn nợ, không còn nợ toàn thân nhẹ nhàng. Nên là thiện duyên hay ác duyên đều là duyên tốt.

Theo Xinbuxinyouni

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Những mối nhân duyên nào tác thành hôn nhân đời này