Những ngôi mộ bí ẩn ở đáy Thái Bình Dương: Người tiết lộ đều đột tử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo sư Sugiura lao vào đống dữ liệu để nghiên cứu bí mật nghĩa địa dưới đáy biển, chuẩn bị công bố cho cả thế giới biết sự thật, nhưng ngay sau đó ông đã qua đời vì một cơn bạo bệnh. Để thực hiện ước nguyện của Sugiura, người nhà của ông đã ủy nhiệm cho giáo sư sử học Seiichi Izumi biên dịch bản thảo. Nhưng điều khiến mọi người kinh sợ là giáo sư Seiichi Izumi sau đó cũng đột ngột qua đời.

Có một hòn đảo xinh đẹp và bí ẩn ở Liên bang Micronesia trên bờ biển phía tây Thái Bình Dương tên là Pohnpei. Người ta nói rằng nó từng là một trong những bộ phận nền văn minh Inca Mỹ Latinh cổ đại. Trong khu vực một hòn đảo nhỏ tên là Temwen, khoảng nửa thế kỷ trước, người ta đã phát hiện ra những mộ dưới đáy biển được bao quanh bởi những cột đá, được gọi là những ngôi mộ Nan Madol. Sự việc này đã gây chấn động một thời, hòn đảo Temwen đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước vì điều này, và nó trở thành mục tiêu của nhiều nhà khảo cổ học và nhà thám hiểm.

Bản đồ khu vực Nan Madol. (Wikimedia Commons)
Bản đồ khu vực Nan Madol. (Wikimedia Commons)

Khi nước biển dâng cao, hòn đảo nhỏ này trông không khác gì những hòn đảo nhỏ khác biệt lập giữa đại dương, nhưng khi mực nước rút, người ta có thể nhìn rõ những rặng san hô trên mặt nước. Giữa các rặng san hô có hơn 50 kênh nước rất lớn được xây dựng nhân tạo, xung quanh những kênh nước có vô số cột đá tròn rất kiên cố, nhỏ hơn cột điện bê tông ven đường một chút. Theo người dân địa phương, đây là nghĩa trang của các tù trưởng đời trước, vì không muốn người ngoài xâm phạm người chết nên các ngôi mộ được xây dựng trên những bãi đá ngầm, nơi người sống khó ra vào.

Khi nước biển dâng cao, hòn đảo nhỏ này trông không khác gì những hòn đảo nhỏ khác biệt lập giữa đại dương, nhưng khi mực nước rút, người ta có thể nhìn rõ những rặng san hô trên mặt nước.
Khi nước biển dâng cao, hòn đảo nhỏ này trông không khác gì những hòn đảo nhỏ khác biệt lập giữa đại dương, nhưng khi mực nước rút, người ta có thể nhìn rõ những rặng san hô trên mặt nước. (Ảnh chụp video)

Năm 1920, Sugiura, một nhà sinh vật học Nhật Bản và là giáo sư tại Đại học Tokyo, đã đến hòn đảo này. Để khám phá bí mật nghĩa địa ngầm dưới biển, nhân viên của ông đã tìm một tù trưởng, muốn ông ta nói ra bí mật của nghĩa địa. Vị tù trưởng bày tỏ việc này vạn lần không thể được, Nữ Thần Biển mà các tù trưởng trên đảo đời đời thờ cúng đang bảo vệ các vong linh dưới đáy biển, bất kỳ người nào làm kinh động đến chủ nhân của nghĩa địa sẽ khiến nữ Thần nổi giận và sẽ bị trừng phạt. Sugiura cho rằng điều này là vô căn cứ và ép buộc tù trưởng phải chỉ đường đến nghĩa trang. Vài ngày sau đó tù trưởng bị sét đánh chết.

Giáo sư Sugiura đã đi vào ngôi mộ dưới đáy biển thông qua một lối đi bí mật mà tù trưởng đã chỉ cho, và có được thông tin đầu tiên về nghĩa địa. Sau khi trở ra, giáo sư Sugiura lao vào đống dữ liệu để nghiên cứu bí mật nghĩa địa dưới đáy biển, chuẩn bị công bố cho cả thế giới biết sự thật, nhưng ngay sau đó ông đã qua đời vì một cơn bạo bệnh.

Theo người dân địa phương, đây là nghĩa trang của các tù trưởng đời trước, vì không muốn người ngoài xâm phạm người chết nên các ngôi mộ được xây dựng trên những bãi đá ngầm, nơi người sống khó ra vào.
Theo người dân địa phương, đây là nghĩa trang của các tù trưởng đời trước, vì không muốn người ngoài xâm phạm người chết nên các ngôi mộ được xây dựng trên những bãi đá ngầm, nơi người sống khó ra vào. (Wikimedia Commons)

Để thực hiện ước nguyện của Sugiura, người nhà của ông đã ủy nhiệm cho giáo sư sử học Seiichi Izumi biên dịch bản thảo. Nhưng điều khiến mọi người kinh sợ là giáo sư Seiichi Izumi sau đó cũng đột ngột qua đời. Các nhà nghiên cứu khác nhớ đến "lời nguyền của Nữ Thần Biển" mà giáo sư Sugiura đã nói trước khi chết, hễ ai muốn nghiên cứu nghĩa trang này thì ắt sẽ phải chết đột ngột khiến mọi người sợ hãi đốt hết tất cả các tài liệu.

Vài năm sau, một nhà khảo cổ học người Đức là Bernard đến đảo quốc đầy bí ẩn này. Sau khi tìm hiểu tình hình địa lý của các ngôi mộ dưới đáy biển, Bernard đã chuẩn bị vật tư và nhân sự chuẩn bị cho việc khai quật. Nhưng ngay trước khi chuẩn bị khai quật, Bernard cũng phải chịu vận mệnh chết đột ngột, "lời nguyền của Nữ Thần Biển" lại một lần nữa ứng nghiệm. Kể từ đó, mọi người đã áp dụng thái độ tránh xa nơi bí ẩn này, và các nhà khoa học đã đưa nó vào danh sách "ẩn số khoa học nhân văn" bí ẩn giống như tam giác quỷ Bermuda.

Những cái chết đột ngột liên tục của các nhà khoa học ghé thăm nơi đây đã buộc nhiều người phải áp dụng thái độ tránh xa nơi bí ẩn này, đồng thời đưa nó vào danh sách "ẩn số khoa học nhân văn" bí ẩn giống như tam giác quỷ Bermuda.
Những cái chết đột ngột liên tục của các nhà khoa học ghé thăm nơi đây đã buộc nhiều người phải áp dụng thái độ tránh xa nơi bí ẩn này, đồng thời đưa nó vào danh sách "ẩn số khoa học nhân văn" bí ẩn giống như tam giác quỷ Bermuda. (Ảnh chụp video)

Năm 1970, nhà sinh vật học người Nhật Bản Yohei Shirai đã đến Tây Thái Bình Dương để điều tra sinh vật biển, nhân tiện tiến hành một chuyến thám hiểm đến nghĩa địa thần bí dưới đáy biển này. Ông thuê một chiếc thuyền máy nhỏ, chở hai người tùy tùng và đi thuyền vào hòn đảo được bao quanh bởi những cột đá khi thủy triều xuống vào một buổi chiều đầy nắng. Khi vừa đặt chân lên đảo, họ đã thấy một tòa kiến trúc hình dáng như miếu Thần được tạo nên từ những cột đá bazan, bức tường đá được chia thành hai phần: bên trong và bên ngoài. Khi họ từ bên ngoài bước vào bên trong, bầu trời vốn vẫn còn trong xanh không một gợn mây lúc nãy bỗng nhiên mây đen che kín bầu trời, tiếp theo là sấm chớp lóe lên, trong chốc lát, một cơn mưa lớn như trút nước giáng xuống.

Cả ba người kinh hãi trước thời tiết bất ngờ, họ quay lại và nhanh chóng lên thuyền và rời khỏi nơi chẳng lành này. Điều khiến người ta kinh ngạc là ngay khi thuyền vừa rời đi thì lập tức mưa tạnh và mặt trời mọc trở lại. Sau đó, Shirai Yohei đến thỉnh giáo một tù trưởng địa phương, vị tù trưởng nói với ông rằng: "Ở đây hoàn toàn không có một giọt mưa nào. Đây là lời cảnh báo của người chết để các ông không vào nghĩa địa của họ. Nếu các ông dám xúc phạm thì Thần Biển bảo hộ họ sẽ không tha cho các ông đâu. Có thể sẽ làm lật thuyền của các ông, khiến các ông không bao giờ trở lại”.

Cấu trúc tường ở Nan Madol được tạo ra bởi các cột đá bazan xếp chồng theo chiều dọc, điều này giúp cho bức tường trở nên vững chắc nhờ độ dày của nó.
Cấu trúc tường ở Nan Madol được tạo ra bởi các cột đá bazan xếp chồng theo chiều dọc, điều này giúp cho bức tường trở nên vững chắc nhờ độ dày của nó. (Wikimedia Commons)

Gần đây, một đoàn điều tra khoa học từ Hoa Kỳ đã đến địa điểm này và mang theo nhiều thiết bị thăm dò khoa học tiên tiến và thiết bị radar. Thông qua việc trắc định các-bon các mẫu lấy từ các cột đá, các nhà khoa học cho rằng khu nghĩa địa này được xây dựng khoảng năm 1200. Các cột đá giống như đá bazan núi lửa ở phía bắc đảo, từ đó suy ra nguyên liệu làm cột đá lấy từ mỏ đá phía bắc đảo, sau khi gia công tại chỗ được vận chuyển về đây để lắp đặt. Vào thế kỷ 12, người cai trị hòn đảo là triều đại Saudeleur thịnh vượng, triều đại này kéo dài hơn 200 năm, dân số trên đảo khi đó vào khoảng 3.000 người.

Theo ước tính của nhóm điều tra, nếu một công trình quy mô lớn như vậy được hoàn thành trong vòng 200 năm, ít nhất 10.000 lao động cần được huy động. Vì số lượng cột đá đơn lẻ lên đến hàng chục nghìn, và lực lượng lao động hiện có trên đảo lúc đó chưa đến 1.000 người, điều này đã để lại một bí ẩn lịch sử chưa được giải đáp. Các chuyên gia cho rằng để giải đáp bí ẩn này, việc đầu tiên phải làm là lấy quan tài và đồ tùy táng trong lăng mộ ra, nhưng để làm được điều này, bạn phải vượt qua cánh cửa của "lời nguyền" và sự "trả thù" của Thần Biển thì mới vào được nghĩa địa để khai quật, khảo cổ và khám phá bí ẩn lịch sử này.

Tường Hòa
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Những ngôi mộ bí ẩn ở đáy Thái Bình Dương: Người tiết lộ đều đột tử